TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CARRAGEENAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 29 - 31)

Hình 3.2 Carrageenan chiết tự nhiên

1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CARRAGEENAN

LECTIN TỪ RONG BIỂN TRONG NƯỚC

1.3.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu carrageenan từ rong biển trong nước

Tại vùng biển Việt Nam có hơn 800 lồi rong biển thuộc tất cả các bộ của các ngành rong đã được công bố trên thế giới, trong đó có gần 40 lồi rong đỏ chứa carrageenan với hàm lượng cao. Rong đỏ, K. striatus, K. alvarezii và E. denticulatum là các loài rong kinh tế, đang được nuôi trồng rộng rãi ở nước ta cho mục đích sử dụng làm thực phẩm hoặc làm nguồn nguyên liệu để sản xuất carrageenan. Nước ta là một nước nhiệt đới, có bờ biển dài với khí hậu thuận lợi cho việc ni trồng và phát triển nhiều loại rong có giá trị kinh tế cao. Kể từ khi du nhập vào nước ta từ năm 1993 cây rong sụn (K. alvarezii Maxwell Doty, 1972) tỏ ra thích hợp với khí hậu Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền trung.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu carrageenan tại Việt Nam chủ yếu từ các loài rong sụn đã được nuôi trồng rộng rãi như K. alvarezii, K. striatus, E. denticulatum. Các loài rong này được nuôi trồng tại các tỉnh ven biển Việt Nam từ Đà Nẵng đến Kiên Giang. Tại Khánh Hịa rong được ni trồng nhiều ở Cam Ranh, vịnh Vân Phong, Ninh Hòa và xung quanh đảo Trường Sa. Rong sụn thường được trồng theo mơ hình kết hợp với ni các lồi thủy sản

khác, đây là dạng mơ hình ni trồng kết hợp đang được quan tâm phát triển ở nước ta hiện nay [55].

Các nghiên cứu về biến động của hàm lượng và chất lượng carrageenan của các lồi rong được ni trồng phổ biến ở Việt Nam đã chỉ rõ hàm lượng carrageenan biến động từ 45,6 – 49,8 % ở rong K. alvarezii [53], hàm lượng carrageenan biến động từ 25,1 – 28,7 % và độ bền gel từ 555 – 935 g.cm⁻² trong nghiên cứu từ tháng 11/2014 đến tháng 9/2015 ở rong K. striatus [54]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về sự thay đổi hàm lượng và chất lượng carrageenan từ loài rong B. gelatinus được thu hoạch tự nhiên.

1.3.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lectin từ rong biển trong nước nước

Với toàn bộ lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, Việt Nam sở hữu sự đa dạng rất lớn của các loài sinh vật biển. Sự đa dạng này là tiềm năng khai thác các hợp chất hoạt tính sinh học từ các loài sinh vật biển, bao gồm lectin. Tuy nhiên cho đến nay các công bố về lectin từ sinh vật biển ở nước ta vẫn cịn hạn chế, chỉ có một vài cơng bố của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang dựa trên kết quả sàng lọc hemagglutinin từ rong biển Việt Nam và động vật thân mềm biển [37, 29, 56], tinh chế và mô tả đặc tính của lectin từ rong đỏ K. alvarezii, K. striatus, E. denticulatum, G. salicornia, H. eucheumatoides và từ

bọt biển Stylissa flexibilis [57, 58, 59, 60, 61, 62], các dòng cDNA mã hóa

lectin từ rong K. striatus và E. denticulatum [58, 63, 64].

Về sự biến động qua các tháng trong năm của hàm lượng protein và hoạt tính ngưng kết hồng cầu của dịch chiết lectin từ các loài rong ở Việt Nam, chỉ có nghiên cứu từ các rong đỏ đang nuôi trồng K. alvarezii K. striatus, chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa các mùa, thường có hàm lượng và

hoạt tính cao hơn vào các tháng mùa lạnh từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau và hàm lượng thấp hơn từ tháng 4 đến tháng 9 [53, 54].

Nhờ sự phong phú, đa dạng các loài rong biển, cùng với các hợp chất có hoạt tính sinh học chiết xuất từ chúng, rong biển Việt Nam đang là nguồn

tiềm năng để khai thác các hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm lectin để sử dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, y sinh, hóa sinh và ni trồng thủy sản. Chính vì vậy, các nghiên cứu về sự thay đổi của hàm lượng protein và hoạt tính lectin ở một số loài rong đỏ là cần thiết để làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn về khả năng khai thác, nuôi trồng rong biển và ứng dụng của lectin chiết xuất từ chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)