Thang đo thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 70)

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

TTCTD Tiếp tục cấp tín dụng

TTCTD1 Khách hàng bổ sung thêm nhiều tài sản đảm bảo hơn TTCTD2 Khách hàng có lịch sử vay vốn và trả nợ tốt

TTCTD3 Khách hàng có khả năng tài chính tốt

TTCTD4 Có phương án kinh doanh/dự án đầu tư mới tốt TTCTD5 Ngân hàng cho vay linh hoạt hơn

Nguồn: Phụ lục 1

Thang đo khó khăn khi giao dịch tín dụng với ngân hàng

Để đo lường khó khăn khi giao dịch tín dụng (KKCTD) sử dụng 05 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số KKCTD1 đến KKCTD5. Thang đo này được xây dựng căn cứ theo các nội dung gồm: mối quan hệ cá nhân, thủ tục khó khăn, vấn đề về tài sản đảm bảo, khả năng tài chính, tình hình nợ xấu của ngân hàng. Các biến quan sát và mã số tương ứng được trình bày như bảng dưới đây:

Bảng 2.19: Thang đo thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

KKCTD Khó khăn khi giao dịch tín dụng

KKCTD1 Khách hàng không có quan hệ cá nhân với ngân hàng KKCTD2 Thủ tục vay vốn khó khăn/phức tạp

KKCTD3 Tài sản đảm bảo không đủ

KKCTD4 Phải chứng minh khả năng tài chính đủ để thực hiện việc thanh toán nợ vay

KKCTD5 Tình hình nợ xấu của ngân hàng quá cao

Nguồn: Phụ lục 1

Thang đo chất lƣợng dịch vụ tín dụng

Thang đo cho thành phần chất lượng dịch vụ tín dụng (CLTD) được đo bằng 08 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số CLTD1 đến CLTD8, bao gồm các biến quan sát như sau:

Bảng 2.20: Thang đo thành phần chất lƣợng dịch vụ tín dụng Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

CLTD Chất lƣợng dịch vụ tín dụng

CLTD1 Thời gian xem xét, quyết định cho vay nhanh

CLTD2 Các thông báo thay đổi liên quan đến khoản vay gửi cho khách hàng kịp thời

CLTD3 Sản phẩm tín dụng đa dạng

CLTD4 Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng rất hiện đại CLTD5 Văn phòng, trụ sở giao dịch của ngân hàng khang trang CLTD6 Hệ thống mạng lưới ngân hàng nhiều và rộng khắp CLTD7 Thái độ phục vụ của nhân viên tốt

CLTD8 Giải ngân vốn vay đúng thời hạn cam kết

Nguồn: Phụ lục 1

Thang đo giá cả tín dụng

Thành phần giá cả tín dụng (GCTD) được đánh giá dựa trên cảm nhận của khách hàng về chi phí sử dụng vốn tín dụng. Thành phần này được đo lường bằng 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số GCTD1 đến GCTD3, trong đó gồm 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí ban đầu, 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí trong tháng, 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí chi trả cho toàn bộ giao dịch.

Bảng 2.21: Thang đo thành phần giá cả tín dụng

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

GCTD Giá cả tín dụng

GCTD1 Mức lãi suất/phí giao dịch tín dụng được thỏa thuận ban đầu là khá cao GCTD2 Số tiền lãi/phí giao dịch tín dụng hàng tháng khá lớn

GCTD3 Tổng mức chi trả cho mỗi giao dịch tín dụng khá cao.

Nguồn: Phụ lục 1

Thang đo mở rộng tín dụng

Nghiên cứu sử dụng thang đo để đo lường mở rộng tín dụng (MRTD) bao gồm 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số MRTD1 đến MRTD3, được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 2.22: Thang đo mở rộng tín dụng

Ký hiệu Các phát biểu

MRTD Mở rộng tín dụng

MRTD1 Anh/chị sẽ sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượt sử dụng đối với sản phẩm dịch vụ

MRTD2 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượng sản phẩm dịch vụ

MRTD3 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt giá trị của khoản giao dịch

Nguồn: Phụ lục 1

2.4.2.3. Thông tin mẫu nghiên cứu

Tiến hành phát trực tiếp 385 phiếu cho cán bộ tín dụng tại Chi nhánh và các Phòng giao dịch của Agribank Bến Tre, chủ sở hữu/người quản lý khu DLST. Sau khi các đối tượng trên đánh giá xong thì thu lại ngay Phiếu khảo sát, tiến hành loại ra những Phiếu khảo sát nào không hợp lệ thì còn lại 301 phiếu hợp lệ. Dựa trên thông tin cá nhân, nếu xét về giới tính thì có 148 người là Nam chiếm 49,2% và 153 người là Nữ chiếm 50,8%; xét về độ tuổi thì có 69 người dưới 25 tuổi chiếm 22,9%, 120 người có tuổi từ 25 – 35 chiếm 39,9%, 93 người từ 36 – 45 chiếm 30,9%, 19 người trên 45 tuổi chiếm 6,3%; 75 cán bộ tín dụng chiếm 24,9%, 226 người chủ sở hữu/người quản lý chiếm 75,1% (Phụ lục 2).

2.4.2.4 Điểm trung bình cho các thang đo

Từ 301 Phiếu khảo sát thu được, tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, sau đó tính toán ra điểm trung bình cho từng biến quan sát, ta thu được kết quả mô tả chi tiết trong phần Phụ lục 3. Từ kết quả của Phụ lục 3 ta lọc dữ liệu và tính toán điểm trung bình cho từng biến độc lập (theo phương pháp trung bình cộng) để xem thử mức độ đồng ý hay không đồng ý của từng nhân tố. Điểm trung bình của các nhân tố từ chối cấp tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, khó khăn giao dịch tín dụng, chất lượng tín dụng và giá cả tín dụng lần lượt là 3,71; 3,68; 3,76; 3,8; 4,04 căn cứ trên thang đo ta thấy kết quả khảo sát đồng ý các nhân tố trên, trong đó nhân tố giá cả tín dụng tại Chi nhánh

cao đạt được sự đồng ý cao nhất. Điểm trung bình nhân tố MRTD là 4,01, căn cứ trên thang đo xác định kết quả khảo sát đồng ý MRTD.

2.4.2.5. Kiểm định mô hình đo lường

Các thang đo được sử dụng để đo lường các biến quan sát cần phải được kiểm định lại để đảm bảo tính chất phù hợp với bối cảnh và điều kiện nghiên cứu. Để kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần trong thang đo, công cụ Cronbach‟s Alpha được áp dụng trong đề tài này.

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach‟s Alpha của chương trình SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố thành phần và tương quan giữa các biến quan sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) khi Cronbach‟s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì Cronbach‟s Alpha được đề nghị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được. Trong trường hợp đề tài nghiên cứu này được xem như mới với người trả lời nên các kết quả Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,6 đều được chấp nhận. Ngoài ra, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến - tổng nhỏ hơn 0,4 đều bị loại vì đây là biến rác.

Bảng 2.23: Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach' s Alpha HSTQB - Tổng nhỏ nhất Cronbach's Alpha nếu xóa

biến quan sát 1 Từ chối cấp tín dụng 6 0.911 0.600 0.916 2 Tiếp tục cấp tín dụng 5 0.737 0.373 0.733 3 Khó khăn cấp tín dụng 5 0.711 0.020 0.824 4 Chất lượng tín dụng 8 0.860 0.391 0.872 5 Giá cả tín dụng 3 0.672 0.460 0.610 6 Mở rộng tín dụng 3 0.670 0.443 0.650 Nguồn: Phụ lục 4

Nhìn vào Phụ lục 4 ta thấy hệ số tương quan biến – tổng của biến quan sát TTCTD2 là 0,373 nhỏ hơn 0,4 nhưng không loại biến quan sát này ra khỏi thang đo vì nếu loại biến này thì Cronbach‟s Alpha giảm xuống còn 0,733 thấp hơn Cronbach‟s Alpha ban đầu 0,737 (bảng 2.23).

Tương tự, thang đo Khó khăn giao dịch tín dụng có biến quan sát KKCTD5 với hệ tương quan biến – tổng là 0,02 (Phụ lục 4) nhỏ hơn 0,4 nên cần phải loại bỏ ra khỏi thang đo. Sau khi loại biến quan sát KKCTD5 thì Cronbach‟s Alpha là 0,824 (bảng 2.24) lớn hơn Cronbach‟s Alpha ban đầu 0,711, chứng tỏ độ tin cậy của thang đo tăng lên. Do đó thang đo Khó khăn giao dịch tín dụng sẽ còn 4 biến quan sát là KKCTD1, KKCTD2, KKCTD3, KKCTD4.

Thang đo Chất lượng tín dụng có biến quan sát CLTD8 với hệ số tương quan biến – tổng là 0,391 (Phụ lục 4) nhỏ hơn 0,4 nên cần phải loại bỏ ra khỏi thang đo để độ tin cậy từ 0,86 tăng lên 0,872 (bảng 2.24). Sau khi loại bỏ biến quan sát CLTD8 thì thang đo chất lượng sẽ còn 7 biến quan sát. Sau đây là kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach‟s Alpha sau khi loại KKCTD5 và CLTD8 ra khỏi thang đo

Bảng 2.24: Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ biến quan sát

STT Thang đo Số biến

quan sát Cronbach's Alpha HSTQB - Tổng nhỏ nhất 1 Từ chối cấp tín dụng 6 0.911 0.600 2 Tiếp tục cấp tín dụng 5 0.737 0.373 3 Khó khăn giao dịch tín dụng 4 0.824 0.537 4 Chất lượng tín dụng 7 0.872 0.450 5 Giá cả tín dụng 3 0.672 0.460 6 Mở rộng tín dụng 3 0.670 0.443 Nguồn: Phụ lục 4

Các thang đo trên chấp nhận được vì Cronbach‟s Alpha đều lớn hơn 0,6

KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue > 1 (Gerbing & Anderson, 1998).

Theo Hair & ctg (1998), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, factor loading > 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Kết quả EFA trong Phụ lục 7 cho thấy hệ số KMO = 0,514 nên EFA phù hợp với dữ liệu và kiểm định Bartlett đạt giá trị 76,643 với mức ý nghĩa 0,000, vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được là 81,633% thể hiện rằng 05 nhân tố được rút ra giải thích 81,633% biến thiên của dữ liệu, hệ số Eigenvalue = 1,765. Hệ số tải nhân tố trong bảng 2.25 đều lớn hơn 0,5 nên được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Từ đó cho thấy các thang đo rút ra là chấp nhận được. Kết quả hệ số Cronbach‟s Alpha sau khi sắp xếp lại các quan sát cũng đạt yêu cầu.

Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), các thang đo thành phần được chia ra thành 05 nhân tố với 25 biến quan sát. Các nhân tố trích ra đều đạt độ tin cậy và giá trị.

Bảng 2.25: Kết quả EFA các thang đo thành phần CLTD TCCTD TTCTD KKCTD GCTD CLTD TCCTD TTCTD KKCTD GCTD CLTD4 .909 CLTD7 .908 CLTD2 .908 CLTD6 .897 CLTD5 .897 CLTD1 .850 CLTD3 .799 TCCTD6 .960 TCCTD5 .957 TCCTD1 .954 TCCTD3 .927 TCCTD2 .782 TCCTD4 .628 TTCTD1 .919 TTCTD2 .910 TTCTD3 .910 TTCTD4 .903 TTCTD5 .882 KKCTD2 .958 KKCTD1 .956 KKCTD4 .947 KKCTD3 .946 GCTD2 .793 GCTD1 .784 GCTD3 .729 Biến quan sát Nhân tố Nguồn: Phụ lục 5

2.4.2.6. Kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) và các giả thuyết nghiên cứu cần phải được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy. Phương pháp thực hiện hồi quy là phương pháp Enter đưa vào lần lượt. Hồi quy đa biến nhằm xác định vai trò quan trọng của từng nhân tố trong việc đánh giá mối liên hệ của chúng đối với khả năng MRTD.

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R- Square. Hệ số R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, tuy nhiên không phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu. Trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R - Square đã điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không thổi phồng quá mức phù hợp. Ngoài ra, cần kiểm tra hiện tượng tự tương quan bằng hệ số Durbin – Watson (1< Durbin – Watson < 3) và không có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (1< VIF < 2.5). Hệ số Beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố. Beta càng cao thì mức độ tác động của biến vào đối tượng càng lớn (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số xác định R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0,679, nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến tỷ lệ 67,9% (hay mô hình đã giải thích được 67,9% sự biến thiên của biến phụ thuộc MRTD). Giá trị Sig. đã chỉ ra rằng cả 05 nhân tố là có tác động đáng kể (có ý nghĩa thống kê) đối với MRTD. Năm nhân tố đó gồm: từ chối cấp tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, khó khăn giao dịch tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng và giá cả tín dụng với các hệ số chuẩn hóa nằm trong khoảng từ -0,476 đến 0,291. Thông qua giá trị R2

, 67,9% của việc MRTD có thể được giải thích bởi 05 biến độc lập (hệ số Durbin – Watson thỏa mãn: 1 < 1,940 < 3; và các giá trị VIF < 2.5) (xem phụ lục 6). Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội đưa ra là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Sau đây là bảng kết quả hồi quy:

Bảng 2.26: Kết quả hồi quy

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

T Sig. Thống kê cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 Hằng số 2.324 0.276 8.426 0.000 TCCTD_TB -0.241 0.038 -0.269 -6.342 0.005 0.808 1.237 TTCTD_TB 0.231 0.04 0.272 5.775 0.004 0.845 1.183 KKCTD_TB -0.132 0.038 -0.148 -3.474 0.005 0.935 1.070 CLTD_TB 0.230 0.043 0.291 5.349 0.000 0.914 1.094 GCTD_TB -0.352 0.046 -0.476 -7.652 0.000 0.969 1.032 Nguồn: Phụ lục 8

Nhìn vào bảng 2.26 trên cho thấy có 2 nhân tố có tác động thuận chiều (hệ số Beta dương) và 3 nhân tố có tác động nghịch chiều (Beta âm) đến MRTD. Ngoài ra, đồ thị phần dư có dạng phân phối chuẩn, do đó có sự tác động của các nhân tố đối với biến phụ thuộc là MRTD. Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Y = - 0,269X1 + 0,2727X2 – 0,148X3 + 0,291X4 – 0,476 X5 Trong đó, Y : Mở rộng tín dụng (MRTD) X1 : Từ chối cấp tín dụng (TCCTD) X2 : Tiếp tục cấp tín dụng (TTCTD) X3: Khó khăn giao dịch tín dụng (KKCTD) X4 : Chất lượng dịch vụ tín dụng (CLTD) X5 : Giá cả tín dụng (GCTD)

Các hệ số hồi quy chuẩn và giá trị Sig thu được từ mô hình được sử dụng để kiểm định các giả thuyết thống kê. Bảng trình bày dưới đây sẽ giải thích chi tiết về kết quả kiểm định của từng giả thuyết trong số 05 giả thuyết được nêu:

Bảng 2.27: Các hệ số hồi quy Các Các

giả

thuyết Quan hệ

Hệ số chuẩn

hóa Beta Sig.

Kiểm định giả thuyết H1 TCCTD --- MRTD (-) -0.269 0.005 Chấp nhận H2 TTCTD --- MRTD (+) 0.272 0.004 Chấp nhận H3 KKCTD --- MRTD (-) -0.148 0.005 Chấp nhận H4 CLTD --- MRTD (+) 0.291 0.000 Chấp nhận H5 GCTD --- MRTD (-) -0.476 0.000 Chấp nhận Nguồn: Phụ lục 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)