Thang đo mở rộng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 72 - 73)

Ký hiệu Các phát biểu

MRTD Mở rộng tín dụng

MRTD1 Anh/chị sẽ sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượt sử dụng đối với sản phẩm dịch vụ

MRTD2 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt số lượng sản phẩm dịch vụ

MRTD3 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt giá trị của khoản giao dịch

Nguồn: Phụ lục 1

2.4.2.3. Thông tin mẫu nghiên cứu

Tiến hành phát trực tiếp 385 phiếu cho cán bộ tín dụng tại Chi nhánh và các Phòng giao dịch của Agribank Bến Tre, chủ sở hữu/người quản lý khu DLST. Sau khi các đối tượng trên đánh giá xong thì thu lại ngay Phiếu khảo sát, tiến hành loại ra những Phiếu khảo sát nào không hợp lệ thì còn lại 301 phiếu hợp lệ. Dựa trên thông tin cá nhân, nếu xét về giới tính thì có 148 người là Nam chiếm 49,2% và 153 người là Nữ chiếm 50,8%; xét về độ tuổi thì có 69 người dưới 25 tuổi chiếm 22,9%, 120 người có tuổi từ 25 – 35 chiếm 39,9%, 93 người từ 36 – 45 chiếm 30,9%, 19 người trên 45 tuổi chiếm 6,3%; 75 cán bộ tín dụng chiếm 24,9%, 226 người chủ sở hữu/người quản lý chiếm 75,1% (Phụ lục 2).

2.4.2.4 Điểm trung bình cho các thang đo

Từ 301 Phiếu khảo sát thu được, tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS, sau đó tính toán ra điểm trung bình cho từng biến quan sát, ta thu được kết quả mô tả chi tiết trong phần Phụ lục 3. Từ kết quả của Phụ lục 3 ta lọc dữ liệu và tính toán điểm trung bình cho từng biến độc lập (theo phương pháp trung bình cộng) để xem thử mức độ đồng ý hay không đồng ý của từng nhân tố. Điểm trung bình của các nhân tố từ chối cấp tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, khó khăn giao dịch tín dụng, chất lượng tín dụng và giá cả tín dụng lần lượt là 3,71; 3,68; 3,76; 3,8; 4,04 căn cứ trên thang đo ta thấy kết quả khảo sát đồng ý các nhân tố trên, trong đó nhân tố giá cả tín dụng tại Chi nhánh

cao đạt được sự đồng ý cao nhất. Điểm trung bình nhân tố MRTD là 4,01, căn cứ trên thang đo xác định kết quả khảo sát đồng ý MRTD.

2.4.2.5. Kiểm định mô hình đo lường

Các thang đo được sử dụng để đo lường các biến quan sát cần phải được kiểm định lại để đảm bảo tính chất phù hợp với bối cảnh và điều kiện nghiên cứu. Để kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần trong thang đo, công cụ Cronbach‟s Alpha được áp dụng trong đề tài này.

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Trước khi đưa vào phân tích nhân tố, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach‟s Alpha của chương trình SPSS để kiểm tra độ tin cậy của thang đo các nhân tố thành phần và tương quan giữa các biến quan sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) khi Cronbach‟s Alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì Cronbach‟s Alpha được đề nghị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được. Trong trường hợp đề tài nghiên cứu này được xem như mới với người trả lời nên các kết quả Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,6 đều được chấp nhận. Ngoài ra, các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến - tổng nhỏ hơn 0,4 đều bị loại vì đây là biến rác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)