Phân tích tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 80 - 82)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.4.3. Phân tích tác động

Giá cả tín dụng: Giá cả tín dụng có tác động nghịch đối với MRTD. Giá cả càng tăng sẽ càng làm suy giảm mức độ MRTD. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần giá cả tín dụng (β = - 0,476) tại giá trị sig. = 0,000 cho thấy khi mức giá cả tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ giảm xuống 0,476 đơn vị. Vì vậy, Chi nhánh cần đưa ra các mức lãi suất, mức phí giao dịch tín dụng phù hợp với bối cảnh thị trường và với từng nhóm khách hàng được phân loại. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với những khách hàng có tiềm năng lớn, nhóm khách hàng thân thiết, nhóm khách hàng được đánh giá tốt, …

Chất lƣợng dịch vụ tín dụng: Căn cứ vào kết quả hồi quy, chất lượng dịch vụ tín

dụng có tác động thuận chiều đến MRTD. Kết quả này là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần chất lượng (β = 0,291) tại giá trị sig. = 0,000 cho thấy khi những cảm nhận về chất lượng dịch vụ tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ tăng lên 0,291 đơn vị. Do đó Chi nhánh cần chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ tín dụng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Bởi vì khi chất lượng phục vụ tốt hơn, nó sẽ giúp cho việc MRTD của Chi nhánh đối với các khách hàng này được thuận lợi hơn.

Tiếp tục cấp tín dụng: Nhân tố tiếp tục cấp tín dụng có tác động thuận chiều đến

MRTD. Tiếp tục cấp tín dụng càng nhiều sẽ càng làm gia tăng mức độ MRTD. Kết quả này là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần tiếp tục cấp tín dụng (β = 0,272) tại giá trị sig = 0,004 cho thấy khi quyết định tiếp tục cấp tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ tăng lên 0,272 đơn vị. Chi nhánh sẽ căn cứ vào những biểu hiện khả quan tốt hơn của khách hàng để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định tiếp tục cấp tín dụng. Do

đó, khách hàng cần cải thiện tình trạng của mình nếu muốn tiếp tục nhận tài trợ tín dụng từ Ngân hàng. Bởi lẽ việc giải quyết vấn đề tài trợ vốn cho các khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng với Chi nhánh thường thuận lợi hơn nhiều so với những khách hàng không được tiếp tục cấp tín dụng và phải bắt đầu lại công việc tìm kiếm tài trợ từ nơi khác.

Từ chối cấp tín dụng: Việc từ chối cấp tín dụng có tác động nghịch đối với MRTD.

Từ chối cấp tín dụng càng nhiều sẽ càng làm suy giảm khả năng MRTD. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần từ chối cấp tín dụng (β = - 0,269) tại giá trị sig. = 0.005 cho thấy khi yếu tố từ chối cấp tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ giảm xuống 0,269 đơn vị. Vì vậy, khách hàng cần căn cứ vào các tiêu chuẩn yêu cầu của Chi nhánh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Ngược lại Chi nhánh cũng cần đưa ra những khuyến nghị, giải đáp vướng mắc cho khách hàng trong quá trình xem xét cấp tín dụng. Nếu những tiêu chuẩn này được đảm bảo, các vướng mắc được giải quyết sẽ góp phần làm gia tăng MRTD.

Khó khăn khi giao dịch tín dụng: Thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng tác

động nghịch chiều đối với MRTD. Kết quả này cũng là một bằng chứng góp phần xác nhận cho lý thuyết đã được đề cập trong phần trên. Hệ số hồi quy chuẩn của thành phần khó khăn giao dịch tín dụng (β = - 0,148) tại giá trị sig. = 0,005 cho thấy khi yếu tố khó khăn giao dịch tín dụng tăng lên một đơn vị thì mức độ MRTD sẽ giảm xuống 0,148 đơn vị. Do đó, nếu như ít khó khăn cản trở trong giao dịch tín dụng thì khả năng MRTD của Chi nhánh sẽ gia tăng.

Các kết quả thu được từ nghiên cứu định lượng cho thấy có năm thành phần tác động đến MRTD. Để thực hiện MRTD, các nhà quản lý nên tập trung giải quyết các vấn đề theo thứ tự như sau: (1) Giá cả tín dụng, (2) Chất lượng dịch vụ tín dụng, (3) Tiếp tục cấp tín dụng, (4) Từ chối cấp tín dụng, (5) Khó khăn giao dịch tín dụng.

2.5. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)