Nhóm giải pháp mở rộng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 92)

7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

3.2.3. Nhóm giải pháp mở rộng khách hàng

- Tăng cường huy động vốn, đặc biệt vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để tăng cường khả năng MRTD phát triển DLST thì đòi hỏi Ngân hàng phải có một nguồn vốn dồi dào, đa dạng về thời hạn. Đây là điều kiện quan trọng để Ngân hàng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đặc thù kinh doanh du lịch thì khách hàng có nhu cầu cao về vay vốn trung và dài hạn nên Ngân hàng cũng cần mở rộng cấp tín dụng trung và dài hạn. Thông thường, để cho vay trung và dài hạn, các ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn trung và dài hạn là chính, bởi

vì việc sử dụng nguồn vốn huy động đúng chức năng và đúng mục đích sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng lại xảy ra việc mất cân đối kỳ hạn là thừa vốn ngắn hạn nhưng thiếu vốn trung và dài hạn. Do vậy Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thu hút lượng vốn trung và dài hạn tạo cơ sở cho việc mở rộng cho vay trung dài hạn phát triển DLST, góp phần mang lại thu nhập cho Ngân hàng.

- Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm để người dân vùng nông thôn có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về các sản phẩm tín dụng phát triển DLST tại Chi nhánh, đặc tính sản phẩm, thông tin về lãi suất cho vay, thời gian hoàn trả, tổng số tiền phải thanh toán mỗi kỳ,…

- Tăng cường phát triển thêm các sản phẩm mới với phát triển du lịch sinh thái. Sản phẩm tín dụng chủ yếu tại Chi nhánh là cho vay để khách hàng đầu tư phát triển DLST. Tại Bến Tre có 2 loại hình DLST phổ biến là DLST miệt vườn và DLST biển do đó cần thiết kế riêng thành 2 sản phẩm cho vay với những đặc trưng riêng. Ngoài ra, nếu căn cứ trên đối tượng khách hàng vay vốn thì Ngân hàng nên thiết kế thành 2 sản phẩm cho vay là cho vay khách hàng cá nhân (hộ gia đình) và cho vay đối với Dự án đầu tư áp dụng cho trường hợp các doanh nghiệp tham gia khai thác DLST nhưng cần hỗ trợ vốn của Ngân hàng. Ngoài cho vay ra thì Ngân hàng nên cung cấp thêm những sản phẩm tín dụng khác như bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, … cho khách hàng khi họ cần vốn để đầu tư phát triển DLST.

- Mở rộng cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng thường xuyên vay vốn tại Chi nhánh nhưng có lịch sử trả nợ tốt. Kết hợp với mở rộng cho vay có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay đối với các đối tượng đầu tư phát triển DLST. Ngoài ra, nên MRTD cho các khách hàng sử dụng bảo lãnh vay vốn bằng uy tín của bên thứ ba hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để đảm bảo cho khả năng thanh toán lãi và gốc cho Ngân hàng.

3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng kiểm soát rủi ro với việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái

- Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng vì nếu khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích có thể dẫn đến khả năng không thu hồi được nợ vay hoặc thu hồi được nhưng không đúng hạn.

- Thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng để đánh giá khả năng thu hồi nợ vay của Ngân hàng.

- Cần thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro từ hoạt động tín dụng phát triển DLST theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần có chủ trương chính sách tín dụng cụ thể cho việc cấp tín dụng phát triển du lịch xanh để hướng dẫn các Chi nhánh của Ngân hàng thực hiện ở những tỉnh thành có tiềm năng phát triển DLST. Từ Bắc vào Nam thì mỗi vùng đều có khả năng phát triển DLST trong tương lai nên nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do đó, đòi hỏi Ngân hàng nên có chủ trương chính sách tín dụng cho loại hình cấp tín dụng này. Vì đây là sản phẩm tín dụng mới có thu tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân hàng trong tương lai.

3.3.2. Đối với khách hàng cần sử dụng sản phẩm tín dụng phát triển du lịch sinh thái sinh thái

3.3.2.1 Năng cao năng lực của người lãnh đạo/chủ đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái sinh thái

Người lãnh đạo/chủ đơn vị kinh doanh DLST cần có kiến thức về tài chính, kế toán, quản trị. Các nhà quản lý cần có những kiến thức cơ bản về tài chính kế toán để có thể hiểu và nhận thức được tầm quan trọng trong việc minh bạch báo cáo tài

chính vì đây là một trong những mối quan tâm của Ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, khả năng soạn thảo phương án kinh doanh/dự án đầu tư khả thi có tính thuyết phục cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết của lãnh đạo. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đầu tư phát triển DLST. Ngoài ra, người quản lý cần phải có kiến thức về quản trị tài chính nhằm tránh rơi vào tình trạng đến hạn hoàn trả nợ cho Ngân hàng mà khách hàng không có tiền để thực hiện chi trả, làm ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng khi vay vốn tại Ngân hàng.

Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu về năng lực quản lý kinh doanh là điều rất cần thiết đối với sự phát triển. Một nhà quản trị doanh nghiệp, một chủ sở hữu là cá nhân có khả năng nắm bắt phân tích thông tin, dự đoán nhu cầu thị trường, thị hiếu của du khách,… sẽ giúp cho doanh nghiệp, hộ gia đình nâng cao khả năng cạnh tranh, có uy tín, có tên tuổi, gia tăng hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó sẽ tháo gỡ dần các rào cản về tiếp cận vốn vay, nhất là các rào cản về đảm bảo tiền vay. Tạo lập lợi thế cho doanh nghiệp, cá nhân trong việc tiếp cận với nguồn tài trợ tín dụng từ ngân hàng.

3.3.2.2. Chú trọng công tác kế toán

Các đơn vị kinh doanh DLST cần chú trọng quan tâm việc tổ chức hạch toán kế toán, cập nhật sổ sách kế toán kịp thời đầy đủ và đảm bảo tính xác thực của thông tin. Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng các đơn vị kinh doanh DLST thuê người ngoài làm báo cáo thuế và báo cáo tài chính. Một số trường hợp sổ sách kế toán mà các đơn vị cung cấp cho Ngân hàng đôi khi chỉ mang tính hình thức đối phó. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tình hình tài chính dựa trên các số liệu này, kết quả thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Chi nhánh vẫn luôn đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp như là biện pháp cuối cùng để thu hồi vốn khi khách hàng không còn khả năng chi trả. Do vậy, các đơn vị kinh doanh DLST cần thiết nên hình thành thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán một cách

nghiêm chỉnh và trung thực, đảm bảo tính minh bạch của thông tin. Để khi cần thiết, có thể giải trình các thắc mắc của cán bộ ngân hàng về số liệu báo cáo tài chính một cách trôi chảy, thuyết phục.

3.3.2 3 Tăng tính minh bạch trong báo cáo tài chính

Đơn vị kinh doanh DLST cần gia tăng hoạt động thanh toán qua ngân hàng như: thanh toán tiền phí dịch vụ cung ứng như khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí; thanh toán lương nhân viên;... Việc giao dịch qua ngân hàng càng nhiều sẽ có nhiều lợi thế hơn khi vay vốn ngân hàng. Các luồng tiền ra - vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng được minh bạch rõ ràng sẽ giúp cho ngân hàng có đánh giá đúng về hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng xin vay vốn.

3.3.2.4. Lập phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư chuyên nghiệp

Đa số các chủ đơn vị kinh doanh DLST thường không có nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính, quản trị kinh doanh, chủ yếu thuê người làm dịch vụ kế toán, và hầu hết các nhân viên không biết cách tạo lập được phương án sản xuất kinh doanh tốt. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn sơ sài. Do vậy, thiếu tính thuyết phục Ngân hàng khi xem xét thẩm định hỗ trợ vốn.

Trước hết cần chủ động tiếp cận tìm hiểu nghiên cứu các cơ chế, chính sách, điều kiện và thủ tục cấp tín dụng của Ngân hàng để tiếp cận được nguồn vốn vay phù hợp với nhu cầu của mình. Nắm bắt thông tin cần thiết và có kỹ năng làm việc với Ngân hàng. Từ đó có thể cải thiện được khả năng tự xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Việc tự thân các doanh nghiệp/chủ đơn vị kinh doanh DLST tự lập dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả và tính khả thi cao. Khả năng phán đoán được những tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết kịp thời sẽ dễ thuyết phục Ngân hàng hơn trong việc cấp tín dụng. Phương án kinh doanh cần đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng quản lý, khả năng vốn tự có của đơn vị.

3.3.2.5. Tìm hiểu những hình thức đảm bảo nợ vay

Tìm hiểu những hình thức đảm bảo nợ vay để có thế tiếp cận vốn vay của Ngân hàng khi có nhu cầu. Đại đa số khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng là khách hàng cá nhân (hộ gia đình) ở khu vực nông thôn nên có thể họ không biết được ngoài thế chấp tài sản là các bất động sản thì Ngân hàng còn sử dụng những hình thức đảm bảo khác như bảo lãnh vay vốn của bên thứ ba bằng tài sản của họ thì cũng có thể giúp cho khách hàng tiếp cận được vốn vay của Ngân hàng.

3.3.2.6. Hoàn trả nợ vay đúng hạn cam kết

Khách hàng thực hiện hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng vay vốn để tạo lịch sử vay và trả nợ tốt đối với Ngân hàng. Lịch sử trả nợ ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng nếu khách hàng có lịch sử trả nợ tốt thì những lần vay vốn sau Ngân hàng sẽ dễ dàng cấp tín dụng hơn. Trường hợp khách hàng vay vốn không thực hiện việc trả nợ cho Ngân hàng thì lịch sử không tốt này sẽ được lưu giữ trong hệ thống thông tin của Ngân hàng và trên hệ thống thông tin tín dụng (CIC) nên các ngân hàng khác và các loại hình tổ chức tín dụng khác dễ dàng cập nhật được thông tin này và sẽ từ chối cấp tín dụng cho khách hàng đó nếu khách hàng đến vay vốn.

3.3.2.7. Chủ động tìm hiểu sản phẩm tín dụng

Nếu khách hàng cần vốn để đầu tư phát triển DLST thì khách hàng cần cân nhắc lợi ích khi sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau. Nguồn tài trợ vốn cho khách hàng có thể là vốn góp của nhà đầu tư, vốn vay từ mối quan hệ thân quen, vốn tín dụng của ngân hàng,… Mỗi nguồn tài trợ đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó khách hàng cần chủ động tìm hiểu từng nguồn tài trợ để có sự so sánh và đưa ra quyết định lựa chọn. Do đó khách hàng cần phải tìm hiểu về chi phí sử dụng vốn, thời hạn trả, lãi/phí phải trả,… cho từng nguồn tài trợ. Khi cần những thông tin liên quan đến sản phẩm tín dụng của ngân hàng thì khách hàng cần phải chủ động liên hệ với Ngân hàng và sau đó ra quyết định nên sử dụng nguồn tài trợ của Ngân hàng nếu ít tốn kém chi phí nhất, chất

lượng dịch vụ tín dụng tốt, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh DLST.

3.3.2.8. Gia tăng v n chủ sở hữu của khách hàng

Nguồn vốn chủ sở hữu lớn biểu hiện cho năng lực tài chính mạnh, đảm bảo cho khả năng thanh toán cao. Ngoài ra, khi chủ đơn vị kinh doanh DLST muốn mở rộng qui mô kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, tất yếu phải tăng cường tiềm lực tài chính. Thông thường Ngân hàng đều yêu cầu phía khách hàng phải có một tỉ lệ vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh/Dự án đầu tư phát triển du lịch. Nhu cầu vốn cho phương án càng cao, thời hạn vay càng dài thì số vốn đối ứng tham gia càng lớn. Vốn tự có càng cao sẽ càng gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng từ Ngân hàng. Do vậy, các đơn vị kinh doanh DLST cần chủ động gia tăng quy mô vốn tự có để đáp ứng được các yêu cầu về vốn chủ sở hữu khi đến vay vốn tại Ngân hàng.

Kết luận chƣơng 3

Sau khi tìm ra nhân tố tác động đến MRTD phát triển DLST, kết hợp với định hướng phát triển DLST và tín dụng phát triển DLST trong tương lai để đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển loại hình du lịch này. Do đó, trong chương 3 đề xuất giải pháp để MRTD phát triển DLST với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre và giải pháp cho các đơn vị có kinh doanh DLST muốn tiếp cận vốn tín dụng tại Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong sử dụng vốn để tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Do đó cần mở rộng về sản phẩm tín dụng của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho khách hàng. DLST là loại hình du lịch gần đây được chú trọng phát triển ở một số quốc gia trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng để phát triển loại hình du lịch này rất lớn và đây là thị trường tiềm năng hứa hẹn sẽ tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Nhận thức tầm quan trọng của việc cấp vốn tín dụng để phát triển DLST tại vùng nông thôn nên tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Sau khi nghiên cứu lý thuyết nền tảng, tiến hành tìm hiểu thực trạng phát triển DLST tại Bến Tre, thực trạng tín dụng và MRTD phát triển DLST tại Agribank Bến Tre. Tìm hiểu nhân tố tác động lớn đến MRTD tại Chi nhánh là giá cả tín dụng, chất lượng tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, từ chối cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng tại Ngân hàng, dựa vào những nhân tố đó để đề xuất giải pháp nhằm MRTD phát triển DLST tại Chi nhánh. Hi vọng những giải pháp trên có thể ứng dụng trong thực tiễn để MRTD tại Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2005, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học và Kỹ thuật

4. Lê Thị Thanh Vân 2012, Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp du lịch tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

5. Luật số 44/2005/QH11, Luật du lịch, Luật có hiệu lực thi hành 01 tháng 01 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bến tre (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)