Thực trạng nợxấu

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 61)

2.2. THỰC TRẠNG NỢXẤU VÀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ NỢXẤU TRONG

2.2.2. Thực trạng nợxấu

Trong những năm vừa qua, dư nợ tín dụng của Chi nhánh có xu hướng tăng. Dư nợ tín dụng tập trung chủ yếu ở một số khách hàng lớn, ngoài địa bàn và thường xuyên phát sinh nhu cầu tín dụng trong năm. Vì một số lý do khách quan và chủ quan nên hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ gốc và lãi ngân hàng khi đến hạn, dư nợ bị chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay chưa đầy đủ, chặt chẽ và không đúng quy định, do vậy khả năng phát mại tài sản để thu hồi nợ là rất thấp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang dần yếu kém đi.

2.2.2.1. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ. Năm 2010 và 2011, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Chi nhánh là 10%. Năm 2012, tỷ lệ này tăng đột biến lên 41%. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh qua các năm thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợxấu/Tổng dư nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 12% 20% 75%

NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTN T Tây Hà Nội NHNo&PTN T Việt Nam NHNo&PTNT Tây Hà Nội NHNo&PT NT Việt Nam NHNo&PTNT Tây Hà Nội 354,112 2,438 414,755 2,842 443,476 2,816 Nợ quá hạn 14,165 302 27,137 566 41,372 2,104 Nợ xấu 9,206 253 15,575 281 27,446 1,141 Tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ (%) 4 12 6.5 20 9.3 75 Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 2.6 10 3.75 10 6.1 41

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

Rủi ro tín dụng này có thể thấy phần lớn là do cơ cấu tín dụng chưa hợp lý khi phần lớn nguồn vốn tập trung vào dự án dài hạn. Các dự án này đa số đều gặp phải các khó khăn nhất định, dẫn đến hiệu quả dự án chưa cao, chưa thu được lợi nhuận vào thời gian đầu, nên dẫn đến khó có khả năng trả nợ gốc và lãi ngân hàng khi đến hạn. Nhiều dự án qua nhiều kỳ chưa trả được nợ đã được Chi nhánh gia hạn hoặc cơ cấu lại các khoản vay, phần nào giúp doanh nghiệp chủ động được tài chính, tuy nhiên việc chậm trễ trả lãi và vốn vay khiến cho tình hình nợ nấu của Chi nhánh càng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, cơng tác thẩm định trước, trong và sau khi cho vay còn nhiều bất cập, việc kiểm soát hoạt động tín dụng không tốt, không kịp thời dẫn đến các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro gặp đúng thời kỳ kinh tế khó khăn đã đồng loạt chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các tỷ lệ này tăng đột biến trong năm 2012. Trước tình hình này, Chi nhánh cần phải có những biện pháp kiên quyết và triệt để nhằm xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, kịp thời, đồng thời điều chỉnh quy trình tín dụng đang thực hiện nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu cho những năm tiếp theo.

a. So sánh tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Số liệu so sánh tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh và của tồn hệ thống NHNo&PTNT như bảng sau:

45

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012

Năm 2010 tổng dư nợ của NHNo&PTNT Việt Nam là 354,112 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 9,206 tỷ đồng, chiếm 2.6% trong tổng dư nợ. Tính từ năm 2010, tín dụng tăng trưởng qua các năm 2011 và 2012 lần lượt là 17.12% và 17.93%. Cùng với đó tỷ lệ nợ xấu cũng tăng rất nhanh và duy trì ở mức cao trong tổng dư nợ của toàn ngân hàng. Nợ xấu năm 2011 là 15,575 tỷ đồng, chiếm 3.75% trong tổng dư nợ. Mặc dù đã có những điều chỉnh nhưng đến cuối năm 2012 con số này vẫn ở mức cao là 27,446 tỷ đồng, chiếm 6.1% tổng dư nợ.

Là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam nên Chi nhánh Tây Hà Nội chịu sự quản lý cũng như kinh doanh theo sự chỉ đạo của Hội sở chính, kết quả kinh doanh thể hiện cũng có sự tương đồng. Tuy nhiên do những sai sót trong cơng tác thẩm định cấp tín dụng, không đánh giá đúng khả năng của khách hàng và do những tác động của môi trường khách quan mà tỷ trọng nợ quá

hạn, nợ xấu của Chi nhánh cao hơn nhiều so với con số chung của cả hệ thống NHNo&PTNT. Đứng trước tình trạng này, NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng đề án cơ cấu lại Chi nhánh theo hướng sát nhập vào một Chi nhánh khác có kết quả tài chính tốt hơn. Mặt khác thì bản thân Chi nhánh cũng cần có các phương án nhằm xử lý những khoản nợ xấu còn tồn tại nhiều năm qua, cẩn trọng hơn trong cho vay cũng như thu hút nguồn vốn nhằm tăng tính thanh khoản cho Chi nhánh.

b. So sánh tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nội

Đi vào hoạt động từ năm 2008, mức dư nợ của ngân hàng Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nội tiếp tục tăng qua các năm tiếp theo từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2012 mức tăng dư nợ của Chi nhánh này tuy không bằng năm trước xong tổng dư nơ vẫn đạt 1,858 tỷ VND. Trong khi đó mức tăng dư nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội có dấu hiệu đi xuống. Tuy vậy tổng dư nợ của NH Liên Việt Chi nhánh Hà Nội vẫn thấp hơn tổng dư nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội tính theo từng năm.

Biểu đồ 2.3: So sánh tổng dư nợ của NH Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội và Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.4: So sánh nợ xấu của NH Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội và Ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Hà Nội năm 2010, 2011, 2012)

Xét về nợ xấu, các năm đầu mới thành lập, ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nội luôn duy trì tỷ lệ này ở mức thấp. Tuy nhiên năm 2012, do khó khăn chung của nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu tăng 56 lần so với cùng kì năm 2011 nhưng vẫn duy trì được ở mức an toàn. So sánh với Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội thì mức nợ xấu của ngân hàng Liên Việt Chi nhánh Hà Nội thấp hơn rất nhiều. Sự so sánh này cho thấy Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội cần có những biện pháp quyết liệt và triệt để nhằm xử lý rủi ro trước mắt, cũng như nghiên cứu các biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình.

2.2.2.2. Thực trạng nợ xấu

Tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2010 là 2,438 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 10.37%; năm 2011 tổng dư nợ là 2,842 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 9.9%. Tính đến 31/12/2012 tổng dư nợ là 2,816 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu chiếm 40.52% (1,141 tỷ đồng). Con số trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng vọt so với năm 2010 và 2011. Nợ xấu chủ yếu thuộc các món vay trung, dài hạn. Tính đến năm 2012, nhiều món vay từ năm 2010 đã đến hạn, tuy nhiên khách hàng gặp khó khăn khơng trả được nợ lãi và nợ gốc đúng hạn. Chi nhánh lâm vào tình trạng khó khăn

khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, kéo theo đó là việc trích lập dự phòng phải thực hiện theo quy định của NHNN là rất lớn. Đứng trước tình trạng này, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội cần phải nghiêm túc đánh giá nguyên nhân, thực trạng, khả năng và biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu để đưa ra lời giải cho bài toán về nợ xấu và hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Tỷ lệ các nhóm nợ theo báo cáo cuối năm 2012 như sau:

- Nợ nhóm 1: 711 tỷ đồng, chiếm 25,3%/tổng dư nợ - Nợ nhóm 2: 963 tỷ đồng, chiếm 34,2%/tổng dư nợ - Nợ nhóm 3: 97 tỷ đồng, chiếm 3,4%/tổng dư nợ - Nợ nhóm 4: 57 tỷ đồng, chiếm 2,0%/tổng dư nợ - Nợ nhóm 5: 988 tỷ đồng, 35,1%/tổng dư nợ Đơn vị tính: Tỷ VND

Biểu đồ 2.5: Phân loại nợ của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội năm 2012)

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w