Phân loại nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội năm 2012

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61 - 119)

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội năm 2012)

2.2.3. Phân tích nợ xấu của một số khách hàng lớn tại Chi nhánh Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội

Như đã trình bày ở trên, nợ xấu của Chi nhánh tập trung ở một nhóm các khách hàng lớn. Vì một số lý do khách quan và chủ quan, hầu hết các phương án, dự án đầu tư của các khách hàng này gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh

doanh kém hiệu quả, đình trệ, hoặc khả năng thu hồi vốn chậm dẫn đến nợ xấu ngân hàng. Trong phạm vi bài luận văn, tác giả xin phân tích các khoản nợ xấu của một số khách hàng tiêu biểu nhằm đưa ra một cách nhìn trực quan hơn về thực trạng nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội. (Để bảo mật thông tin cho khách hàng, tác giả sẽ không nêu tên cụ thể của các công ty này).

2.2.3.1. Công ty A

- Vốn điều lệ: 300.000.000.000 đồng (Ba trăm tỷ đồng chẵn).

- Dư nợ quy đổi của khách hàng đến 31/12/2012 là: 649.272.129.093 đồng, bao gồm:

+ Vốn vay EIB: 10,940,602.08 EUR + Vốn vay thông thường:

* EUR: 1,449,131.31 EUR * USD: 1,149,819.96 USD * VND: 281.244.635.375 VND

- Mục đích vay vốn: Đầu tư xây dựng cơng trình Phong điện đặt tại tỉnh Bình Thuận.

- Thời hạn cho vay: 14 năm 2 tháng, trong đó ân hạn 02 năm.

- Giới thiệu dự án: Đây là dự án phong điện có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, không chỉ nhắm đến lợi ích về kinh tế mà khi dự án đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tại địa phương, mở ra triển vọng lớn về nguồn năng lượng sạch cho Việt Nam. Là dự án điện gió đầu tiên tại Việt Nam, hoạt động của nhà máy có rất nhiều ưu điểm như: thân thiện với môi trường, không làm ô nhiễm khơng khí như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng, khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnh với những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước, sử dụng năng lượng gió tự nhiên, không khai thác tài nguyên quốc gia, có giá trị về thẩm mỹ và du lịch. Bên cạnh đó, đây là một lĩnh vực đầu tư và khai thác hoàn toàn mới mẻ, cả chủ đầu tư và nhà thầu còn thiếu kinh nghiệm thực hiện dự án, tổng vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động, giá cả đầu vào liên tục leo thang trong khi lợi nhuận đầu ra phụ thuộc phần lớn vào nguồn trợ giá của Chính phủ đã gây ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện dự án.

- Nguyên nhân quá hạn:

Nguyên nhân chủ yếu là do Tổng mức đầu tư tăng mạnh so với giá trị dự toán ban đầu khiến chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn, dự án bị chậm tiến độ và kéo dài thêm 17 tháng, khi đến kỳ trả nợ, đơn vị chưa có doanh thu dẫn đến nợ quá hạn ngân hàng.

Theo hồ sơ thẩm định ban đầu: Dự án có giấy chứng nhận đầu tư bổ sung do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp ngày 03/03/2009; Doanh nghiệp đã có báo cáo.

thẩm tra tổng mức đầu tư, hồ sơ quyết tốn có kiểm tốn.

Theo đó, Tổng mức đầu tư dự án tăng từ 817 tỷ đồng lên 1.450 tỷ đồng (Theo giá trị kiểm tốn cơng trình) là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do giá cả thiết bị Turbine gió tại thời điểm ban đầu lập dự án

thấp hơn so với thực tế ký hợp đồng. Cụ thể: Giá tại thời điểm lập dự án ban đầu là 1.139.000.00 EUR/01 tổ máy, giá ký hợp đồng là 1.202.000.00 EUR/01 tổ máy. Chênh lệch 63.000.00 EUR/tổ máy, tổng giá trị chênh lệch: 34,7 tỷ đống.

Thứ hai: Do giá cột tháp tăng cao, tại thời điểm lập dự án, giá cột tháp còn

thấp do chi phí nguyên vật liệu sản xuất chưa tăng cao, REVN chưa lường trước được những khó khăn trong việc chế tạo sản xuất cột tháp để đạt được tiêu chuẩn, chất lượng của Châu Âu nên REVN dự kiến sẽ mua cột tháp tại Việt Nam.

Thực tế khi thực hiện dự án, giá cả nguyên vật liệu tăng lên rất cao, hàng hóa sản xuất lại mang tính chất kỹ thuật cao, đơn vị cung cấp Turbine yêu cầu cột tháp phải có chứng nhận tiêu chuẩn, chất lượng của Châu Âu, cột tháp thuộc chủng loại hàng hóa siêu trường, siêu trọng nên giá cột tháp tăng lên rất nhiều so với thời điểm ban đầu lập dự án. Cụ thể: Giá cột tháp theo dự toán ban đầu là 62,6 tỷ đồng, giá thực tế khi thực hiện là 209,6 tỷ đồng. Chênh lệch: 147,0 tỷ đồng.

Thứ ba: Trong khi thực hiện dự án, chi phí vận chuyển, lắp đặt thiết bị.. .cũng

tăng cao. Cụ thể: Khi lập dự án, chi phí vận chuyển, lắp dựng thiết bị: 91,6 tỷ đồng. Khi thực hiện dự án các chi phí này là: 199,2 tỷ đồng. Chênh lệch: 91,6 tỷ đồng.

.Thứ tư: Tỷ giá ngoại tệ. Tại thời điểm lập dự án, tỷ giá EUR là 21.546

VND/EUR, USD là 16.019 VND/USD. Thực tế khi thực hiện, tỷ giá EUR có lúc lên tới khoảng 30.000 VND/EUR, tỷ giá USD 21.000VND/USD. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng mức đầu tư của dự án do dự án có đến 75% là thiết bị nhập ngoại, chênh lệch ngoại tệ tổng cộng: 156,6 tỷ đồng.

.Thứ năm: Do giá cả thiết bị, nguyên nhiên vật liệu tăng cao so với thời

điểm lập dự án ban đầu: Dự án REVN 1 - BIT thực hiện trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng, lạm phát tăng cao, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao nên các chi phí thi cơng, mua sắm nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, lắp đặt thiết bị đều tăng lên rất nhiều so với tính tốn ban đầu.

. Thứ sáu: Do lãi vay + chi phí tài chính trong thời gian xây dựng cũng tăng

cao hơn rất nhiều so với dự kiến. tổng mức đầu tư tăng cao, tổng số vốn vay cũng tăng lên tương ứng, lãi suất vay tăng nên lãi vay phải trả cũng tăng lên. Cụ thể: Lãi vay + chi phí tài chính trong thời gian xây dựng ban đầu lập dự án: 18,6 tỷ đồng, phát sinh thực tế là 221,8 tỷ đồng, chênh lệch: 203,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới, với tổng mức đầu tư quá lớn, địa điểm thực hiện dự án xa xơi, ngồi địa bàn như vậy có phần mạo hiểm và hơi quá sức đối với chủ đầu tư, nhà thầu và cả phía ngân hàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh nợ quá hạn của đơn vị. Với một dự án lớn, mang tầm quốc gia như vậy cần sự quan tâm chỉ đạo và tính tốn kỹ lưỡng của các bộ ngành có liên quan, cần có chính sách hỗ trợ rõ ràng của Nhà nước, và được cho vay hợp vốn bởi nhiều ngân hàng khác nhau nhằm tăng cường công tác giám sát, quản lý cũng như phân tán rủi ro cho các ngân hàng.

- Tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay, với giá trị thế chấp là: 1.540.945.220.441 đồng (Một nghìn năm trăm bốn

mươi tỷ, chín trăm bốn mươi lăm triệu, hai trăm hai mươi nghìn, bốn trăm bốn mươi mốt đồng).

Chi nhánh và khách hàng đã ký Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 01/08/HĐTC/THN-REVN ngày 27/02/2008 và các Biên bản xác định giá trị tài sản kèm theo. Đơn vị đã thực hiện quyết tốn kiểm tốn giá trị cơng trình.

Thủ tục thế chấp tài sản đảm bảo sau khi hoàn thành chưa thực hiện được là do Sở TN&MT Bình Thuận chưa cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho REVN do đơn vị thiếu tiền thuế sử dụng đất khoảng 2,3 tỷ đồng. Hiện tại, Chi nhánh đã nắm giữ bản gốc giấy tờ tài sản là 20 tuabine và 20 cột tháp điện gió. Trong thời gian sắp tới, đơn vị sẽ dùng doanh thu bán điện nộp đủ tiền thuế sử dụng đất để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và hoàn thiện thủ tục thế chấp tài sản.

Khách hàng chưa mua bảo hiểm vận hành đối với 20 tổ máy phát điện do chưa có tiền thanh tốn và chưa thương lượng được các điều khoản bảo hiểm với các Công ty Bảo hiểm. Dự kiến việc mua bảo hiểm sẽ được hoàn thiện trong Q II/2013, khách hàng có đề nghị cho thanh tốn phí bảo hiểm từ doanh thu bán điện hàng tháng.

- Thực trạng khoản vay: Khoản vay được phân loại nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn, khách hàng khơng có nguồn trả nợ khi đến hạn.

- Khả năng thu hồi: Hiện tại Chi nhánh và khách hàng đang hết sức nỗ lực cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Đơn vị đã bắt đầu có doanh thu, tiền bán điện của khách hàng về tài khoản tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội vào khoảng 7 - 8

tỷ đồng/tháng. Số tiền này hiện chủ yếu ưu tiên thanh toán nợ vay tại Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) và Ngân hàng Landesbank, phần còn lại được dùng để trả nợ

ngân hàng và chi trả các chi phí cần thiết cho dự án như tiền lương cán bộ nhân viên, chi phí sửa chữa bảo dưỡng... Bên cạnh đó, sau một thời gian dài trình hồ sơ qua các bộ ngành có liên quan, khoản tiền trợ giá của Chính phủ cho 6 tháng đầu năm 2012 đã được chuyển về tài khoản của Công ty tại Chi nhánh phần nào giúp giảm bớt khó khăn cho khách hàng. Số tiền đợt 1 của kỳ trợ giá nửa đầu năm 2012 là: 18 tỷ đồng.

Doanh thu dự kiến trong năm 2013: 200.8 tỷ đồng

. Số tiền trợ giá đợt 1 còn lại trong tài khoản khách hàng: 9.8 tỷ đồng . Doanh thu bán điện tháng 12/2012: 9 tỷ đồng

. Doanh thu bán điện từ tháng 01/2013: 80 tỷ đồng . Trợ giá 6 tháng đầu năm 2012 đợt 2: 12 tỷ đồng

. Trợ giá 6 tháng cuối năm 2012: 30 tỷ đồng . Trợ giá 6 tháng đầu năm 2013: 30 tỷ đồng . Trợ giá 6 tháng cuối năm 2013: 30 tỷ đồng.

Đảm bảo thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi các khoản nợ đến hạn trong năm của khách hàng.

Tình hình tài chính đến thời điểm 31/12/2012:

Tổng tài sản là: 1.836,7 tỷ đồng. Trong đó: + Các khoản phải thu là: 112,7 tỷ đồng; + Hàng tồn kho: 373.6 tỷ đồng + Tài sản ngắn hạn khác: 6,0 tỷ đồng + Tài sản dài hạn là: 1.717,5 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn là: 1.836,7 tỷ đồng. Trong đó: + Nợ ngắn hạn: 323,2 tỷ đồng; + Nợ dài hạn: 1.079,5 tỷ đồng + Vốn chủ sở hữu: 434,0 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh:

+ Doanh thu thuần: 147,8 tỷ đồng + Lợi nhuận sau thuế: 25,9 tỷ đồng.

2.2.3.2. Công ty B

- Vốn điều lệ: 95.000.000.000 đồng (Chín mươi lăm tỷ đồng chẵn). - Dư nợ và dư bảo lãnh (quy đổi) tại 31/12/2012: 91.270.000.000 đồng.

- Mục đích vay vốn: Vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ và đồ gỗ.

- Nguyên nhân quá hạn:

+ Nguyên nhân thuộc về khách hàng:

. Doanh nghiệp vay vốn mua gỗ theo hợp đồng mua bán gỗ tròn trong nước nhưng thực tế, sau khi thu được tiền bán hàng doanh nghiệp đã chuyển tiền sang Lào để đầu tư khai thác gỗ trong Dự án Thuỷ điện Nậm Ngừng II, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Doanh nghiệp đầu tư khai thác gỗ ở địa bàn nước ngồi với chi phí đầu tư q lớn, cơng tác quản lý điều hành gặp nhiều khó khăn. Hoạt động đầu tư chịu nhiều rủi ro vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện thời tiết, khí hậu, việc thay đổi chính sách của Chính phủ Lào...

. Cơng ty không tự chủ được tài chính, vốn tự có tham gia thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay, năng lực quản lý điều hành của ban lãnh đạo doanh nghiệp còn yếu kém dẫn đến hoạt động kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả.

+ Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng: Việc thẩm định và phê duyệt cho vay thực hiện chưa chặt chẽ, cán bộ tín dụng và lãnh đạo phê duyệt cho vay không bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, việc kiểm soát vốn vay và dòng tiền bán hàng để thu nợ lỏng lẻo, khi doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sử dụng vốn vay và nguồn thu sai mục đích đã không bám sát và đôn đốc thu hồi nợ kịp thời, để xảy ra tình trạng thất thốt vốn.

+ Một số nguyên nhân khách quan khác: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và Việt Nam từ năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của đơn vị. Bên cạnh đó, bão lũ gây vỡ đập tại CHDCND Lào đã nhấn chìm bãi tập kết gỗ đã khai thác (trên 8.000 m3, trị giá khoảng 64 tỷ đồng) trong lòng hồ thuỷ điện của doanh nghiệp. Hiện lượng gỗ này vẫn chưa được trục vớt do tình hình tài chính của đơn vị khó khăn, chưa có vốn để thực hiện trục vớt (chi phí thuê phương tiện và nhân công trục vớt khoảng 10 tỷ đồng, chưa kể đến chi phí vận chuyển gỗ đến điạ điểm tiêu thụ, trong khi gỗ bị ngập nước lâu ngày giá trị sử dụng cịn lại rất ít).

- Tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm cho khoản vay là Quyền sử dụng đất thuộc Dự án nhà ở và biệt thự liền kề có diện tích 11.239,9 m2 của bên thứ ba tại Phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, có giá trị thế chấp là 40,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, tài sản này chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định, do đơn vị khó khăn về tài chính nên chưa nộp được tiền để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thuê sang đất ở lâu dài. Đây là tài sản không đủ điều kiện để nhận thế chấp, do vậy ngân hàng khơng có khả năng phát mại tài sản.

- Thực trạng khoản vay: Khoản vay được phân loại nợ nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

- Tình hình kinh doanh, tài chính hiện nay của khách hàng:

Hiện tại, Cơng ty tạm dừng hoạt động do đơn vị khơng có vốn lưu động để sản xuất, không thu được tiền bán hàng từ khách hàng, đơn vị khơng có khả năng trả nợ gốc và lãi ngân hàng.

Tình hình tài chính đến thời điểm 31/12/2012:

Tổng tài sản là: 192,0 tỷ đồng. Trong đó: + Các khoản phải thu là: 34,9 tỷ đồng; + Hàng tồn kho: 125,2 tỷ đồng + Tài sản ngắn hạn khác: 20,8 tỷ đồng + Tài sản dài hạn là: 11,0 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn là: 192,0 tỷ đồng. Trong đó: + Nợ ngắn hạn: 102,3 tỷ đồng; + Nợ dài hạn: 0 tỷ đồng + Vốn chủ sở hữu: 89,7 tỷ đồng. Ket quả kinh doanh:

+ Doanh thu thuần: 45,9 tỷ đồng + Lợi nhuận sau thuế: -12,7 tỷ đồng.

- Các biện pháp đã triển khai để xử lý, thu hồi nợ: + Thông báo, đôn đốc nợ đến hạn, quá hạn.

+ Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để khởi kiện...

- Khả năng thu nợ và các giải pháp trong thời gian tới

Hiện tại, ngân hàng khơng có khả năng thu hồi nợ do Cơng ty khơng có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi nhánh đang tích cực đơn đốc đơn vị chuyển nhượng Quyền sử dụng đất trên để thu hồi một phần nợ gốc. Khó khăn vướng mắc hiện tại là tài sản khơng đủ điều kiện thông báo phát mại trên các phương tiện thơng tin đại chúng do chưa hồn thiện thủ tục pháp lý và đăng ký thế chấp tài sản theo quy định.

2.2.3.3. Công ty C

- Vốn điều lệ: 688.000.000.000 đồng (Sáu trăm tám mươi tám tỷ đồng chẵn) - Số tiền đã giải ngân: 158 tỷ đồng

- Thời hạn cho vay: 96 tháng

- Dư nợ tại 31/12/2012: 158 tỷ đồng

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w