7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.3.2.1. Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo sản phẩm
Bảng 2.10: Dƣ nợ tín dụng phát triển DLST theo sản phẩm tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 Đvt: tỷ đồng Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 DLST miệt vườn 668.83 744.31 890.40 984.13 1,172.16 1,293.92 DLST biển 15.05 35.07 14.48 78.65 68.22 156.66 Tổng 683.88 779.38 904.88 1,062.78 1,240.38 1,450.58
Dư nợ cho vay phát triển DLST miệt vườn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, cụ thể từ năm 2010 đến 2015 lần lượt là 97,8%; 95,5%; 98,4%; 92,6%; 94,5%; 89,2%. Nguyên nhân là do Bến Tre có tiềm năng phát triển loại hình DLST miệt vườn với nhiều loại cây ăn trái như chôm chôm, bòn bon, măng cụt,…; vườn dừa với nhiều chủng loại như dừa dứa, dừa dâu,…; vườn hoa kiểng, cây cảnh,… tập trung tại các huyện Châu Thành, Thành phố Bến Tre và Chợ Lách. Tuy nhiên, loại hình DLST biển gần đây cũng được nhà nước quan tâm chú ý, tạo nhiều điều kiện để cho người dân tham gia khai thác loại hình du lịch biển tại các huyện như Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri. Đây là thị trường tiềm năng để cho Chi nhánh có thể MRTD nhằm phục vụ phát triển DLST trong tương lai.
2.3.2.2 Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo k hạn
Bảng 2.11: Dƣ nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ hạn tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
Đvt: tỷ đồng
Thời hạn 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Ngắn hạn 38.30 45.98 56.10 47.83 52.10 73.98
Trung và dài hạn 645.58 733.40 848.78 1,014.95 1,188.28 1,376.60
Tổng 683.88 779.38 904.88 1,062.78 1,240.38 1,450.58
Nguồn: Agribank Bến Tre
Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tổng dư nợ tín dụng phát triển DLST, cụ thể từ năm 2010 đến 2015 lần lượt là 5,6%; 5,9%; 6,2%; 4,5%; 4,2%; 5,1%. Nguyên nhân là do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh du lịch cần đầu tư khoản vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn cho cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở hạ tầng giao thông du lịch,... Còn những khoản vốn ngắn hạn như phục vụ cho ăn uống, chi phí vận chuyển,… có thể dùng khoản tiền thu từ du khách để hoàn trả. Đây là lý do vì sao dư nợ tín dụng ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.
2.3.2.3 Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đ i tượng khách hàng
Bảng 2.12: Dƣ nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đối tƣợng khách hàng tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
Đvt: tỷ đồng
Khách hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015
KH Cá nhân 415.94 487.19 497.24 590.25 709.09 831.67 KH Doanh nghiệp 267.94 292.19 282.14 314.63 353.69 408.71
Tổng 683.88 779.38 904.88 1,062.78 1,240.38 1,450.58
Nguồn: Agribank Bến Tre
Dư nợ tín dụng phát triển DLST theo khách hàng thì chủ yếu Chi nhánh cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ cho giai đoạn 2010 – 2015 lần lượt như sau 60,82%; 62,51%; 63,8%; 65,23%; 66,72%; 67,05%. Nguyên nhân chính là do trong khoảng thời gian này chủ yếu cá nhân, hộ gia đình khai thác DLST theo kiểu homestay tại địa phương rất phát triển nên họ cần vốn đầu tư. Đây là loại hình du lịch được du khách nước ngoài rất ưa chuộng nên tiếp tục phát triển trong thời gian tới ở những vùng có tiềm năng.
2.3.2.4. Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thái
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ nợ xấu 0.49% 1.08% 0.50% 1% 0.81% 0.34%
Nguồn: Agribank Bến Tre
Công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh tốt nên nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển DLST ở ngưỡng cho phép.
2.3.3. Thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
2.3.3.1. Mở rộng s lượng khách hàng
Bảng 2.14: Bảng tính đo lƣờng mở rộng số lƣợng khách hàng quan hệ tín dụng phát triển DLST tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
Đvt: khách hàng, % Năm Số lƣợng KHQHTD Tỷ trọng 2010 91,297 503 Tăng (giảm) tuyệt đối % 0.55% 2011 81,774 530 27 5.4% 0.65% 2012 82,881 559 29 5.5% 0.67% 2013 88,314 595 36 6.4% 0.67% 2014 92,288 634 39 6.6% 0.69% 2015 95,092 680 46 7.3% 0.72% Số lƣợng KHQHTD PTDLST
Nguồn: Tự tính của tác giả
Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy số lượng khách hàng được cấp tín dụng để đầu tư phát triển DLST trong giai đoạn 2010 – 2015 đều tăng, cụ thể năm 2011 tăng so với năm 2010 là 27 khách hàng, tỷ lệ tăng 5,4%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 29 khách hàng, tỷ lệ tăng 5,5%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 36 khách hàng, tỷ lệ tăng 6,4%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 39 khách hàng, tỷ lệ tăng 6,6%; năm 2015 tăng so với năm 2014 là 46 khách hàng, tỷ lệ tăng 7,3%. Qua đó ta thấy, số lượng khách hàng được cấp tín dụng tại Chi nhánh ngày càng tăng, điều này chứng tỏ trong thời gian qua tại Chi nhánh có sự mở rộng quy mô số lượng khách hàng tuy nhiên mở rộng quy mô này chưa cao lắm. Số lượng khách hàng vay vốn phát triển DLST chủ yếu là cá nhân hay hộ gia đình vì để đầu tư cho DLST thì người dân tại địa phương có thể sử dụng vườn cây ăn trái, vườn dừa, hệ thống sông, kênh rạch,… các điều kiện tự nhiên có sẵn tại địa phương để làm du lịch ngay tại đất của hộ gia đình mà không cần phải thành lập doanh nghiệp vẫn có thể thu hút du khách.
Tình hình số lượng khách hàng được cấp tín dụng phát triển DLST trên tổng khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh từ 2010 đến 2015 lần lượt như sau: 0,55%; 0,65%; 0,67%; 0,67%; 0,69%; 0,72%. Tỷ trọng khách hàng quan hệ tín dụng phát triển DLST trên tổng khách hàng quan hệ tín dụng ngày càng tăng qua thời gian, điều này chứng tỏ có sự mở rộng số lượng khách hàng. Tuy nhiên sự mở rộng này chưa cao lắm. Do đó, trong tương lai Chi nhánh nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn vay để đầu tư cho loại hình du lịch này nhằm mục đích đưa ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đây là ngành “công nghiệp không khói” giúp tạo sinh kế cho người dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao hiệu quả làm kinh tế - xã hội tại địa phương.
2.3.3.2. Mở rộng dư nợ tín dụng
Bảng 2.15: Bảng tính đo lƣờng mở rộng dƣ nợ tín dụng phát triển DLST tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
Đvt: tỷ đồng, % Năm Dƣ nợ tín dụng Tỷ trọng 2010 4,469.8 683.88 Tăng (giảm) tuyệt đối % 15.30% 2011 4,723.3 779.38 95.5 13.96% 16.50% 2012 5,296.3 904.88 125.5 16.10% 17.09% 2013 6,216.1 1,062.78 157.9 17.45% 17.10% 2014 7,004.9 1,240.38 177.6 16.71% 17.71% 2015 8,197.8 1,450.58 210.2 16.95% 17.69% Dƣ nợ tín dụng PTDLST
Nguồn: Tự tính của tác giả
Dư nợ tín dụng phát triển DLST trong giai đoạn 2010 – 2015 ngày càng tăng, cụ thể năm 2011 tăng hơn so với 2010 là 95,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,96%; năm 2012 tăng hơn so với 2011 là 125,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,1%; năm 2013 tăng so với 2012 là 157,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 17,45%; năm 2014 tăng so với 2013 là 177,6 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 16,71%; năm 2015 tăng so với 2014 là 210,2 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 16,95%.
Điều này cho thấy trong thời gian qua có sự mở rộng dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng tại Chi nhánh.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng phát triển DLST trong khoảng thời gian từ 2010 – 2015 lần lượt chiếm 15,3%; 16,5%; 17,09%; 17,1%; 17,71%; 17,69%. Tỷ trọng này ngày càng tăng chứng tỏ dư nợ tín dụng phát triển DLST ngày càng mở rộng.
2.3.3.3. Mở rộng doanh s tín dụng
Bảng 2.16: Bảng tính đo lƣờng mở rộng doanh số tín dụng phát triển DLST tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015
Đvt: tỷ đồng, % Năm Doanh số tín dụng Tỷ trọng 2010 5,965.439 1,196.30 Tăng (giảm) tuyệt đối % 20.05% 2011 6,534.419 1,342.74 146.44 12.24% 20.55% 2012 7,298.839 1,561.49 218.75 16.29% 21.39% 2013 8,408.263 1,848.48 286.98 18.38% 21.98% 2014 9,505.541 2,154.45 305.97 16.55% 22.67% 2015 11,092.966 2,522.57 368.12 17.09% 22.74% Doanh số TDPTDLST
Nguồn: Tự tính của tác giả
Nhìn vào bảng 2.16 trên ta thấy doanh số tín dụng phát triển DLST từ năm 2010 đến 2015 đều tăng, cụ thể năm 2011 tăng so với 2010 là 146,44 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 12,24%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 218,75 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 16,29%; năm 2013 tăng so với 2012 là 286,98 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 18,38%; năm 2014 tăng so với năm 2013 là 305,97 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 16,55%; năm 2015 tăng so với 2014 là 368,12 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 17,09%. Điều đó cho thấy doanh số tín dụng phát triển DLST tại Chi nhánh được mở rộng. Nguyên nhân mở rộng doanh số tín dụng phát triển DLST là do lãi suất cho vay của Chi nhánh trong giai đoạn này được điều chỉnh liên tục giảm nên khách hàng có thể tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển du lịch.
Tỷ trọng doanh số tín dụng phát triển DLST trên tổng doanh số trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015 lần lượt là 20,05%; 20,55%; 21,39%; 21,98%; 22,67%; 22,74%.
Tỷ trọng trên qua thời gian ngày càng tăng, điều này chứng tỏ doanh số tín dụng phát triển DLST ngày càng được mở rộng.
2.4. Phân tích định lƣợng nhân tố tác động đến việc mở rộng tín dụng phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre
2.4.1. Mô hình nghiên cứu
2.4 1 1 Cơ sở mô hình
Khi khách hàng trình ra hồ sơ đề nghị NHTM cấp tín dụng thì chính các quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng sẽ ảnh hưởng đến mức độ MRTD của ngân hàng, về mặt số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng, doanh số tín dụng. Để quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng thì ngân hàng phải dựa trên nhiều yếu tố. Theo Trương Quang Thông (2010) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng cho các khách hàng của ngân hàng bao gồm: Không có tài sản đảm bảo; Báo cáo tài chính cung cấp không đầy đủ - thiếu minh bạch; Vốn tự có thấp; Khách hàng không đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn; Viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh không khả quan; Không có quan hệ cá nhân với ngân hàng; Khả năng trả nợ thấp; Hồ sơ thủ tục cung cấp không đầy đủ.
Đối với trường hợp các khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc tiếp tục duy trì việc cấp tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng bảo toàn quy mô tín dụng, tạo đà phát triển cho việc MRTD. NHTM quyết định từ chối hay tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng cũ được căn cứ chủ yếu vào những tiêu chí, những dấu hiệu biểu hiện cụ thể của các khách hàng.
Đứng ở góc độ khách hàng thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng phụ thuộc vào nhu cầu vốn tín dụng từ đó tác động đến MRTD của ngân hàng. Theo Paul Mpuga (2008), nhu cầu tín dụng của cá nhân (hộ gia đình) tác động trực tiếp đến việc tiếp cận TDNH, từ đó ảnh hưởng đến việc MRTD. Theo ông nhu cầu tín dụng chịu ảnh hưởng
bởi 2 nhân tố là đặc điểm của cá nhân (hộ gia đình) và thuộc tính của ngân hàng như lãi suất tín dụng, điều khoản cho vay.
Ngoài ra, khi khách hàng tìm đến NHTM với mục tiêu tìm kiếm nguồn tài trợ, các khách hàng này cũng dựa trên những đánh giá về lãi suất tín dụng của ngân hàng, về chính sách tín dụng, thời gian giải quyết hồ sơ, hệ thống mạng lưới, công nghệ ngân hàng, các yêu cầu hồ sơ thủ tục, tài sản đảm bảo, … Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn đánh giá này mà khách hàng sẽ quyết định việc tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng, qua đó tác động đến khả năng MRTD của NHTM. Các tiêu chuẩn trên được sắp xếp lại thành 3 nhóm chính phục vụ cho thiết kế nghiên cứu, gồm: giá cả tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng, khó khăn giao dịch tín dụng.
Phát triển DLST thường thực hiện ở khu vực nông thôn vì điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để đầu tư khai thác nhưng người dân địa phương thường gặp khó khăn trong khâu tìm kiếm nguồn vốn. Theo Anmar Siamwalla và các cộng sự (1990) nghiên cứu về tín dụng ở khu vực nông thôn tại Thái Lan sự tiếp cận tín dụng của hộ nông dân thì cần phải có sự can thiệp của chính phủ bằng các chủ trương, chính sách của mình. Nghiên cứu này cũng đã kết luận rằng khu vực cho vay phi chính thức với mức lãi suất cao hơn nhưng hộ gia đình vẫn chấp nhận vay vì khả năng tiếp cận nguồn vốn TDNH gặp nhiều khó khăn. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng MRTD của những ngân hàng ở khu vực nông thôn.
Nguyễn Đình Cung (2012) đã cho rằng các yếu tố như thủ tục phiền hà, không có thế chấp, phải trả thêm phụ phí, không có vốn đối ứng là rào cản tồn tại gây khó khăn cho khách hàng khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Từ những phân tích trên ta rút ra được các nhân tố tác động đến khả năng MRTD của NHTM như từ chối cấp tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, khó khăn giao dịch tín dụng với ngân hàng, chất lượng dịch vụ tín dụng và giá cả tín dụng. Đây là cơ sở để xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Do đó chúng ta sẽ xây dựng giả thuyết từ những nhân tố này như sau:
Từ chối cấp tín dụng và mở rộng tín dụng
Khi khách hàng không đủ điều kiện vay như không có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính không minh bạch rõ ràng,… nên ngân hàng từ chối cho vay và từ đó làm giảm khả năng MRTD của ngân hàng. Giả thuyết thứ nhất được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: Khi ngân hàng càng có nhiều (ít) đi các quyết định từ chối cấp tín
dụng thì việc MRTD sẽ giảm (tăng)
Tiếp tục cấp tín dụng và mở rộng tín dụng
Đối với những khách hàng đã từng được ngân hàng cấp tín dụng, hiện tại đang được ngân hàng xem xét để có nên cho vay tiếp hay không thì dựa trên các yếu tố như có nhiều tài sản đảm bảo hơn, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, việc cho vay linh hoạt hơn, … Như vậy, khi ngân hàng quyết định tiếp tục duy trì và gia tăng quan hệ tín dụng với khách hàng cũ sẽ góp phần đáng kể vào việc MRTD. Giả thuyết thứ hai được phát biểu như sau:
Giả thuyết H2: Khi ngân hàng tăng (giảm) việc tiếp tục cấp tín dụng thì MRTD sẽ
tăng (giảm)
Khó khăn giao dịch tín dụng và mở rộng tín dụng
Khi khách hàng muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng nhưng lại gặp phải một số khó khăn trở ngại nhất định. Nếu không thể giải quyết được những khó khăn này thì khách hàng có thể không nhận được tài trợ tín dụng nào từ ngân hàng. Khi khách hàng thực hiện việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái gặp một số khó khăn như thiếu tài sản thế chấp hoặc không có bảo lãnh, thủ tục vay vốn khó khăn phức tạp, …. Do đó, giả thuyết thứ ba được phát biểu như sau:
Giả thuyết H3: Khi càng có nhiều (ít) khó khăn giao dịch tín dụng với ngân hàng thì
MRTD sẽ giảm (tăng)
Chất lƣợng dịch vụ tín dụng và mở rộng tín dụng
Chất lượng dịch vụ tín dụng được thể hiện rõ qua cảm nhận của khách hàng và những phản ánh từ phía khách hàng được ngân hàng ghi nhận lại qua những lần giao
dịch, bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ, thái độ phục vụ, khả