QUAN
- Phân tích thống kê sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xác định giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các kết quả.
- Phương pháp phân tích One-way ANOVA của phần mềm Microsoft Excel được dùng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm số liệu của 3 tháng thu mẫu.
- Nếu phân tích ANOVA chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm số liệu, sử dụng phương pháp phân tích T-test của phần mềm Microsoft Excel để kiểm tra sự khác biệt giữa từng tháng với nhau.
- Hệ số Pearson được dùng để xác định hệ số tương quan giữa các yếu tố môi trường với hàm lượng carrageenan, hàm lượng protein và hoạt tính ngưng kết hồng cầu [85], dùng phương pháp phân tích Correlation trong phần mềm Microsoft Excel.
- Hồi quy đa biến được sử dụng để xác định sự đóng góp riêng lẻ của các yếu tố môi trường đến các biến thể hàm lượng carrageenan, hàm lượng protein và hoạt tính ngưng kết hồng cầu của dịch chiết lectin, dùng phương pháp Regression trong phần mềm Microsoft Excel.
- Các phương pháp thống kê sử dụng số liệu thô với 3 lần lặp lại. Các phương pháp xác định hệ số tương quan và hồi quy đa biến sử dụng giá trị trung bình của số liệu ở các tháng.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. TỈ LỆ RONG TƯƠI/BỘT RONG KHÔ TỪ RONG ĐỎ B. GELATINUS
Bảng 3.1. Tỉ lệ rong tươi/bột rong khô từ rong đỏ B. gelatinus thu từ tháng 3 đến tháng 5/2021
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5
Tỉ lệ rong tươi/bột rong khô 6 ± 0,7 5,6 ± 0,4 6,8 ± 0,5
Số liệu là giá trị trung bình của 3 mẫu rong tại khu vực thu mẫu.
Mẫu rong tươi sau khi qua chu trình nghiền và phơi khô thu được bột rong khô (Hình 3.1), cân lại khối lượng bột rong khô và xác định tỉ lệ so với rong tươi, kết quả được trình bày trong Bảng 3.1.
So với các loài rong thuộc chi Kappaphycus được nuôi trồng phổ biến có tỉ lệ rong tươi/khô thường từ 7 – 10 [72, 79, 80], rong đỏ B. gelatinus thu hoạch tự nhiên có tỉ lệ thấp hơn với các giá trị từ 5,6 – 6,8. Sự khác biệt này có thể do rong B. gelatinus thu hoạch tự nhiên còn các loài rong thuộc chi
Kappaphycus được nuôi trồng tập trung trong một khu vực nhỏ với chu kỳ 2 tháng. Qua tỉ lệ rong tươi/khô cũng có thể đánh giá sơ bộ chất lượng rong đỏ
Hình 3.1. Bột rong khô từ rong đỏ B. gelatinus