Các phương pháp xác định tính chất hóa-lý để đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 25 - 26)

Hình 3.2 Carrageenan chiết tự nhiên

1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CARRAGEENAN TỪ

1.1.5. Các phương pháp xác định tính chất hóa-lý để đánh giá chất lượng

lượng carrageenan

1.1.5.1. Các phương pháp xác định tính chất hóa học

- Xác định hàm lượng carbohydrate trong carrageenan:

Theo phương pháp của Dubois (1956) [17], dùng D-galactose làm chuẩn. Lấy dung dịch chuẩn ở các nồng độ galactose từ khác nhau cho vào mỗi ống nghiệm, trộn đều với dung dịch mẫu. Thêm vào mỗi ống nghiệm dung dịch phenol, lắc đều các ống nghiệm và giữ trong 10 phút ở nhiệt độ phòng. Thêm dung dịch H2SO4 đậm đặc, lắc đều các ống nghiệm và giữ các ống nghiệm trong chậu nước lạnh trong 20 phút và đo độ hấp thụ ở bước sóng 490 nm.

- Xác định hàm lượng 3,6-anhydrogalactose trong carrageenan:

Theo phương pháp của Yaphe, Arsenault (1965) [18], dùng D-fructose làm chuẩn. Lấy dung dịch chuẩn, nước cất và dung dịch mẫu cho vào ống nghiệm. Làm lạnh các ống nghiệm trong đá, sau đó thêm thuốc thử resorcinol-acetal lạnh vào mỗi ống nghiệm. Trộn đều các ống nghiệm và đun ở 80 oC trong 10 phút. Làm lạnh ống nghiệm trong chậu đá và đo độ hấp thụ ở bước sóng 555 nm.

Hàm lượng của 3,6-anhydrogalactose được xác định với chuẩn D- fructose và theo hệ số giữa 3,6-anhydrogalactose/D-fructose.

- Xác định hàm lượng sulfate trong carrageenan:

Theo phương pháp của Terho, Hartiala (1971) [19], dùng Na2SO4 làm chuẩn.

Lấy dung dịch chuẩn, dung dịch mẫu và nước cất cho vào các ống nghiệm, thêm ethanol 96 % vào các ống nghiệm, trộn đều. Sau đó, thêm dung dịch đệm BaCl2 và dung dịch rhodizonate sodium, trộn đều. Giữ các ống nghiệm trong tối ở nhiệt độ phòng trong 10 phút và đo độ hấp thụ ở bước sóng 520 nm.

1.1.5.2. Xác định tính chất vật lý của carrageenan

Xác định nhiệt độ đông và nhiệt độ tan và độ bền gel của carrageenan theo phương pháp của Hellebust, Craige (1978) [15].

- Xác định nhiệt độ đông của carrageenan:

Cho vào mỗi ống nghiệm dung dịch carrageenan 1,5 % và giữ các ống nghiệm trong bể điều nhiệt. Hạ nhiệt độ của bể điều nhiệt cho đến khi đặt các viên bi thuỷ tinh rơi xuống giữa ống nghiệm và dừng lại, ghi nhận nhiệt độ đông.

- Xác định nhiệt độ tan của carrageenan:

Cho vào mỗi ống nghiệm dung dịch carrageenan 1,5 % và giữ các ống nghiệm ở nhiệt độ phịng để tạo gel hồn tồn. Đặt lại các ống nghiệm trong bể điều nhiệt, đặt các viên bi thuỷ tinh trên bề mặt gel và tiến hành nâng nhiệt độ bể điều nhiệt cho đến khi nào viên bi rơi xuống đáy ống nghiệm, ghi nhận nhiệt độ tan.

- Xác định độ bền gel của carrageenan:

Đổ dung dịch carrageenan 1,5 % vào đĩa petri để tạo gel. Sau khi mẫu gel đơng ở nhiệt độ phịng, mẫu được đặt vào máy đo sức đông với đầu dị có diện tích tiếp xúc 1 cm2. Các quả cân có khối lượng khác nhau được đặt lên máy cho đến khi đầu dò phá vỡ bề mặt gel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)