Hạn chế nợxấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 31)

1.2. NỢXẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

1.2.6. Hạn chế nợxấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.6.1. Mục tiêu của hạn chế nợ xấu

Có thể hiểu hạn chế nợ xấu là q trình sử dụng các chính sách, cơng cụ, biện pháp trước, trong và sau khi cho vay nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát sinh các khoản nợ xấu. Trong trường hợp khi nợ xấu đã phát sinh thì sử dụng các giải pháp, phương án cần thiết, phù hợp để xử lý và thu hồi nợ xấu.

Mục tiêu của hạn chế nợ xấu: Giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu phát sinh và tổn thất do nợ xấu gây ra.

1.2.6.2. Nội dung hạn chế nợ xấu

Để hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM, điều đầu tiên là phải có chính sách tín dụng hợp lý, tiếp theo là cần thực hiện chính sách đó có hiệu quả, tuân thủ theo đúng các quy định, quy trình cho vay.

- Chính sách tín dụng từng thời kỳ phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương.

- Các biện pháp thực hiện trước khi quyết định cho vay: Thẩm định các điều kiện vay vốn, chấm điểm xếp loại khách hàng, thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo đúng quy định.

- Các biện pháp thực hiện sau khi cho vay nhằm phát hiện những dấu hiệu có thể làm phát sinh nợ xấu: Sau khi giải ngân cần giám sát quản lý chặt chẽ khoản vay, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông báo nợ đến hạn kịp thời, đầy đủ đồng thời kiểm sốt tốt dịng tiền để thu hồi nợ, tránh việc khách hàng tiếp tục sử dụng vốn vào mục đích khác dẫn đến khơng có nguồn trả nợ gốc và lãi ngân hàng khi đến hạn.

Khi phát hiện một số dấu hiệu có thể làm phát sinh nợ xấu thì cần phải rà sốt,

kiểm tra, đánh giá lại tất cả các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp và khoản vay

để có thể đưa ra các giải pháp, chiến lược thích hợp: “duy trì” hay “rút lui”.

Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận và bị chuyển thành nợ xấu, ngân hàng cần thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu sau: Phân loại khách hàng có nợ xấu và xác định biện pháp thu hồi nợ; đôn đốc khách hàng trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm; sử dụng các biện pháp pháp lý để xử lý; ngoài ra cũng cần thực hiện tốt, đầy đủ việc tríchlập quỹ DPRR; và một số biện pháp khác như: chuyển thành vốn góp, bán các khoản nợ, phối hợp cùng với các cơ quan liên quan...

1.2.6.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hạn chế nợ xấu

- Tổng số nợ xấu, Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Đánh giá chất lượng tín dụng của

ngân hàng.

- Đánh giá mức tăng - giảm các chỉ tiêu tổng số nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỷ lệ xóa nợ rịng/tổng dư nợ qua thời gian; xem xét sự biến động của cơ cấu các nhóm nợ trong tổng nợ xấu.

1.2.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế nợ xấu

Công tác hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM địi hỏi phải có các giảp pháp đồng bộ của Nhà nước, ngân hàng và cả doanh nghiệp.

Các nhân tố tác động chủ yếu như sau:

- Hành lang pháp lý: Hành lang pháp lý là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với công tác hạn chế nợ xấu của NHTM, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và có nhiều biến động như hiện nay. Hành lang pháp lý đồng bộ, thông suốt với chế tài rõ ràng là cơ sở thuận lợi để các ngân hàng tiến hành xử lý và thu hồi nợ xấu thông qua việc phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện và xử lý các tranh chấp phát sinh giữa ngân hàng và khách hàng. Ngược lại, hành lang pháp lý không rõ ràng khiến cho các ngân hàng bối rối và gặp nhiều vướng mắc trong công tác xử lý nợ xấu, xử lý các tranh chấp phát sinh. Đây là một trở ngại lớn đối với công tác hạn chế nợ xấu của các NHTM.

- Môi trường kinh tế: Trong một môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ thuận lợi, hiệu quả kéo theo khả năng trả nợ ngân hàng tốt, do vậy sẽ hạn chế được nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó, khi một lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng tiếp cận các lĩnh vực khác để duy trì hoạt động và ổn định sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận để trả nợ ngân hàng.

- Chính sách kinh doanh, cơng tác quản lý, kiểm sốt hoạt động tín dụng của ngân hàng: Đây là nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng, và là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới công tác hạn chế nợ xấu của NHTM. Bởi trong cùng một hệ thống ngân hàng với cơ chế quản lý và hoạt động giống nhau, hoặc các NHTM trên cùng một địa bàn với môi trường kinh tế, xã hội và đối tượng khách hàng là tương đồng nhau nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng như hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng là hồn tồn khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chính

sách kinh doanh, cơng tác quản lý và kiểm sốt hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính sách kinh doanh phù hợp, chắc chắn và linh hoạt; cơng tác quản lý, kiểm sốt hoạt động tín dụng chặt chẽ và có tầm nhìn là yếu tố tiên quyết để hạn chế nợ xấu của NHTM.

- Năng lực tài chính của NHTM: Năng lực tài chính của một NHTM thể hiện

ở quy mơ vốn, chất lượng tài sản có, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, khả năng tồn tại và phát triển một cách an tồn khơng để xảy ra đổ vỡ hay phá sản.

+ Quy mô Vốn tự có: Vốn tự có cung cấp năng lực tài chính cho q trình tăng trưởng, mở rộng quy mơ, phạm vi hoạt động cũng như cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của NHTM. Vốn tự có được hình thành từ nguồn: Vốn điều lệ (Vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2) - Các quỹ dự trữ bổ sung các tài sản nợ khác như lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng thêm do đánh giá lại tài sản, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi... Vốn tự có nói nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của NHTM, có chức năng bảo vệ NHTM, giúp NHTM chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ; Bảo vệ người gửi tiền khi gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín của NHTM đối với khách hàng và các nhà đầu tư.

+ Chất lượng tài sản: Tài sản của một NHTM thể hiện ở bên tài sản có trên Bảng cân đối kế tốn của NHTM đó. Quy mơ, cơ cấu và chất lượng tài sản có sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM mà tài sản có bao gồm tài sản sinh lời (Chiếm từ 80-90% tổng tài sản có) và tài sản khơng sinh lời (chiếm từ 10- 20% tổng tài sản có). Tài sản sinh lời gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính và các khoản đầu tư vào giấy tờ có giá chứng khốn, góp vốn liên doanh liên kết. Chất lượng tài sản của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. Hầu hết rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đều tập trung ở tài sản có. Tài sản có có chất lượng tốt sẽ hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh, đồng thời giúp ngân hàng đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.

+ Khả năng sinh lời của NHTM gắn liền với chất lượng tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM. Nâng cao chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn cũng chính là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Để đánh giá khả năng sinh lời của NHTM - người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA); chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên vốn tự có (ROE) hoặc chỉ tiêu lợi nhuận rịng trên doanh thu.

+ Bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM: Đảm bảo khả năng thanh toán là khả năng sẵn sàng chi trả, thanh toán cho khách hàng của NHTM

và khả năng bù đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Năng lực tài chính của một NHTM đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Năng lực tài chính của một NHTM càng được đảm bảo thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng càng thấp và năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường càng cao. NHTM có năng lực tài chính tốt sẽ dễ dàng tiếp cận với các đối tượng khách hàng tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và có nguồn trả nợ đảm bảo, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Bên cạnh đó, khi phát sinh nợ xấu, một NHTM có năng lực tài chính tốt sẽ khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi các khoản trích lập DPRR tín dụng và sử dụng nguồn trích lập này để xử lý các khoản nợ xấu.

- Chất lượng nhân sự: Để hạn chế nợ xấu có hiệu quả, biện pháp tốt nhất là phải phịng ngừa từ xa. Muốn vậy, NHTM phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, có đạo đức nghề nghiệp. Chất lượng nhân sự không chỉ được quyết định từ khâu tuyển chọn đầu mà cịn phụ thuộc rất lớn vào cơng tác đào tạo, tái đào tạo cán bộ làm cơng tác tín dụng của NHTM. Theo định kỳ, NHTM cần tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và thi nghiệp vụ để đánh giá chất lượng cán bộ, sàng lọc và phát triển các các bộ có năng lực và phẩm chất tốt, đồng thời làm cơ sở để bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh quản lý, kiểm sốt tín dụng phù hợp.

Bên cạnh đó, có thể kể đến một số nhân tố khác như: Đạo đức khách hàng, khả năng phát mại tài sản đảm bảo, sự quan tâm chỉ đạo của Chính Phủ, các Ban ngành, chính quyền địa phương trong cơng tác hạn chế nợ xấu...

1.3. KINH NGHIỆM HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRONG KHU Vực CHÂU Á

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w