Bài học kinh nghiệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái trên thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 44 - 45)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.4. Bài học kinh nghiệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái trên thế giớ

giới

Nguồn vốn tài trợ cho phát triển DLST gồm có vốn huy động bên ngoài như từ ngân hàng thế giới, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài,… vốn hỗ trợ bên trong là các khoản tài trợ của chính phủ và vốn của khu vực tư nhân trong đó có các tổ chức tín dụng. Xu hướng hiện nay trên thế giới là các NHTM sẽ hỗ trợ vốn nhằm phát triển DLST là mở rộng việc tài trợ những khoản tín dụng vi mô. Các quốc gia có tiềm năng phát triển DLST như Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Costa Rica, Mexico, Nigeria,… đều mở rộng sử dụng tín dụng vi mô để nhằm phát triển DLST tại đất nước mình. Cụ thể tìm hiểu về tín dụng vi mô và bài học kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn tín dụng vi mô nhằm tài trợ cho phát triển DLST tại Nigeria và Ấn Độ.

1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Nigeria

Nigeria vẫn là một quốc gia nghèo mặc dù các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có sẵn thích hợp để phát triển DLST nhưng vẫn chưa khai thác tốt do rất nhiều yếu tố trong đó có xây dựng chính sách kém và thay đổi thất thường, quản lý kém, bất cập cơ sở hạ tầng, thể chế, người dân khó tiếp cận nguồn vốn để đầu tư cho du lịch,…. Sự tồn tại của những bất hợp lý đó đã trở thành một sợi dây buộc chặt hầu hết người Nigeria, người đang sống trong sự nghèo khó. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này

đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ để giải quyết tình trạng xóa đói giảm nghèo ở tại khu vực nông thôn bằng cách cung cấp nguồn vốn cho người dân để đầu tư phát triển DLST. Nguyên nhân chủ yếu làm cho DLST tại Nigeria không phát triển là trước đây ngân hàng chỉ tài trợ vốn cho các dự án có quy mô vốn lớn, người dân nghèo tại vùng địa phương có nhiều tiềm năng phát triển DLST không được tham gia khai thác làm du lịch do họ không thể tiếp cận được nguồn vốn vay tại ngân hàng. Một trong những giải pháp để nhằm xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn là các ngân hàng sẽ MRTD hỗ trợ phát triển DLST bằng cách cho người dân và doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ vay vốn với các điều kiện dễ dàng hơn. Hành động cấp tín dụng với quy mô vốn nhỏ của ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp nhỏ được gọi là tài chính vi mô hay tín dụng vi mô. Tín dụng vi mô ở đây được hiểu là ngân hàng sẽ cấp những khoản tiền với quy mô nhỏ cho người dân có thu nhập thấp hoặc cho những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ vay để kinh doanh du lịch với lãi suất thân thiện, điều kiện thanh toán dễ dãi.

Kết quả đạt được là lượng du khách quốc tế đến du lịch tại Nigeria năm 2011 tăng 4% so với năm 2010 tương đương 982 triệu khách. Doanh thu từ khách quốc tế tạo ra nhờ hoạt động du lịch là 1.030 tỷ $. Tuy nhiên, doanh thu từ số lượng khách du lịch tăng là không đủ, nỗ lực cần được thực hiện để khuyến khích khách du lịch phải chi tiền cho chi phí phát sinh như quà lưu niệm, tác phẩm nghệ thuật, ẩm thực địa phương, văn hóa giải trí và các sản phẩm du lịch khác. Để đầu tư cho những sản phẩm hỗ trợ phát triển du lịch thì người dân cũng cần tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Do đó, bước đầu tiên để xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn ở Nigeria là các ngân hàng sẽ cho vay với kỳ hạn ngắn cho người dân đầu tư phát triển DLST.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)