Cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG NỢXẤU VÀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ NỢXẤU TRONG

2.2.1. Cơ cấu tín dụng

2.2.1.1. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn

Tại thời điểm 31/12/2010:

- Tổng nguồn vốn đạt 2,901 tỷ đồng, trong đó: + Nguồn vốn ngắn hạn là 1,416 tỷ đồng; + Nguồn vốn trung dài hạn là 1,485 tỷ đồng.

2010 Thực hiện % Tăng trưởng Thực hiện % Tăng trưởng - Tổng dư nợ là 2,438 tỷ đồng, trong đó: + Dư nợ ngắn hạn là 1,285 tỷ đồng; + Dư nợ trung dài hạn là 1,153 tỷ đồng.

Cơ cấu tín dụng và nguồn vốn của Chi nhánh như trên là khá hợp lý.

Tuy nhiên sang năm 2011, do nguồn vốn từ các TCKT, TCTD, TC khác (chủ yếu là nguồn vốn trung dài hạn) giảm đột ngột với khối lượng lớn: Năm 2010, nguồn vốn này đạt 2,293 tỷ đồng thì năm 2011 chỉ đạt 1,844 tỷ đồng, vì vậy:

- Tổng nguồn vốn giảm từ 2,901 tỷ đồng (năm 2010) xuống còn 2,516 tỷ đồng (năm 2011). Trong đó:

+ Nguồn vốn ngắn hạn là 1,091 tỷ đồng; + Nguồn vốn trung dài hạn là 1,425 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ tăng từ 2,438 tỷ đồng lên 2,842 tỷ đồng. trong đó: + Dư nợ ngắn hạn là 1,216 tỷ đồng;

+ Dư nợ trung dài hạn là 1,626 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn < Tổng dư nợ, Chi nhánh buộc phải huy động vốn từ các kênh khác (chủ yếu là từ nguồn điều chuyển vốn của NHNo&PTNT Việt Nam) là các nguồn vốn ngắn hạn, có lãi suất cao hơn lãi suất huy động trên thị trường. Dư nợ (trong đó dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn) không những không giảm tương ứng mà cịn có xu hướng tăng. Với quy mơ và cơ cấu nguồn vốn, dư nợ như vậy, Chi nhánh bắt đầu có sự mất cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ. Điều này sẽ tiềm ẩn những rủi ro kỳ hạn trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Năm 2012, sự mất cân đối này càng trở nên trầm trọng hơn:

- Tổng nguồn vốn từ 2,516 tỷ đồng giảm xuống cịn 1,539 tỷ đồng. Trong đó: + Nguồn vốn ngắn hạn là 1,109 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn trung dài hạn là 430 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ giảm nhẹ từ 2,842 tỷ đồng xuống 2,816 tỷ đồng. trong đó: + Dư nợ ngắn hạn là 1,129 tỷ đồng;

+ Dư nợ trung dài hạn là 1,687 tỷ đồng.

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 1,285 1,216 -5.67 1,129 -7.15

Tỷ trọng (%) 52.71 42.79 40.09

- Trung, dài hạn 1,153 1,626 29.09 1,687 375

tổng dư nợ. Cơ cấu đầu tư tín dụng tại Chi nhánh như trên là chưa phù hợp, rủi ro kỳ hạn trong hoạt động tín dụng xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng phân theo thời hạn

41

Lý do tỷ lệ cho vay trung hạn cao là do Chi nhánh thực hiện cho vay một số dự án lớn như các dự án đầu tư xây dựng nhà máy phong điện, dự án thuỷ điện đồng tài trợ có lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thi công dài, một số khoản vay lớn đầu tư không hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất xi măng, cồn công nghiệp và khách hàng xin cơ cấu lại thời hạn trả nợ... Do nguồn vốn của Chi nhánh là hạn chế trong khi các dự án này kéo dài khiến cho việc luân chuyển, tái sử dụng vốn gặp nhiều khó khăn, gây mất cân đối nguồn vốn và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Tuy nhiên, các dự án trung dài hạn đều đã hết thời hạn giải ngân và cơ bản đã bắt đầu có doanh thu để trả nợ nên tỷ trọng trung dài hạn này sẽ giảm dần đến năm 2015 có thể xuống mức 40% theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, trong năm 2012 - 2014 Chi nhánh sẽ tập trung thu nợ trung dài hạn, mà không phát sinh các dự án mới, tập trung cho vay ngắn hạn phục vụ các lĩnh vực xuất khẩu, sản xuất, nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực khác.

2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

Dư nợ cá nhân và hộ sản xuất của Chi nhánh năm 2010 là 72 tỷ đồng, năm 2011 là 93 tỷ đồng, năm 2012 là 50 tỷ đồng. Lý do của việc tăng giảm thất thường của dư nợ cá nhân và hộ sản xuất là vì có những thời kỳ, NHNN thực hiện chính sách hạn chế vốn tín dụng vào thị trường bất động sản nhằm tránh tình trạng bong bong, sốt ảo của thị trường này, nên đã hạn chế việc cho vay tiêu dùng của các NHTM. Bên cạnh đó, lượng khách hàng cá nhân và hộ sản xuất của Chi nhánh chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại Chi nhánh giảm đi đáng kể, từ 174 khách năm 2010 xuống 123 khách năm 2012 do vậy dư nợ của lĩnh vực này giảm. Trong khi đó dư nợ cho vay doanh nghiệp ln tăng trưởng đều đặn qua các năm, từ 2,366 tỷ đồng năm 2010 lên 2,766 tỷ đồng năm 2012. Nguyên nhân là do chính sách phát triển của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là thị phần rất lớn tại thành phố Hà Nội. Số lượng khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh khá ổn định, ln duy trì ở mức trên dưới 100 khách hàng doanh nghiệp.

42

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế

2,43

8 2,842 16.57 2.816 -0.91

- Dư nợ hộ sản xuất & cá nhân 72 93 29.17 50 -46.24

Số lượng khách hàng HSX&CN 174 182 4.60 123 -32.42

- Dư nợ cho vay Doanh nghiệp 2,36

6 2,749 16.19 2,766 0.62 Số lượng khách hàng DN 95 113 18.9 104 -8.0 Tổng dư nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thực hiện % Tăng trưởng Thực hiện % Tăng trưởng 2,438 2,842 16.57 2,816 -0.91 Dư nợ nội tệ 1,745 2,214 26.88 2,199 -0.68 Tỷ trọng 71.58 77.90 78.09

Dư nợ ngoại tệ (quy đổi VND)

693 628 -9.38 617 -1.75

Tỷ trọng 28.42 22.10 21.91

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội)

2.2.1.3. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền

Năm 2010 tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm 28.42%, năm 2011 cho vay ngoại tệ bị siết chặt nên giảm xuống chỉ còn 22.10%. Năm 2012 tỷ trọng dư nợ ngoại tệ chiếm 21,91% tổng dư nợ với con số tuyệt đối là 617 tỷ đồng.

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền

2,438 2,842 2,816

Nợ quá hạn Năm 2010 và 2011 dư nợ ngoại tệ giảm là do chính sách siết chặt cho vay302 566 2,104 bằng đồng ngoại tệ và Chi nhánh đã thu một phần gốc khoản cho vay dự án của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ tại Chi nhánh được đánh giá là hợp lý, với dư nợ này Chi nhánh có thể đầu tư ngoại tệ cho 1 số công ty về các lĩnh vực xuất khẩu với lãi suất vay ngoại tệ ưu đãi nhằm khuyến khích các cơng ty xuất khẩu có ngoại tệ bán lại cho Chi nhánh. Hiện tại Chi nhánh có các khách hàng xuất khẩu thường xuyên là Công ty TNHH Đại Việt (Xuất khẩu cồn khô sang Thái Lan, Hàn Quốc) Công ty TNHH SX KD TM Trường Hải (Xuất khẩu chè sang Mỹ, Đài Loan.. ), Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước MTV XNK và Đầu tư Hà Nội - Artex (Xuất khẩu cao su tự nhiên sang Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ý...) với lượng ngoại tệ về Chi nhánh mỗi năm khoảng 4 đến 5 triệu USD.

Một phần của tài liệu 0058 giải pháp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tây hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w