Tiêu chí xếp hạng TTCK của FTSE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34)

Tiêu chí TT phát triển TT mới nổi trình độ TT mới nổi thứ cấp TT cận biên Thu nhập bình quân đầu ngƣời

Định mức đầu tƣ

Thị trƣờng và môi trƣờng pháp lý

Các cơ quan điều hành tích cực quản lý thị trường x x x x Đối xử công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ x x

Không hạn chế sở hữu nước ngồi hoặc hạn chế có chọn lọc x x Khơng có trở ngại đáng kể đối với việc đầu tư hay rút vốn ra

khỏi thị trường

x x x x

Thị trường cổ phiếu tự do và phát triển hoàn thiện x x Thị trường ngoại hối tự do và phát triển hoàn thiện x x Quy trình đăng ký đơn gian đối với nhà đầu tư nước ngoài x x

Lƣu ký và thanh toán bù trừ

Hoạt đơng thanh tốn chứng khốn thơng suốt, khơng có lỗi x x x x Hoạt động lưu ký- cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch

vụ

x x x

Thanh toán bù trừ - T+2/ T+3 x x x x Thanh toán giao dịch chứng khốn - có thể thanh tốn khơng

cần chuyển giao tiền đối ứng

x

Hoạt động lưu ký – Có cơ chế tài khoản tổng và tài khoản lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài

x x

Hệ thông giao dịch

Hoạt động môi giới – cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ

x x x

Thanh khoản – quy mô giao dịch thị trường đủ lớn để hỗ trợ các khoản đầu tư lớn

x x x

Chi phí giao dịch – Chi phí (bao gồm cả chi phí chìm) hợp lý và cạnh tranh

x x x

Được phép vay chứng khoán x Được phép bán khống x Được phép giao dịch ngoài sàn x Có cơ chế giao dịch hiệu quả x Minh bạch – mức độ thông tin thị trường và báo cáo giao

dịch kịp thời

x x x x

Chứng khoán phái sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển x

1.1.3.4 Sự lựa ch n của iệt Nam

Mặc dù các tiêu chí để xếp hạng TTCK của 3 tổ chức xếp hạng quốc tế ở trên (MSCI, FTSE, S&P Dow Jones) có sự khác biệt nhau ở một vài tiêu chí nhỏ nhưng về cơ bản thì các tiêu chí này đều để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế và TTCK của quốc gia đó. Do vậy, việc được 1 trong 3 tổ chức này nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi là 1 thành cơng lớn của ngành chứng khốn nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích các tiêu chí cụ thể của cả 3 tổ chức xếp hạng, người viết nhận thấy có tiêu chí liên quan trực tiếp đến TTCK nhưng cũng có nhiều tiêu chí chủ yếu liên quan đến kinh tế vĩ mô, sự phát triển của nền kinh tế. Trong 3 tổ chức trên thì các tiêu chí xếp hạng của S&P Dow Jones chủ yếu liên quan đến nền kinh tế là chính mà khơng có nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp đến TTCK. Do vậy, người viết cho rằng cần đi sâu phân tích thêm về 2 tổ chức xếp hạng c n lại là MSCI và FTSE. So sánh các tiêu chí xếp hạng của MSCI và FTSE thì các tiêu chí của MSCI mang tính chất định lượng và trực tiếp liên quan đến TTCK nhiều hơn tiêu chí của FTSE. Đồng thời, số lượng các quỹ đầu tư tài sản sử dụng phân loại xếp hạng của tổ chức MSCI là nhiều hơn hẳn so với FTSE, vì vậy số vốn đổ vào Việt Nam nếu TTCK được nâng hạng lên mới nổi của MSCI cũng sẽ nhiều hơn so với FTSE. Cụ thể, theo ước tính của Cơng ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), d ng vốn chảy vào TTCK Việt Nam khi được FTSE nâng hạng sẽ từ 709,46 triệu USD – 1,16 tỷ USD. Trong khi đó nếu TTCK Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi thì sẽ thu hút tổng cộng 991,44 triệu USD – 1,68 tỷ USD từ các quỹ đầu tư sử dụng kết của xếp hạng của MSCI.

Bảng 1.5 D ng vốn chảy vào TTCK Việt Nam khi đƣợc nâng hạng

FTSE Các quỹ ETF Các quỹ chủ động Tổng

Số quỹ sử dụng chỉ số FTSE Emerging Markets làm tham chiếu

25 22 47

Tổng số vốn quản lý 81,58 tỷ USD 368,22 tỷ USD 449,81 tỷ USD D ng vốn chảy vào Việt Nam (ước tính) 347,91 – 566.73

triệu USD 361,55 – 588,94 triệu USD 709,46 triệu USD – 1,16 tỷ USD MSCI 104 301 404

Số quỹ sử dụng chỉ số MSCI Emerging Markets làm tham chiếu

175,32 tỷ USD 124,23 tỷ USD 299,71 tỷ USD

Tổng số vốn quản lý 571,41 – 966,31 triệu USD 420,03 – 710,30 triệu USD 991,44 triệu USD – 1,68 tỷ USD D ng vốn chảy vào Việt Nam (ước tính)

Nguồn: BVSC Chính vì vậy mà theo quan điểm của người viết, Việt Nam nên đặt mục tiêu là được tổ chức MSCI nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi và luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu các tiêu chí xếp hạng của tổ chức MSCI đối với TTCK Việt Nam.

1.2. Kinh nghiệm từ các nước vừa được nâng hạng và vào danh sách xem xét

nâng hạng và bài h c kinh nghiệm rút ra cho iệt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm các nƣớc

1.2.1.1. Tại TTCK Pakistan

Pakistan được tổ chức MSCI cho vào danh sách theo dõi nâng hạng thành thị trường mới nổi trong báo cáo đánh giá thị trường toàn cầu tháng 6/2016 và được chính thức nâng hạng vào tháng 5/2017. So với TTCK Việt Nam, quy mô thị trường và thanh khoản của Pakistan không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên Pakistan chỉ có 3 tiêu chí cần phải cải thiện trên tổng số 18 tiêu chí định tính: i) nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép bán khống, ii) nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép vay/mượn chứng khốn, iii) Có sự can thiệp vào nền kinh tế tự do bởi các quy định thường xuyên thay đổi. Thời gian qua Pakistan đạt được nhiều cải thiện nổi bật:

 Bắt đầu sử dụng Hệ thống báo cáo hoạt động doanh nghiệp hợp nhất của từ tháng 3/2014, cung cấp thông báo dựa trên web tự động cho các công ty phát hành

niêm yết để chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư. Quy định các hạn chế trong giao dịch thỏa thuận nhằm tránh các hành vi trục lợi chứng khoán của khách hàng.1

 Năm 2016, một đạo luật mới được thông qua nhằm sửa đổi các quy định về nghành chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và Pakistan sáp nhập 3 sàn chứng khoán Karachi, Lohore, và Islamabad thành 1 sàn giao dịch chứng khoán duy nhất là Sở giao dịch chứng khoán Pakistan. 2

 Tháng 1/2016 cơ chế E-votting được thông qua.3

Tương tự như Việt Nam về độ mở của thị trường ngoại hối, Pakistan chưa có thị trường ngoại hối ở nước ngồi và thị trường ngoại hối nội địa cịn hạn chế. Tuy nhiên MSCI đánh giá tiêu chí này khơng có vấn đề lớn, trong khi Việt Nam cần phải cải thiện. Khác biệt chính đến từ mức thanh khoản trên thị trường ngoại hối, thanh khoản thị trường ngoại hối của Pakistan cao hơn và đồng tiền PKR của Pakistan được thả nổi có kiểm sốt, trong khi đồng VND được giao dịch trong biên độ +/-3% theo tỷ giá trung tâm.

1.2.1.2. Tại TTCK Trung Quốc

Ngày 21/06/2017, MSCI công bố đưa chứng khoán hạng A của Trung Quốc vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi và đã được chính thức nâng hạng vào tháng 6/2018. Để được vào danh sách theo dõi nâng hạng, Trung Quốc cần phải cải thiện 9 tiêu chí, và 1 năm sau khi được chính thức nâng hạng thì vẫn cịn tới 8 tiêu chí cần cải thiện. Quan trọng hơn hết, thời gian vừa qua Trung Quốc có nhiều cải thiện nổi bật được MSCI đánh giá cao, nổi bật nhất là:

- Giới hạn sở hữu nước ngoài: Vào tháng 7 năm 2012, giới hạn sở hữu nước ngoài đã tăng từ 20% lên 30%. Do quy mô và thanh khoản cao, dù China A có mức giới hạn sở hữu nước ngồi 30%, quy mơ có thể đầu tư cho nhà đầu tư nước ngồi ở thị trường này lớn hơn nhiều so với Việt Nam. Trên thực tế, vấn đề tỷ lệ sở hữu cịn lại cho nhà đầu tư nước ngồi của Trung Quốc được đánh giá tốt, không cần phải cải thiện.4

1

MSCI Global Market Accessibility Review | June 2015 trang 12 2 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2016 trang 11

3 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2016 trang 11

4

- Kênh kết nối Thượng Hải – Hồng Kong và Thâm Quyến – Hồng Kong được đưa ra vào tháng 11 năm 2014 và tháng 12 năm 2016: cho phép tất cả các nhà đầu tư quốc tế được giao dịch cổ phiếu hạng A niêm yết trên TTCK Trung Quốc mà không cần phải xin cấp phép và hạn ngạch, mở rộng sự di chuyển vốn.5

- Năm 2016, cơ quan quản lý và sở giao dịch chứng khốn đã ban hành chính sách về tạm ngừng giao dịch có ý nghĩa tích cực trên thị trường.6

- Tháng 4/2018, PboC (Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc) nới giới hạn sở hữu nước ngoài cho các cơng ty chứng khốn, quỹ đầu tư, bảo hiểm lên 51% và hướng tới bỏ ngưỡng trần này sau 3 năm. Đồng thời, PboC cũng nâng hạn mức giao dịch với chương trình kết nối Thượng Hải – Hồng Kong và Thâm Quyến – Hồng Kong.7

- Tháng 6/2018, PboC và Ủy ban quản lý ngoại hối Trung Quốc bỏ hạn mức rút tiền 20%, bỏ thời gian hạn chế 3 tháng, và cho phép nhà đầu tư thuộc nhóm QFII và RQFII giao dịch phái sinh ngoại tệ.8

- Mức độ tự do thị trường của ngoại hối: Tiêu chí này đã được đánh giá cải thiện, do các nhà cơ quan quản lý đã tích cực khuyến khích sử dụng đồng tiền NDT bên ngồi Trung Quốc. Đồng thời đây là một trong 10 đồng tiền được sử dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và được Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công nhận là đồng tiền dự trữ.9

1.2.1.3. Tại TTCK Saudi Arabia

TTCK Saudi Arabia được MSCI cho vào danh sách theo dõi nâng hạng vào tháng 6/2018.Theo báo cáo đánh giá tiếp cận toàn cầu của MSCI tháng 6/2018, TTCK Saudi Arabia cịn 6 tiêu chí cần phải cải thiện trên 18 tiêu chí10. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, TTCK Saudi Arabia đã thực hiện nhiều cải thiện tích cực và được MSCI đánh giá cao. Cụ thể như sau:

 Các cơ quan quản lý TTCK Saudi Arabia đã thực hiện một số cải tiến cho phép mở cửa thị trường vốn trong nước cho các nhà đầu tư nước

5

MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 52

6 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 53

7 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 11

8 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2017 trang 53

9

ngoài bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh như P-Notes và/hoặc

SWAPs.11

 Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS được áp dụng cho tất cả các công ty niêm yết, bắt đầu từ tháng 1/2017.12

 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài được nâng lên 49% so với mức 20% trước đó, nhưng do quy mơ và thanh khoản của Saudi Arabia lớn hơn nhiều Việt Nam, NĐTNN có thể gặp ít hạn chế đầu tư hơn.13

 Saudi Arabia cũng đã cải thiện chu kỳ thanh toán lên T+2 và nguyên tắc thanh toán chứng khoán DVP được áp dụng từ tháng 4 năm 2017.14

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra

Từ trường hợp các nước vừa được nâng hạng và xem xét vào danh sách nâng hạng ở trên, người viết nhận thấy một vài điểm thay đổi nổi bật từ các TTCK đã có tác động tích cực tới quyết định của MSCI, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy mơ có thể đầu tư cho NĐTNN. Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp tới d ng vốn đầu tư nước ngồi có thể đổ vào là bao nhiêu trong trường hợp TTCK quốc gia đó được nâng hạng.

Thứ hai, việc hợp nhất giữa các Sở Giao dịch Chứng khoán ở các thành phố để trở thành một Sở giao dịch Chứng khoán quốc gia duy nhất. Ở mỗi SGDCK khác nhau sẽ có các tiêu chuẩn niêm yết khác nhau. Do đó, việc hợp nhất các SGDCK lại thành một SGDCK quốc gia sẽ chỉ c n một bộ tiêu chuẩn niêm yết duy nhất. Điều này giúp cho các NĐTNN dễ dàng hơn trong hoạt động đầu tư.

Thứ ba, liên quan đến công bố thông tin, quy định bằng tiếng Anh, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin minh bạch chính xác cho NĐTNN.

Thứ tư, cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp và hệ thống kế toán theo hướng tương đồng với các chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ NĐTNN đánh giá được tình hình kinh doanh hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ năm, mức thanh khoản trên thị trường ngoại hối cần được cải thiện, tạo điều kiện cho NĐTNN chuyển đổi dễ dàng giữa các đồng tiền, giảm chi phí và tăng niềm tin cho các NĐTNN.

11 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 10

12 MSCI Global Market Accessibility Review | June 2018 trang 27

13

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1. Thực trạng thị trƣờng chứng khốn Việt Nam

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt

Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mơ hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mơ hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.

Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ

đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:

- Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK;

- Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán;

- Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam; Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)