Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 102)

3.2.2.1. Chính sách tiền tệ

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay lệ thuộc quá nhiều vào vay nợ để sản xuất kinh doanh. Các kênh huy động vốn như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hay huy động vốn quốc tế đều trở nên khó khả thi để có được nguồn vốn, nên doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào ngân hàng. Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là lãi suất trên thị trường thay đổi sẽ làm cho doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn có lời. Trước tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp hiện nay, kéo theo đó là rủi ro nợ xấu tại các NHTM, NHNN liên tục giảm lãi suất. Tuy nhiên giảm đến mức nào là hợp lý?

Theo các chuyên gia kinh tế, mức lãi suất cho vay không được vượt quá chỉ tiêu ROIC - So sánh lợi nhuận trên vốn đầu tư. Trong đó,

Lợi nhuận = LN trước thuế + lãi EBIT.

Vốn đầu tư = Vốn chủ sở hữu + Các khoản nợ chịu lãi.

Cách so sánh này phù hợp với môi trường kinh tế Việt Nam vì phần lớn doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính lớn và khơng quan tâm nhiều đến cơ cấu nợ vốn chủ sở hữu. ROIC của Việt Nam trung bình từ 2008 đến nay là 14%/năm. Để hoạt động lâu dài và ổn định thì lãi suất khơng được vượt q 14%. Trong những năm qua, có những thời điểm lãi suất vượt quá ngưỡng 14% đều diễn ra tình trạng doanh nghiệp lâm vào khó khăn, nền kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng. Việc nới lỏng tiền tệ dễ kéo theo lạm phát xảy ra, vì vậy NHNN cần có những chính sách tiền tệ cũng như nỗ lực kiềm chế lạm phát kịp thời và đúng đắn nhằm tránh rủi ro tài chính cho nền kinh tế. Về phía ngân hàng, cần có các chính sách lãi suất, ưu tiên lãi suất thấp hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng ưu tiên như tân dược, phân bón, xăng dầu... các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn ngoại tệ ổn định bán cho ngân hang...

3.2.2.2.Giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản nhằm giải tỏa vốn vay ngân hàng

Phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng tập trung vào những món vay mục đích đầu tư vào thị trường bất động sản, bên cạnh đó thì việc xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản khi doanh nghiệp khơng cịn khả năng trả nợ từ hoạt động kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn do những bất ổn của thị trường bất động sản. Để khắc phục những khó khăn này thì Bộ xây dựng cũng đã đưa ra những giải pháp trước mắt nhằm ổn định thị trường, tránh hiện tượng đầu cơ gây sốt giá trong những năm vừa qua.

Thứ nhất là nên có sự điều chỉnh bổ sung Pháp lệnh về Thuế nhà đất, hoặc ban hành mới Luật thuế Bất động sản, theo hướng điều tiết việc sở hữu nhiều tài sản nhà đất của mỗi hộ gia đình, mỗi cá nhân, hướng mục đích là đưa vào sử dụng. Quy định các mức thuế cao đối với trường hợp bán nhà đất trong vòng 2 năm kể từ khi mua, hoặc đối với các bất động sản ở đô thị, trung tâm. Mức thuế đề xuất là 25-28% chênh lệch giá mua bán. Với quy định này, việc đầu cơ bất động sản cũng được hạn chế phần nào, tránh gây sốt ảo về giá cho thị trường, tài sản nhà đất

được mua, bán gần với giá trị thực hơn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cơng khai, minh bạch các thông tin, các giao dịch mua, bán tài sản nhà đất được thực hiện qua sàn giao dịch phần nào cũng giúp ổn định thị trường.

Thứ hai là phát triển nhà ở có quy mô, chất lượng và giá cả phù hợp. Cải tiến trình tự, các thủ tục chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án để rút ngắn thời gian đầu tư, tiết giảm các chi phí khi gặp khó khăn, kéo dài thời gian ở các giai đoạn của dự án.

Thứ ba là việc cho vay tín dụng đối với những người thực sự có nhu cầu. Chỉ nên hạn chế những người đi vay để mua đi bán lại bất động sản kiếm lời nhằm làm méo mó thị trường, còn những người có nhu cầu nhà ở thực thì cần cho vay để cải thiện nhà ở, cũng như tránh rủi ro tín dụng cho các NHTM.

Thứ tư là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm luật kinh doanh bất động sản. Kiên quyết thu hồi các đất nền mà người mua đầu cơ găm giữ không xây dựng chờ lên giá để chuyển nhượng kiếm lời. Việc này cần thực hiện nghiêm túc, khi đó những doanh nghiệp yếu sẽ bị đào thải, chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự vững mạnh. Đối với những doanh nghiệp này thì ngân hàng cũng yên tâm cho vay mà không sợ rủi ro nợ xấu.

3.2.2.3. Giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Chính phủ và NHNN đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, duy trì, ổn định và phát triển sản xuất trong thời gian gần đây. NHNN đã ban hành nhiều cơ chế chính sách về tín dụng, cơ cấu nợ và lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Về phía ngân hàng, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần phải tích cực xây dựng quy trình và bộ máy thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp nhằm giảm bớt khó khăn, giảm bớt áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn do nợ đọng, nguyên vật liệu và hàng hóa tồn kho cao thì ngồi việc cân nhắc việc giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ thì chính phù phải đưa ra các giải pháp kích thích tiêu dùng, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho. Đồng hành với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không thể khơng có sự hợp tác cùng nhau tháo gỡ khó khăn từ phía ngân hàng, chia sẻ cơ hội kinh doanh cùng phát triển. Việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thơng dịng vốn tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành.

3.2.2.4.Hoàn thiện các văn bản luật có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng

- Hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản

đảm bảo.

Hiện nay, các khoản nợ xấu của TCTD được xử lý bằng hai cách: Một là bán đấu giá các tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu đã xử lý; hai là bán nợ xấu cho các TCTD khác hoặc các công ty quản lý tài sản (AMC).

Với cách thứ nhất, việc bán đấu giá mất rất nhiều thời gian do TCTD phải hoàn thành nhiều thủ tục pháp lý, định giá tài sản, bán đấu giá... Mỗi khi cần bán nợ hoặc bán tài sản siết nợ, TCTD phải thành lập hội đồng xử lý nợ và còn phải mất nhiều công sức hơn để tìm kiếm người mua, chào bán với giá hợp lý để đảm bảo TCTD không bị thiệt hại.

Với cách thứ hai, về bản chất, khi các khoản nợ xấu được mua bán giữa các TCTD hoặc qua công ty AMC thì nợ xấu vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng nhưng dưới hình thức khác, vì cơng ty AMC là công ty con, công ty trực thuộc của TCTD. Khi các TCTD thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính thì những khoản nợ xấu này vẫn nằm trong bảng cân đối kế toán hợp nhất, nhưng dưới một tên gọi khác, ví dụ như là tài sản Có khác.

Như vậy, có thể thấy, cách xử lý đối với nợ xấu và tài sản đảm bảo/tài sản liên quan đến nợ xấu đã xử lý của các TCTD hiện nay thiếu hẳn định hướng và mang tính tự phát. Nó chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề của từng TCTD hơn là một giải pháp tổng thể cho nền kinh tế nói chung và cho hệ thống ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, cơ chế hoạt động như vậy không tạo ra một thị trường mua bán nợ xấu chuyên nghiệp.

Trước tình trạng này, rất cần thành lập một công ty mua bán nợ có đủ tiềm lực để xử lý. Công ty mua bán nợ và giải quyết tồn đọng thuộc Bộ Tài chính một mình chưa thể đảm nhiệm việc xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM do hạn chế về tiềm lực và khó chấp nhận rủi ro tài chính.

Cơng ty mua bán nợ xấu là công ty cổ phần mà Nhà nước là một cổ đông lớn và có sự tham gia của các TCTD, chấp nhận rủi ro từ việc mua nợ xấu, thuê các chuyên gia tái cấu trúc doanh nghiệp tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp và có

cơ chế quản trị doanh nghiệp lành mạnh để tránh các hiện tượng tiêu cực, chi phối hoặc xin - cho. Việc huy động nguồn vốn dài hạn để có thể mua lại các khoản nợ xấu cũng là một vấn đề khó khăn do bản chất nguồn vốn của các TCTD thường là vốn ngắn hạn. Công ty mua bán nợ xấu phải có đội ngũ chuyên gia thẩm định, đánh giá tài sản, phân loại các loại nợ có thể mua bán và nợ không thể mua bán. nhằm giảm phần nào rủi ro. Tuy nhiên việc mua bán nợ xấu của công ty cần tránh đồng nghĩa tạo lối thoát cho các ngân hàng làm ăn với các tập đoàn nhà nước như Vinashin, Vinalines. Cần có sự can thiệp, chỉ đạo của nhà nước, phải thể hiện được tính minh bạch và chính xác trong các giao dịch mua, bán nợ xấu.

- Giải quyết những bất cập trong Luật các tổ chức tín dụng

Luật các TCTD vẫn còn thể hiện nhiều bất cập. Do bị hạn chế về phạm vi hoạt động, chỉ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng nên các TCTD không dễ dàng thành lập các pháp nhân mới, các liên doanh để xử lý và khai thác tài sản.

Luật các TCTD 2011 đã có những sửa đổi mới quan trọng như thắt chặt yêu cầu đối với người quản lý, lãnh đạo của TCTD; Cơ chế xác định phí, lãi suất của TCTD trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng; Quyền ban hành các quy định nội bộ của TCTD liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình; Thắt chặt hơn các trường hợp cấm, hạn chế cấp tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn. tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế chưa được khắc phục. Cần xử lý các bất cập trong các quy định của Luật các TCTD như: Vấn đề liên quan đến quyền lợi của các chủ nợ, cho vay có đảm bảo và khơng có đảm bảo đối với DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng thường có tâm lý ngại và phiền toái khi đưa những quan hệ tín dụng ngân hàng - khách hàng ra trước pháp luật để tố tụng.

- Hoàn thiện Luật đất đai

Luật đất đai sửa đổi gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xem xét và đánh giá chính xác giá trị của tài sản thế chấp.

Có khá nhiều tài sản thế chấp của doanh nghiệp hiện nay khơng có đăng ký sở hữu làm cho việc xử lý tài sản thế chấp khi có rủi ro xảy ra gặp nhiều khó khăn, trở ngại về mặt pháp lý (Theo Nghị định về đảm bảo tiền vay thì khách hàng vay

vốn tại ngân hàng phải thế chấp tài sản có nguồn gốc xác định). Việc cấp sổ đỏ cho tài sản thế chấp là đất đai vẫn chưa được hồn tất gây khó khăn cho ngân hàng.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cũng như ngân hàng dễ dàng tiếp cận thông tin cũng như thực hiện các giao dịch đăng ký giao dịch bảo đảm cho các tài sản thế chấp tại ngân hàng thì Luật Đất đai cần có sự quy định rõ mơ hình cũng như chức năng của cơ quan đăng kí thế chấp quyền sử dụng đất, hiện đại hóa cơng nghệ thông tin nhằm hạn chế tiêu cực trong hoạt động này. Bên cạnh đó cần tiếp tục rà roát, bãi bỏ những quy định bất hợp lý về trình tự, thủ tục thực hiện quyền thế chấp của người sử dụng đất cũng như những mâu thuẫn giữa các văn bản luật: Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan đăng kí với tổ chức hành nghề công chứng; thời gian giải quyết hồ sơ đăng kí thế chấp cần có sự thống nhất với quy định về đăng kí giao dịch bảo đảm là tối đa không quá 3 ngày làm việc; Luật đất đai cần quy định rõ cơ quan có thẩm quyền công chứng là “Công chứng nhà nước và các tổ chức hành nghề công chứng”, thống nhất với quy định trong Luật cơng chứng...

Cũng nên xóa bỏ việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho hộ gia đình mà chỉ cấp giấy chứng nhận cho vợ, chồng nhằm tránh rườm rà, thủ tục khơng đáng có trong q trình hồn tất hồ sơ đăng kí giao dịch đảm bảo đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình.

- Nghiên cứu sửa đổi các văn bản luật theo hướng thống nhất giữa Luật phá sản, Luật thi hành án dân sự và các văn bản luật có liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp, giúp ngân hàng giảm thiểu phần nào tổn thất trong cho vay các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, được giải quyết bởi Tòa án.

Đối với những trường hợp mà các tài sản thế chấp là đất thuê của nhà nước, được hình thành từ vốn vay thì ngân hàng là người chịu tổn thất lớn nhất khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Khi thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ thì đất đai cũng như phần tài sản gắn liền trên đất bị nhà nước tịch thu trước khi đến lượt ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần cẩn trọng và có sự thẩm định kỹ càng các vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, quyền sử hữu tài sản đó, cũng như khả năng tài chính của khách hàng trước khi ra quyết định cho vay.

Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp ngân hàng xác định giá trị tài sản thế chấp tăng gấp nhiều lần so với thực tế để cho khách hàng có thể vay được số tiền lớn mà vẫn đảm bảo được hệ số an toàn của khoản vay. Khi kê biên tài sản bán đấu giá để thi hành án thu hồi nợ thì đã gặp khơng ít khó khăn. Điều này cho thấy Luật đất đai cần quy định khung giá đất một cách cụ thể và hợp lý, tránh việc nâng giá bất hợp lý của các đối tượng trục lợi, gây tổn hại đến hoạt động tín dụng của các NHTM.

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w