1.3. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ NỢXẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ các nước như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc bởi vì điểm chung là tín dụng liên quan đến bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu. Theo kinh nghiệm của một số nước thì nên thành lập một cơ quan chuyên trách để xử lý các khoản nợ xấu và tài sản cầm cố. Việc tái cấu trúc các khoản nợ để gia tăng giá trị của nó trước khi xử lý hay khơng phụ thuộc vào nguồn lực và năng lực của cơ quan này và mức độ khả thi khi th chun gia ngồi. Ví như một công ty quản lý tài sản Hàn Quốc, chịu trách nhiệm quản lý việc thanh lý các khoản nợ xấu của Hàn Quốc, chỉ đảm nhận xử lý một số nợ rất nhỏ. Số nợ còn lại, được chuyển cho các chuyên gia như: Deutsche bank, Goldman Sachs, và Lone star - những tổ chức sẵn sàng mua các khoản nợ xấu này do Luật Thương mại của Hàn Quốc đứng về các tổ chức, cá nhân cho vay.
Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM, đặc biệt là
tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện một trong các phương thức sau:
- Xóa nợ thơng qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ ban hành.
- Hốn đổi các khoản nợ của tập đồn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay thành vốn cổ phần. Theo đó, sử hữu nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM, tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sát nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt được hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi sẽ tạo lượng lợi nhuận lớn, tăng tính khả thi trong việc hồn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ.
Cơ chế quản lý nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam có thể tuân theo các điều kiện sau:
Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản
vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà khơng có tài sản đảm bảo hoặc có tài sản đảm bảo nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá mức.
Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập cơng ty quản lý
nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm tồn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu. Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này có lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ cho việc vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu.
Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khốn hóa.
Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu khơng được gây tổn thất q lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và nợ xấu của các NHTM. Đồng thời đã phân loại nợ xấu, chỉ ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tác động của nợ xấu cũng như các điều kiện hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Thông qua kinh nghiệm hạn chế nợ xấu của một số nước trong khu vực Châu Á để chỉ ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ở Chương tiếp theo sẽ nghiên cứu kỹ hơn về thực trạng nợ xấu, đồng thời đưa ra đánh giá về công tác hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TÂY HÀ NỘI