Hình 3.2 Carrageenan chiết tự nhiên
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CARRAGEENAN TỪ
1.1.6. Các phương pháp cơ bản phân tích cấu trúc carrageenan
1.1.6.1. Phương pháp phổ hồng ngoại xác định cấu trúc của carrageenan
Đây là một phương pháp đơn giản, thuận tiện được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc của carrageenan. Phép đo này chỉ đòi hỏi một vài milligam mẫu khô được sấy, nghiền và trộn với bột KBr theo tỷ lệ 1:10. Tiến hành đo mẫu, các đặc trưng nhóm chức của một loại carrageenan cho trước được đánh giá tại các số sóng đặc trưng S=O của ester sulfate tại 1240cm-1, CO của 3,6- anhydro-D-galactose tại 930 – 940 cm-1. C-O-S của sulfate axial thứ hai ở C-4
của galactose tại 845cm-1. C-O-S của sulfate equatorial thứ hai ở C-2 của galactose tại 830cm-1. C-O-S của sulfate equatorial thứ nhất ở C-6 của galactose tại 820cm-1. C-O-S của sulfate axial thứ hai ở C-2 của 3,6 anhydro- D- galactose tại 805cm-1 [20].
Dải hấp thụ tại 895-900 cm-1 cũng xuất hiện trên phổ IR của κ- carrageenan. Dải này thường không xuất hiện trên phổ của các carrageenan khơng được desulfate hố [21]. Đây chính là điểm phân biệt giữa carrageenan và các agar. Các peak đặc trưng chính đã có thể đo được trong rong khô ban đầu (carrageenan chiếm 50 – 70%) hoặc sau các phân đoạn chiết carrageenan. Các thành phần ít, ở nồng độ 5 - 7% trọng lượng cũng có thể xác định bằng cách sử dụng kĩ thuật này.
1.6.1.2. Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân xác định cấu trúc của carrageenan
Phổ 1H-NMR của polysaccharide có thể khẳng định độ tinh khiết của mẫu (khơng có mặt của các tín hiệu các oligonucleotide, protein hay lipid) [22]. Phổ cũng có thể cho biết số monosaccharide thực từ số các cộng hưởng proton anomer thơng qua các tín hiệu trong khoảng 4,4 đến 5,8 ppm. Như vậy, dựa vào tỷ lệ tích phân tương đối của các cộng hưởng anome cũng có thể đánh giá tỷ lệ phân tử của các monosaccharide. Về mặt này kết quả phân tích hố học có thể phù hợp với kết quả phân tích 1H NMR. Nhìn chung, kết quả tính tích phân NMR là chính xác so với kết quả phân tích hố học.