Nghĩa của việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 32)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.2. nghĩa của việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

1 3 1 Đ i với khách hàng kinh doanh sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái

Để phát triển DLST thì đòi hỏi cần phải có nguồn vốn đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật như hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, địa điểm ăn uống, khu vui chơi giải trí, chi phí tuyên truyền quảng bá,… Đây là loại hình du lịch được du khách trong và ngoài

nước ưa thích. Chính vì vậy nhà nước đã có chủ trương mở rộng việc cấp tín dụng của các NHTM cho phát triển loại hình du lịch này. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh sản phẩm phục vụ DLST có thể tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư nhằm tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách, gia tăng thu nhập cho người kinh doanh DLST.

1 3 Đ i với ngân hàng thương mại

NHTM thực hiện việc kinh doanh tiền tệ bằng cách huy động vốn từ khách hàng như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá và ngân hàng phải tốn chi phí cho các khoản vốn huy động được. Do đó, sau khi huy động vốn thì NHTM cần sử dụng vốn để có thể tạo ra thu nhập thực hiện hoàn trả cho những người gửi tiền tại ngân hàng. Một trong những nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng là cấp tín dụng cho khách hàng. Hiện nay, theo chủ trương chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thì các NHTM phải gia tăng cấp tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện kinh doanh phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch xanh, thân thiện với môi trường. Thông qua việc mở rộng tín dụng cho phát triển DLST giúp cho thu nhập của NHTM tăng, gia tăng lợi nhuận, tăng nguồn vốn tích lũy để tái đầu tư mở rộng trong tương lai.

1 3 3 Đ i với nền kinh tế

MRTD mang lại nguồn thu cho những nhà đầu tư phát triển DLST và những đối tượng khác có liên quan như nông dân, những nhà sản xuất tiểu thủ công,… tại vùng phát triển du lịch. Ngoài ra, MRTD phát triển DLST góp phần gia tăng lợi nhuận cho các NHTM. Từ đó, thu nhập của nền kinh tế tăng lên, nguồn thu từ thuế của ngân sách nhà nước cũng gia tăng.

1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính

Việc MRTD ngân hàng đối với phát triển DLST là thỏa mãn nhiều hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng thể hiện qua các mặt sau: mở rộng phương thức cấp tín dụng ngân hàng (cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự

án đầu tư,…); mở rộng khung thời hạn cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn); mở rộng điều kiện đảm bảo tín dụng (có đảm bảo bằng bất động sản, đảm bảo bằng động sản, đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba, tín chấp); mở rộng các loại sản phẩm tín dụng (cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay mua sắm máy móc thiết bị, chiết khấu giấy tờ có giá,…).

1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng

- Mở rộng s lượng khách hàng có quan hệ tín dụng phát triển DLST

Các chỉ tiêu đánh giá:

+ Mức tăng số lƣợng khách hàng có quan hệ tín dụng phát triển DLST: MSL = St – St-1

Trong đó: MSL: Mức tăng về số lượng khách hàng St: Số lượng khách hàng năm t

St-1: Số lượng khách hàng năm t -1

Ý nghĩa: Phản ánh sự thay đổi về số lượng khách hàng năm t so với năm t -1

 Nếu MSL > 0 (giả định các điều kiện khác không đổi) chứng tỏ số lượng khách hàng năm t tăng hơn so với năm t -1 => Mở rộng quy mô tín dụng

 Nếu MSL < 0 (giả định các điều kiện khác không đổi) chứng tỏ số lượng khách hàng năm t giảm sút hơn năm t -1 => Quy mô tín dụng giảm sút

+ Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng có quan hệ tín dụng phát triển DLST:

MSL

TĐTTSL = x 100% St-1

Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng năm t so với năm t -1

 Nếu TĐTTSL là dương (giả định các điều kiện khác không đổi) thì chứng tỏ mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng

 Nếu TĐTTSL là âm (giả định các điều kiện khác không đổi) thì chứng tỏ mức độ suy giảm quy mô tín dụng

+ Tỷ trọng số lƣợng khách hàng có quan hệ tín dụng phát triển DLST: S*

TTSL = x 100% S

Trong đó: S*: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng phát triển DLST

S: số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Ý nghĩa: Phản ánh số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng phát triển DLST chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Trường hợp nếu chỉ tiêu này lớn hơn so với năm trước, chứng tỏ sự tăng trưởng của nhóm đối tượng khách hàng đó, ngược lại chứng tỏ sự thu hẹp về quy mô đối với nhóm khách hàng đó.

- Mở rộng doanh s tín dụng

Chỉ tiêu đánh giá:

+ Mức tăng doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST: MDS = DSt – DSt-1

Trong đó: MDS: Mức tăng doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST DSt: Doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t DSt-1: Doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t -1

Ý nghĩa: Phản ánh sự thay đổi doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t

so với năm t -1

 Nếu MDS > 0 chứng tỏ rằng doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t cao hơn năm t -1 => mở rộng về quy mô tín dụng phát triển DLST.

 Nếu MDS < 0 chứng tỏ rằng doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t thấp hơn năm t -1 => thu hẹp quy mô tín dụng phát triển DLST.

MDS

TĐTTDS = x 100% DSt-1

Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số tín dụng đối với lĩnh vực

DLST năm t so với năm t -1

 Nếu TĐTTDS là dương (giả định các điều kiện khác không đổi) thì chứng tỏ mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng

 Nếu TĐTTDS là âm (giả định các điều kiện khác không đổi) thì chứng tỏ mức độ suy giảm quy mô tín dụng

+ Tỷ trọng doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST: DS*

TTDS = x 100% DS

Trong đó: DS*: Doanh số tín dụng đối với lĩnh vực DLST

DS: Doanh số tín dụng

Ý nghĩa: Phản ánh doanh số tín dụng lĩnh vực DLST chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số tín dụng của ngân hàng. Trường hợp nếu chỉ tiêu này lớn hơn so với năm trước, chứng tỏ sự tăng trưởng của doanh số tín dụng, ngược lại chứng tỏ sự thu hẹp về quy mô của doanh số tín dụng.

- Mở rộng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu đánh giá:

+ Mức tăng dƣ nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST: MDN = DNt – DNt-1

Trong đó: MDN: Mức tăng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST DNt: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t DNt-1: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t -1

Ý nghĩa: Phản ánh sự thay đổi dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t so

với năm t -1

Nếu MDN > 0 chứng tỏ rằng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t cao hơn năm t -1 => mở rộng về quy mô tín dụng phát triển DLST.

Nếu MDN < 0 chứng tỏ rằng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST năm t thấp hơn năm t -1 => thu hẹp quy mô tín dụng phát triển DLST.

+ Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng lĩnh vực DLST: MDN

TĐTTDN = x 100% DNt-1

Ý nghĩa: Phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST

năm t so với năm t -1

 Nếu TĐTTDN là dương (giả định các điều kiện khác không đổi) thì chứng tỏ mức độ tăng trưởng quy mô tín dụng

 Nếu TĐTTDN là âm (giả định các điều kiện khác không đổi) thì chứng tỏ mức độ suy giảm quy mô tín dụng

+ Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST: DN*

TTDN = x 100% DN

Trong đó: DN*: Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực DLST

DN: Dư nợ tín dụng

Ý nghĩa: Phản ánh dư nợ tín dụng lĩnh vực DLST chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Trường hợp nếu chỉ tiêu này lớn hơn so với năm trước, chứng tỏ sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng, ngược lại chứng tỏ sự thu hẹp về quy mô của dư nợ tín dụng.

1.3.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

1.3.4.1. Nhân t bên ngoài

Nhân t khách quan

- Điều kiện tự nhiên

Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng, biển, đảo đa dạng và nhiều tài nguyên nhân văn thuận lợi cho đầu tư phát triển DLST. Ngoài ra, vào mùa có thời tiết mát mẻ, ít bị thiên tai, ít mưa,… thì khách du lịch đến tham quan nhiều hơn nên nhu cầu vốn đầu tư phát triển DLST cũng tăng cao, do đó khả năng MRTD của NHTM cũng gia tăng.

- Môi trường kinh tế

Một nền kinh tế ổn định tạo điều kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có hoạt động tín dụng. Không những vậy, nền kinh tế ổn định còn giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm phục vụ phát triển DLST diễn ra bình thường không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khủng hoảng, lạm phát,…nên có thể thực hiện đúng cam kết tín dụng. Do đó, NHTM thực hiện MRTD phát triển DLST.

Chính sách lãi suất của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của NHTM. Khi lãi suất tái cấp vốn tăng mà các NHTM sử dụng nguồn vốn này cho khách hàng vay thì phải điều chỉnh lãi suất cho vay tăng. Nếu lãi suất cho vay tăng trong trường hợp này sẽ làm tăng chi phí hoạt động cho những doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng để thực hiện việc đầu tư phát triển DLST. Từ đó, nhà đầu tư cần cân nhắc giữa lãi phải trả trên đồng vốn huy động với hiệu quả sử dụng nguồn vốn để ra quyết định có nên vay vốn tại ngân hàng thực hiện đầu tư mở rộng cho du lịch. Khả năng MRTD của ngân hàng trong trường hợp này sẽ khó thực hiện nếu như khách hàng không muốn vay tại ngân hàng mà chuyển sang tìm kiếm nguồn tài trợ khác với mức chi phí rẻ hơn. Ngoài ra, lãi suất cấp tín dụng tăng sẽ kéo theo rủi ro

trong việc thu hồi nợ cho vay của NHTM cũng gia tăng nên ngân hàng cần cân nhắc có nên MRTD trong trường hợp này.

Chính sách tỷ giá cũng ảnh hưởng đến việc MRTD cho đầu tư vào DLST, cụ thể như sau khi tỷ giá tăng được hiểu là đồng nội tệ bị giảm giá, do đó từ ngoại tệ có thể chuyển đổi thành nội tệ nhiều hơn. Nếu trường hợp này xảy ra thì có thể thu hút được nhiều du khách nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam nhiều hơn vì chi phí sinh hoạt tại Việt Nam sẽ rẻ hơn do tỷ giá tăng. Từ đó, khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng đầu tư tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài để tăng thu nhập. Do đó, nhà đầu tư cần vay vốn tại ngân hàng nhiều hơn nên khả năng MRTD của ngân hàng sẽ cao hơn.

- Môi trường chính trị - xã hội

Một đất nước có điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân văn thuận lợi cho phát triển DLST nhưng nếu nền chính trị không ổn định, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra thì cũng không thể thu hút du khách đến du lịch. Do đó, đầu tư cho việc phát triển DLST trong trường hợp này là không cần thiết nên NHTM không thể MRTD phát triển cho loại hình DLST. Ngược lại, nếu đất nước đó có điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân văn, môi trường chính trị - xã hội ổn định thì có thể thút hút vốn đầu tư cho việc phát triển du lịch. Từ đó, khả năng MRTD để phát triển DLST của NHTM sẽ tăng.

- Chính sách của nhà nước hỗ trợ phát triển DLST

Nhà nước xây dựng và phê duyệt đề án phát triển DLST cho từng vùng, từng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để nhằm thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực này như đơn giản trong hồ sơ thủ tục cấp phép cho những dự án đầu tư phát triển DLST. Ngoài ra, đầu tư cho DLST không những mang lại thu nhập cho chủ đầu tư mà còn góp phần cải tạo, nâng cấp các di tích, các công trình kiến trúc, bảo tồn thiên nhiên, động vật quý hiếm, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,… Đây là loại hình du lịch được du khách trong và ngoài nước rất quan tâm nên cần nguồn vốn lớn là rất lớn nên khả năng MRTD của NHTM tăng.

Nhân tố từ khách hàng

- Tài sản đảm bảo tín dụng

Tài sản đảm bảo được xem như là nguồn thu nợ cuối cùng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản, động sản, bảo lãnh,… Thông thường khi thực hiện cấp tín dụng thì ngân hàng dựa trên niềm tin đối với khách hàng nhưng đối với những khách hàng chưa từng giao dịch tín dụng thì ngân hàng sẽ yêu cầu phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh. Nếu khách hàng không có hoặc tài sản đảm bảo không đủ thì ngân hàng sẽ từ chối cấp tín dụng từ đó ảnh hưởng đến khả năng MRTD của NHTM.

- Phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư

Khi vay vốn tại ngân hàng thì khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư. Ngân hàng sẽ đánh giá hiệu quả mang lại của phương án/dự án về kinh tế - xã hội, môi trường, giải quyết tình trạng thất nghiệp,…Đánh giá về mặt lợi ích về tài chính có đảm bảo khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Từ đó ngân hàng sẽ quyết định từ chối, đồng ý cho khách hàng vay nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng MRTD của ngân hàng.

- Khả năng tài chính

Khả năng tài chính là một trong những điều kiện cơ bản để ngân hàng xem xét quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Khả năng tài chính tốt đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Nếu như ngân hàng đánh giá khả năng tài chính của khách hàng là tốt thì ngân hàng sẽ đồng ý cấp tín dụng và MRTD cho ngân hàng. Năng lực tài chính thể hiện ở khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, cơ cấu tài sản, tính thanh khoản của tài sản và khả năng sinh lời.

- Thông tin khách hàng cung cấp

Các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu quan trọng để cán bộ tín dụng phân tích, làm cơ sở cho quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Báo cáo tài chính cho biết tình trạng kinh doanh của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và

những dự báo cho tương lai. Việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch làm cho NHTM khó đánh giá được tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay,… Từ đó sẽ trở thành rào cản đối với việc ra các quyết định cấp tín dụng và ảnh hưởng đến khả năng MRTD của NHTM.

1.3.4.2. Nhân t bên trong

- Quy mô vốn ngân hàng

Ngân hàng chỉ có thể MRTD phát triển DLST khi quy mô vốn đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp cần đầu tư mới hay mở rộng đầu tư cho DLST. Trong cơ cấu vốn thì ngoài nguồn vốn tự có ngân hàng còn có thể sử dụng nguồn vốn huy động thêm từ bên ngoài như nhận tiền gửi của khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, vốn đi vay từ NHNN hay từ các NHTM khác để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đầu tư cho DLST. Từ đó ngân hàng có thể MRTD cho loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)