7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
3.3.2.2. Chú trọng công tác kế toán
Các đơn vị kinh doanh DLST cần chú trọng quan tâm việc tổ chức hạch toán kế toán, cập nhật sổ sách kế toán kịp thời đầy đủ và đảm bảo tính xác thực của thông tin. Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng các đơn vị kinh doanh DLST thuê người ngoài làm báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Một số trường hợp sổ sách kế toán mà các đơn vị cung cấp cho Ngân hàng đôi khi chỉ mang tính hình thức đối phó. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tình hình tài chính dựa trên các số liệu này, kết quả thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Chi nhánh vẫn luôn đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp như là biện pháp cuối cùng để thu hồi vốn khi khách hàng không còn khả năng chi trả. Do vậy, các đơn vị kinh doanh DLST cần thiết nên hình thành thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán một cách
nghiêm chỉnh và trung thực, đảm bảo tính minh bạch của thông tin. Để khi cần thiết, có thể giải trình các thắc mắc của cán bộ ngân hàng về số liệu báo cáo tài chính một cách trôi chảy, thuyết phục.
3.3.2 3 Tăng tính minh bạch trong báo cáo tài chính
Đơn vị kinh doanh DLST cần gia tăng hoạt động thanh toán qua ngân hàng như: thanh toán tiền phí dịch vụ cung ứng như khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí; thanh toán lương nhân viên;... Việc giao dịch qua ngân hàng càng nhiều sẽ có nhiều lợi thế hơn khi vay vốn ngân hàng. Các luồng tiền ra - vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng được minh bạch rõ ràng sẽ giúp cho ngân hàng có đánh giá đúng về hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng xin vay vốn.
3.3.2.4. Lập phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư chuyên nghiệp
Đa số các chủ đơn vị kinh doanh DLST thường không có nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính, quản trị kinh doanh, chủ yếu thuê người làm dịch vụ kế toán, và hầu hết các nhân viên không biết cách tạo lập được phương án sản xuất kinh doanh tốt. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn sơ sài. Do vậy, thiếu tính thuyết phục Ngân hàng khi xem xét thẩm định hỗ trợ vốn.
Trước hết cần chủ động tiếp cận tìm hiểu nghiên cứu các cơ chế, chính sách, điều kiện và thủ tục cấp tín dụng của Ngân hàng để tiếp cận được nguồn vốn vay phù hợp với nhu cầu của mình. Nắm bắt thông tin cần thiết và có kỹ năng làm việc với Ngân hàng. Từ đó có thể cải thiện được khả năng tự xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Việc tự thân các doanh nghiệp/chủ đơn vị kinh doanh DLST tự lập dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả và tính khả thi cao. Khả năng phán đoán được những tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết kịp thời sẽ dễ thuyết phục Ngân hàng hơn trong việc cấp tín dụng. Phương án kinh doanh cần đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng quản lý, khả năng vốn tự có của đơn vị.
3.3.2.5. Tìm hiểu những hình thức đảm bảo nợ vay
Tìm hiểu những hình thức đảm bảo nợ vay để có thế tiếp cận vốn vay của Ngân hàng khi có nhu cầu. Đại đa số khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng là khách hàng cá nhân (hộ gia đình) ở khu vực nông thôn nên có thể họ không biết được ngoài thế chấp tài sản là các bất động sản thì Ngân hàng còn sử dụng những hình thức đảm bảo khác như bảo lãnh vay vốn của bên thứ ba bằng tài sản của họ thì cũng có thể giúp cho khách hàng tiếp cận được vốn vay của Ngân hàng.
3.3.2.6. Hoàn trả nợ vay đúng hạn cam kết
Khách hàng thực hiện hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng vay vốn để tạo lịch sử vay và trả nợ tốt đối với Ngân hàng. Lịch sử trả nợ ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng nếu khách hàng có lịch sử trả nợ tốt thì những lần vay vốn sau Ngân hàng sẽ dễ dàng cấp tín dụng hơn. Trường hợp khách hàng vay vốn không thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng thì lịch sử không tốt này sẽ được lưu giữ trong hệ thống thông tin của Ngân hàng và trên hệ thống thông tin tín dụng (CIC) nên các ngân hàng khác và các loại hình tổ chức tín dụng khác dễ dàng cập nhật được thông tin này và sẽ từ chối cấp tín dụng cho khách hàng đó nếu khách hàng đến vay vốn.
3.3.2.7. Chủ động tìm hiểu sản phẩm tín dụng
Nếu khách hàng cần vốn để đầu tư phát triển DLST thì khách hàng cần cân nhắc lợi ích khi sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau. Nguồn tài trợ vốn cho khách hàng có thể là vốn góp của nhà đầu tư, vốn vay từ mối quan hệ thân quen, vốn tín dụng của ngân hàng,… Mỗi nguồn tài trợ đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó khách hàng cần chủ động tìm hiểu từng nguồn tài trợ để có sự so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn. Do đó khách hàng cần phải tìm hiểu về chi phí sử dụng vốn, thời hạn trả, lãi/phí phải trả,… cho từng nguồn tài trợ. Khi cần những thông tin liên quan đến sản phẩm tín dụng của ngân hàng thì khách hàng cần phải chủ động liên hệ với Ngân hàng và sau đó ra quyết định nên sử dụng nguồn tài trợ của Ngân hàng nếu ít tốn kém chi phí nhất, chất
lượng dịch vụ tín dụng tốt, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh DLST.
3.3.2.8. Gia tăng v n chủ sở hữu của khách hàng
Nguồn vốn chủ sở hữu lớn biểu hiện cho năng lực tài chính mạnh, đảm bảo cho khả năng thanh toán cao. Ngoài ra, khi chủ đơn vị kinh doanh DLST muốn mở rộng qui mô kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, tất yếu phải tăng cường tiềm lực tài chính. Thông thường Ngân hàng đều yêu cầu phía khách hàng phải có một tỉ lệ vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư phát triển du lịch. Nhu cầu vốn cho phương án càng cao, thời hạn vay càng dài thì số vốn đối ứng tham gia càng lớn. Vốn tự có càng cao sẽ càng gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng từ Ngân hàng. Do vậy, các đơn vị kinh doanh DLST cần chủ động gia tăng quy mô vốn tự có để đáp ứng được các yêu cầu về vốn chủ sở hữu khi đến vay vốn tại Ngân hàng.
Kết luận chƣơng 3
Sau khi tìm ra nhân tố tác động đến MRTD phát triển DLST, kết hợp với định hướng phát triển DLST và tín dụng phát triển DLST trong tương lai để đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển loại hình du lịch này. Do đó, trong chương 3 đề xuất giải pháp để MRTD phát triển DLST với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre và giải pháp cho các đơn vị có kinh doanh DLST muốn tiếp cận vốn tín dụng tại Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong sử dụng vốn để tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Do đó cần mở rộng về sản phẩm tín dụng của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho khách hàng. DLST là loại hình du lịch gần đây được chú trọng phát triển ở một số quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng để phát triển loại hình du lịch này rất lớn và đây là thị trường tiềm năng hứa hẹn sẽ tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Nhận thức tầm quan trọng của việc cấp vốn tín dụng để phát triển DLST tại vùng nông thôn nên tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Sau khi nghiên cứu lý thuyết nền tảng, tiến hành tìm hiểu thực trạng phát triển DLST tại Bến Tre, thực trạng tín dụng và MRTD phát triển DLST tại Agribank Bến Tre. Tìm hiểu nhân tố tác động lớn đến MRTD tại Chi nhánh là giá cả tín dụng, chất lượng tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, từ chối cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng tại Ngân hàng, dựa vào những nhân tố đó để đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Chi nhánh. Hi vọng những giải pháp trên có thể ứng dụng trong thực tiễn để MRTD tại Chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật
4. Lê Thị Thanh Vân 2012, Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp du lịch tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.
5. Luật số 44/2005/QH11, Luật du lịch, Luật có hiệu lực thi hành 01 tháng 01 năm 2006.
6. Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
7. Nghị quyết số 21/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
8. Nguyễn Minh Kiều 2007, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
9. Nguyễn Đình Cung 2012, „Khó khăn của doanh nghiệp: Vấn đề và giải pháp’,
Hội thảo Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012.
10. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Quyết định số 403/QĐ-TTg Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020.
12. Trương Quang Thông 2010, Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Tài liệu lưu hành nội bộ tại Agribank Bến Tre.
14. http://sovhttdl.bentre.gov.vn/, website của Sở văn hóa thông tin du lịch Bến Tre.
Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
1) A.M.Ravindran and A.Vinodand 2009, `Implications of Micro Finance on Tourism Development and Inclusive Growth in India: Emerging Models`, South Asian Journal of Tourism and Heritage, Vol. 2, No. 1.
2) Ceballos-Lascurain, Hector 1987, "Ecological and Cultural Tourism in Mexico as a Means of Conservation and Socio-economic Development." Proceedings of the International Forum'Conservation of the Americas', held in Indianapolis. 3) Gerbing, David W. & Anderson, James C 1988. An Update Paradigm for Scale
Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments. Journal of Marketing Research, Vol.25, pp.186-192.
4) Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C., 1998. Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International.
5) Ogundiran, Ojuade, Afuape, Isola, Akintayo, Zannu 2012, Proceedings of the 2012 natinal conference on national security and economic development for democratic consolidation.
6) Paul Mpuga 2008, Characteristics of Demand for Rural Credit
7) Siamwalla, Ammar, et al 1990, The Thai Rural Credit System: Public Subsidies, Private Information, and Segmented Markets.
8) Western, David, K. Lindberg, and D. E. Hawkins 1993, “Ecotourism: a guide for planners and managers”.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
BẾN TRE
Kính chào Anh/Chị,
Hiện nay, tôi đang tiến hành một nghiên cứu về “Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre” Tôi mong nhận được sự hỗ trợ từ Anh/Chị bằng việc trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát. Người thích hợp để trả lời phiếu khảo sát này là những cán bộ tín dụng ngân hàng và những nhà quản lý/chủ sở hữu có kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài này. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị.
Phần I:Anh/ Chị vui lòng cho biết ý kiến của Anh/ Chị về các phát biểu dưới đây. Đối với mỗi phát biểu, Anh/ Chị hãy đánh dấu X vào một trong các con số từ 1 đến 5; theo quy ước số càng lớn là Anh/ Chị càng đồng ý.
1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý STT Các phát biểu Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Câu 1: Ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho khách hàng đầu tư phát triển du lịch
sinh thái
1 Khách hàng không có tài sản đảm
bảo, bảo lãnh 1 2 3 4 5
2 Báo cáo tài chính của khách hàng
không đầy đủ hoặc thiếu minh bạch 1 2 3 4 5 3
Khách hàng không đủ khả năng soạn thảo phương án kinh doanh/dự án đầu tư
4 Vốn tự có của khách hàng thấp 1 2 3 4 5
5 Khách hàng không đủ năng trả nợ 1 2 3 4 5
6 Viễn cảnh phát triển du lịch sinh
thái không khả quan 1 2 3 4 5
Câu 2: Ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho khách hàng vì giao dịch tín dụng có
hướng chuyển biến tích cực hơn
7 Khách hàng bổ sung thêm nhiều tài
sản đảm bảo hơn 1 2 3 4 5
8 Khách hàng có lịch sử vay vốn và
trả nợ tốt 1 2 3 4 5
9 Khách hàng có khả năng tài chính
tốt 1 2 3 4 5
10 Có phương án kinh doanh/dự án
đầu tư mới tốt 1 2 3 4 5
11 Ngân hàng cho vay linh hoạt hơn 1 2 3 4 5
Câu 3: Khách hàng gặp khó khăn cản trở khi muốn giao dịch tín dụng với ngân
hàng là do
12 Khách hàng không có quan hệ cá
nhân với ngân hàng 1 2 3 4 5
13 Thủ tục vay vốn khó khăn/phức tạp 1 2 3 4 5
14 Tài sản đảm bảo không đủ 1 2 3 4 5
15
Phải chứng minh khả năng tài chính đủ để thực hiện việc thanh toán nợ vay
1 2 3 4 5
16 Tình hình nợ xấu của ngân hàng
quá cao 1 2 3 4 5
Câu 4: Chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng là rất tốt
17 Thời gian xem xét, quyết định cho
vay nhanh 1 2 3 4 5
18
Các thông báo thay đổi liên quan đến khoản vay gửi cho khách hàng kịp thời
1 2 3 4 5
19 Sản phẩm tín dụng đa dạng 1 2 3 4 5
20 Trang thiết bị và công nghệ của
ngân hàng rất hiện đại 1 2 3 4 5
21 Văn phòng, trụ sở giao dịch của
ngân hàng rất khang trang 1 2 3 4 5
22 Hệ thống mạng lưới ngân hàng
23 Thái độ phục vụ của nhân viên tốt 1 2 3 4 5 24 Giải ngân vốn vay đúng hạn cam
kết 1 2 3 4 5
Câu 5: Anh/Chị cảm thấy giá cả dịch vụ tín dụng ngân hàng là khá cao
25 Mức lãi suất/phí giao dịch tín dụng
được thỏa thuận ban đầu là khá cao 1 2 3 4 5 26 Số tiền lãi/phí giao dịch tín dụng
hàng tháng khá lớn 1 2 3 4 5
27 Tổng mức chi trả cho mỗi giao dịch
tín dụng khá cao 1 2 3 4 5
Câu 6: Anh/Chị sẵn sàng mở rộng giao dịch tín dụng với đối tác
28
Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượt sử dụng đối với sản phẩm dịch vụ
1 2 3 4 5
29
Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượng sản phẩm dịch vụ
1 2 3 4 5
30
Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt giá trị