7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ
Vùng nông thôn tại Ấn Độ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhưng người dân khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư khai thác du lịch. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ vốn cho người dân nghèo để tạo sinh
kế thông qua phát triển du lịch nhằm xóa đói giảm nghèo. Do đó, Ngân hàng Quốc gia về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ấn Độ hỗ trợ những khoản tín dụng vi mô với lãi suất thấp cho người dân. Bằng việc thành lập những doanh nghiệp nhằm cung cấp những sản phẩm phục vụ cho du lịch như công ty lữ hành, hướng dẫn và các dịch vụ hộ tống, hoạt động khách sạn nhỏ, lưu trú tại nhà dân, nhà hàng, chạy xe, bán hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm khác. Để đầu tư cho các dịch vụ trên thì ngân hàng hỗ trợ vốn dài hạn cũng như vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Ngoài nguồn tài trợ của ngân hàng thì còn có còn nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ và nhóm người dân của địa phương giúp đỡ lẫn nhau.
Người dân nghèo tại vùng nông thôn của Ấn Độ, họ cũng có nhu cầu đi du lịch nên tổ chức thành lập nhóm để hình thành quỹ tiết kiệm hàng tháng. Mỗi gia đình khi gia nhập nhóm sẽ góp khoản vốn ban đầu cho quỹ này là 2.000 rupees. Một tháng góp 50 rupees từ mỗi gia đình vào ngày chủ nhật cuối cùng của mỗi tháng. Số tiền quỹ đóng góp này sẽ được gửi vào ngân hàng nhằm cung cấp nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Các thành viên có thể vay tiền từ nhóm với thời hạn tối đa là 3 tháng và mức vay cao nhất là 3.000 rupees. Ngoài ra tiền quỹ này còn được sử dụng để đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm kiếm lời từ thị trường này. Hàng năm, nhóm sẽ tổ chức một lần du lịch cho các thành viên trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Nhóm sẽ chịu toàn bộ chi phí liên quan đến chuyến đi du lịch.
Trên đây là bài học kinh nghiệm từ 2 quốc gia là Nigeria và Ấn Độ sử dụng nguồn vốn tín dụng vi mô của ngân hàng và các tổ chức khác để phát triển DLST. Hiện nay, theo xu hướng chung của các nước trên thế giới, tín dụng vi mô được xem là khoản tín dụng thích hợp cho đầu tư phát triển loại hình DLST. Do đó tại các quốc gia có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này thì các ngân hàng cần nghiên cứu MRTD vi mô nhằm cung cấp nguồn vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại địa phương đầu tư khai thác du lịch có thêm thu nhập, xóa đói giảm người tại vùng nông thôn, phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra, ngân hàng còn MRTD cho nhiều đối tượng khách
hàng hoạt động ở nhiều ngành nghề nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, tạo thu nhập và góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Kết luận chƣơng 1
Toàn bộ chương 1 cung cấp kiến thức nền tảng về tín dụng và MRTD để phát triển DLST. Đưa ra chỉ tiêu đo lường MRTD phát triển DLST và nhân tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến việc MRTD phát triển DLST. Tìm hiểu kinh nghiệm thế giới về MRTD nhằm phát triển DLST tại Ấn Độ và Nigeria. Sau đó học hỏi kinh nghiệm từ 2 quốc gia này để vận dụng MRTD phát triển DLST tại tỉnh Bến Tre. Nội dung chương 1 cũng là cơ sở để tìm hiểu thực trạng MRTD phát triển DLST tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre trong chương 2.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN