Kết quả tài chính tại Agribank Bến Tre từ 2010 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 52)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng thu 754.4 1,034.7 946.424 843.834 855.5 876.675 Tổng chi 628.5 842 805.263 671.133 553.4 637.816 Chênh lệch 125.9 192.7 141.161 172.701 302.1 238.859

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh

Tổng thu năm 2012 giảm 88,28 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 8,53%, là do thu từ hoạt động tín dụng giảm 84,935 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 8,5%. Sang năm 2013 tổng thu giảm 102,59 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 10,84%, nguyên nhân là do thu từ hoạt động tín dụng giảm 120,229 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 13,14%. Tổng chi năm 2011 tăng 213,5 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 33,97%, nguyên nhân là do chi trả lãi năm 2011 là 743,104 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 193,235 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,14%. Từ năm 2011 đến năm 2014 tổng chi tại Chi nhánh đều giảm nguyên nhân do chi trả lãi giảm. Tổng chi năm 2015 tăng 84,416 tỷ đồng so với năm 2014, tỷ lệ tăng 15,25%, do chi trả lãi tăng.

Nhìn chung mức chênh lệch thu chi của Chi nhánh trong giai đoạn từ 2010 đến 2015 đều dương, chứng tỏ hoạt động kinh doanh có lời. Năm 2014, mức chênh lệch là cao nhất, nguyên nhân là do hoạt động thu từ lãi tăng nhưng hoạt động chi trả lãi lại giảm.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bến Tre 2.2.1. Phát triển các điểm du lịch sinh thái 2.2.1. Phát triển các điểm du lịch sinh thái

DLST của Bến Tre ngày càng tạo được sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Nhiều nhà đầu tư đã đến khảo sát, lập dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch với quy mô phù hợp và hiện đại. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch không ngừng

được nâng cấp và mở rộng. Các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, các cửa hàng kinh doanh hàng thủ công, mỹ nghệ, hàng đặc sản phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu du khách. Để khai thác lợi thế về loại hình du lịch này, tỉnh Bến Tre đã có kế hoạch đầu tư phát triển một số điểm DLST phù hợp với điều kiện của tỉnh và nhu cầu của du khách. Sau đây là số lượng điểm DLST từ năm 2010 đến 2015.

Bảng 2.5: Số lƣợng điểm DLST tại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2015

Đv: Điểm du lịch TT Địa điểm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Châu Thành 32 33 35 36 36 36 2 TP Bến Tre 6 8 9 9 11 11 3 Chợ Lách 6 7 8 11 12 12 4 Giồng Trôm 0 1 0 2 2 2 5 Bình Đại 1 1 0 1 0 1 6 Ba Tri 0 1 1 1 1 1 7 Mỏ Cày Bắc 0 0 1 1 1 2 8 Mỏ Cày Nam 0 1 1 1 1 2 9 Thạnh Phú 0 0 0 1 1 1 Tổng 45 52 55 63 65 68

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre

Tỉnh Bến Tre gồm 8 huyện và thành phố Bến Tre, trong đó tất cả các huyện và Thành phố đều có tiềm năng phát triển DLST miệt vườn và DLST biển. Nhìn vào bảng 2.5 trên ta thấy điểm DLST tại tỉnh Bến Tre tăng dần qua các năm, tập trung ở huyện Châu Thành, Chợ Lách và Thành phố Bến Tre. Tại 3 địa điểm này chủ yếu phát triển loại hình DLST miệt vườn, thưởng thức trái cây và các món ăn đặc sản vùng quê kết hợp ở nhà dân để cùng trải nghiệm cuộc sống thôn quê theo loại hình du lịch homestay. Tuy nhiên, các điểm du lịch phát triển với quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu kinh doanh theo phương thức hộ gia đình, sản phẩm du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhưng loại hình du lịch này đã dần khẳng định vị thế chủ chốt trong hoạt động du lịch

nói riêng và hoạt động kinh tế địa phương nói chung. Huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm có đều kiện tự nhiên thích hợp phát triển DLST miệt vườn với vườn dừa và vườn trái cây như bưởi da xanh, bòn bon, cam, quýt,… hệ thống kênh rạch chằng chịt, di tích lịch sử Định Thủy, chùa Tuyên Linh,… Ngoài DLST miệt vườn thì Bến Tre còn có tiềm năng phát triển DLST biển tại 3 huyện là Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri. Tuy nhiên, DLST tại 3 huyện này chưa phát triển vì chủ yếu do cá nhân, hộ gia đình bỏ vốn ra đầu tư khai thác theo kiểu tự phát.

2.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật

2.2.2.1. Về v n đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Trong 5 năm từ 2006 đến 2010, triển khai thực hiện 3 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch là giao thông Khu du lịch Cồn Phụng, DLST Hưng Phong, DLST Cái Mơn với tổng giá trị là 73,3 tỷ đồng. Sau đây là nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch từ năm 2010 đến 2015.

Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2010 - 2015 Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn vốn ngân sách 7 4.57 6.3 3.4 35 65.1

Nguồn vốn doanh nghiệp 83 99.85 225.5 174.6 315 355.9

Tổng 90 104.42 231.8 178 350 421

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre

Nguồn vốn đầu tư đã được chú trọng vào năm 2011 và năm 2012, chủ yếu là nguồn vốn từ doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn đầu tư năm 2014 tăng do trong năm huyện Châu Thành đã tổ chức khởi công công trình đường giao thông nối liền các xã Tân Thạch, Quới Sơn và Giao Long. Đây là trục đường chính thuộc dự án phát triển du lịch 8 xã ven sông huyện Châu Thành, một công trình được mong đợi tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các điểm du lịch và thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn và hiện đại, làm cho sản phẩm du lịch địa phương ngày càng phong phú và đa

dạng. Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015, Bến Tre tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Cồn Ốc (Hưng Phong, Giồng Trôm) với số tiền là 26 tỷ đồng; Dự án cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch các xã ven sông Tiền, đoạn Tân Thạch - Giao Long thực với số tiền là 25,1 tỷ đồng; Dự án cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cồn Bửng (Thạnh Hải, Thạnh Phú) trong năm 2015 thực hiện 14 tỷ đồng.

2.2.2.2. Về cơ sở lưu trú

Bảng 2.7: Cơ sở lƣu trú du lịch ở Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

Cơ sở lƣu trú Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số phòng Phòng 698 946 1,124 1,222 1,302 1,354 Tổng số giường Giường 1,146 1,680 1,768 1,955 2,075 2,155

Tổng số Cơ sở 40 45 48 56 57 58

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre

Cơ sở lưu trú tăng đều qua các năm, năm 2010 toàn tỉnh có 1 khách sạn 3 sao, 3 nhà khách, 36 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số là 698 phòng. Đến năm 2015 toàn tỉnh có 1 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 1 sao và gần 50 khách sạn, nhà nghỉ khác đã đủ sức phục vụ du khách từ bình dân đến cao cấp.

Ngoài ra, loại hình du lịch homestay gần đây của tỉnh được du khách nước ngoài đặc biệt ưa thích vì du khách sẽ được nghỉ ngơi, ăn uống và thư giãn tại các hộ gia đình kinh doanh theo loại hình du lịch này mà không cần sử dụng tới khách sạn, nhà nghỉ.

2.2.3. Phát triển về lƣợng khách du lịch

Bảng 2.8: Lƣợng du khách tới Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

Đvt: lƣợt khách

Lƣợng khách 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Khách quốc tế 230,125 261,000 300,500 341,800 393,700 447,100 Khách nội địa 310,084 349,000 392,500 458,600 510,300 583,000

Tổng 540,209 610,000 693,000 800,400 904,000 1,030,100

Biểu đồ 2.4: Lƣợng du khách tới Bến Tre trong giai đoạn 2010 – 2015

Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta thấy tổng lượng khách tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 69.791 lượt tương đương 12,92%, trong đó lượng khách trong nước tăng 13,42%, lượng khách quốc tế tăng 12,55%. Sang năm 2012, tổng lượt khách tăng so với năm 2011 là 83.000 lượt tương đương 11,98%, trong đó lượng khách trong nước tăng 13,14%, lượng khách quốc tế tăng 11,08%. Qua năm 2013 lượng khách tăng so với năm 2012 là 107.400 lượt, tương đương tỷ lệ tăng là 15,5% chủ yếu là do lượng khách quốc tế đến với Bến Tre tăng đến 16,84%, trong khi khách trong nước chỉ tăng 13,74%. Bước qua năm 2014 tổng lượng khách tăng so với năm 2013 là 103.600 lượt, tương đương tỷ lệ tăng là 12,94%, khách trong nước tăng 15,18%, khách quốc tế tăng 11,27%. Năm 2015 lượng khách tăng hơn so với năm 2014 là 126.100 lượt với tỷ lệ tăng là 13,95%, trong đó khách trong nước tăng 13,56%, khách quốc tế tăng 14,25%. Tóm lại trong 5 năm qua, tổng lượt khách đến du lịch tại Bến Tre đều tăng cả khách trong nước lẫn khách quốc tế, điều này chứng tỏ du lịch Bến Tre ngày càng thu hút được du khách nhiều hơn.

2.2.4. Phát triển về doanh thu từ du lịch

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Khách quốc tế Khách nội địa Tổng

Bảng 2.9: Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2010 -2015 Đvt: triệu đồng Đvt: triệu đồng Doanh thu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lữ hành 29,950 41,210 52,000 64,077 82,800 130,166 Lưu trú 37,620 50,180 56,000 68,120 120,400 220,300 Ăn uống 72,270 89,250 115,000 143,756 176,640 295,300 Hàng hóa lưu niệm 89,460 97,440 118,000 149,390 138,000 180,100 Doanh thu khác 15,700 21,920 27,000 34,377 44,160 50,134

Tổng 245,000 300,000 368,000 459,720 562,000 876,000

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bến Tre

Biểu đồ 2.5: Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2010 – 2015

Nhìn vào biểu đồ 2.5 ở trên ta thấy tổng doanh thu từ hoạt động du lịch từ năm 2010 đến năm 2015 đều tăng do lượng khách đến du lịch tại Bến Tre trong giai đoạn này đều tăng. Trong đó doanh thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hóa lưu niệm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, năm 2014 và 2015 doanh thu thu từ dịch vụ lưu trú tăng lên do số lượng khách sạn 3 sao tăng lên và có cả khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao hình thành tại Bến Tre. 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 1,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lữ hành Lưu trú Ăn uống

Hàng hóa lưu niệm Doanh thu khác Tổng

2.3. Thực trạng tín dụng và mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

2.3.1. Các sản phẩm tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

Cho vay hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình đầu tư khai thác du lịch bằng các sản phẩm cho vay phát triển vườn cây ăn trái, vườn dừa, vườn hoa kiểng,… phục vụ cho DLST; cho vay để nhằm nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt thủy hải sản, xây nhà ăn, nhà nghỉ phục vụ cho DLST biển và các sản phẩm khác để hỗ trợ cho cá nhân, hộ gia đình phát triển du lịch.

Cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển DLST: cho vay đầu tư cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ,…; phục vụ ăn uống như nhà hàng, nhà ăn,…; khu tham quan, khu vui chơi giải trí; phương tiện vận chuyển phục vụ cho du khách như xe ôtô, thuyền, xuồng, ghe,…; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ cho phát triển du lịch.

2.3.2. Thực trạng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

2.3.2.1 Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo sản phẩm

Bảng 2.10: Dƣ nợ tín dụng phát triển DLST theo sản phẩm tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 Đvt: tỷ đồng Sản phẩm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 DLST miệt vườn 668.83 744.31 890.40 984.13 1,172.16 1,293.92 DLST biển 15.05 35.07 14.48 78.65 68.22 156.66 Tổng 683.88 779.38 904.88 1,062.78 1,240.38 1,450.58

Dư nợ cho vay phát triển DLST miệt vườn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ, cụ thể từ năm 2010 đến 2015 lần lượt là 97,8%; 95,5%; 98,4%; 92,6%; 94,5%; 89,2%. Nguyên nhân là do Bến Tre có tiềm năng phát triển loại hình DLST miệt vườn với nhiều loại cây ăn trái như chôm chôm, bòn bon, măng cụt,…; vườn dừa với nhiều chủng loại như dừa dứa, dừa dâu,…; vườn hoa kiểng, cây cảnh,… tập trung tại các huyện Châu Thành, Thành phố Bến Tre và Chợ Lách. Tuy nhiên, loại hình DLST biển gần đây cũng được nhà nước quan tâm chú ý, tạo nhiều điều kiện để cho người dân tham gia khai thác loại hình du lịch biển tại các huyện như Thạnh Phú, Bình Đại và Ba Tri. Đây là thị trường tiềm năng để cho Chi nhánh có thể MRTD nhằm phục vụ phát triển DLST trong tương lai.

2.3.2.2 Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo k hạn

Bảng 2.11: Dƣ nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo kỳ hạn tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

Đvt: tỷ đồng

Thời hạn 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Ngắn hạn 38.30 45.98 56.10 47.83 52.10 73.98

Trung và dài hạn 645.58 733.40 848.78 1,014.95 1,188.28 1,376.60

Tổng 683.88 779.38 904.88 1,062.78 1,240.38 1,450.58

Nguồn: Agribank Bến Tre

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng tổng dư nợ tín dụng phát triển DLST, cụ thể từ năm 2010 đến 2015 lần lượt là 5,6%; 5,9%; 6,2%; 4,5%; 4,2%; 5,1%. Nguyên nhân là do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh du lịch cần đầu tư khoản vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn cho cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở hạ tầng giao thông du lịch,... Còn những khoản vốn ngắn hạn như phục vụ cho ăn uống, chi phí vận chuyển,… có thể dùng khoản tiền thu từ du khách để hoàn trả. Đây là lý do vì sao dư nợ tín dụng ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ.

2.3.2.3 Dư nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đ i tượng khách hàng

Bảng 2.12: Dƣ nợ tín dụng phát triển du lịch sinh thái theo đối tƣợng khách hàng tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

Đvt: tỷ đồng

Khách hàng 2010 2011 2012 2013 2014 2015

KH Cá nhân 415.94 487.19 497.24 590.25 709.09 831.67 KH Doanh nghiệp 267.94 292.19 282.14 314.63 353.69 408.71

Tổng 683.88 779.38 904.88 1,062.78 1,240.38 1,450.58

Nguồn: Agribank Bến Tre

Dư nợ tín dụng phát triển DLST theo khách hàng thì chủ yếu Chi nhánh cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ cho giai đoạn 2010 – 2015 lần lượt như sau 60,82%; 62,51%; 63,8%; 65,23%; 66,72%; 67,05%. Nguyên nhân chính là do trong khoảng thời gian này chủ yếu cá nhân, hộ gia đình khai thác DLST theo kiểu homestay tại địa phương rất phát triển nên họ cần vốn đầu tư. Đây là loại hình du lịch được du khách nước ngoài rất ưa chuộng nên tiếp tục phát triển trong thời gian tới ở những vùng có tiềm năng.

2.3.2.4. Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển du lịch sinh thái

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ nợ xấu 0.49% 1.08% 0.50% 1% 0.81% 0.34%

Nguồn: Agribank Bến Tre

Công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh tốt nên nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng phát triển DLST ở ngưỡng cho phép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)