Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 47)

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, ngành Chứng khốn đã vượt qua nhiều khó khăn để phát triển. TTCK Việt Nam đã có những tăng trưởng về vốn cũng như cải thiện rõ rệt tình hình VN – Index.

17

Website Sở GDCK Hồ Chí Minh – lịch sử hình thành và phát triển

Hình 2.1 Tình hình tăng trƣờng thị trƣờng chứng khốn Việt Nam

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Chỉ số VN-Index và giá trị vốn hóa TTCK đã có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng hàng nghìn lần so với thời kỳ đầu. Từ mốc ban đầu chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP vào năm 2000, đến năm 2018 TTCK Việt Nam đã có 1,553 doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa đạt 3,96 triệu tỷ đồng, tương đương 71,6% GDP năm 2018. Thanh khoản thị trường cải thiện mạnh với tổng giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 6,500 tỷ đồng/phiên, tăng 29% so với bình quân năm 2017.19

Hình 2.2: Số lƣợng doanh nghiệp niêm yết trên TTCK

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Hoạt động nhà đầu tư diễn ra sôi nổi. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng đạt gần 2,2 triệu tài khoản, trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngồi đạt hơn 28 nghìn tài khoản. Năm 2017 và 2018, TTCK cũng chứng kiến sự quay trở lại của nhà đầu tư nước ngoài khi giá trị mua r ng của khối ngoại lần lượt là 1,23 tỷ USD và 1,9 tỷ USD, giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh.20

Hình 2.3: Số lƣợng tài khoản giao dịch chứng khoán

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Về hoạt động đấu giá, thối vốn nhà nước đã có những thành cơng tốt đẹp. Đặc biệt, năm 2017 thị trường đã thực sự tạo ấn tượng đặc biệt khi tổ chức đấu giá thành công đợt bán vốn nhà nước tại Sabeco, Vinamilk thu về cho ngân sách nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng. Tiếp nối những thành công của năm 2017, đầu năm 2018 diễn ra hoạt động IPO của 3 doanh nghiệp dầu khí là Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí, Tổng cơng ty Dầu Việt Nam và Cơng ty cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn thu hút được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư thu về 16,500 tỷ đồng cho nhà nước. Cuối năm 2018, thương vụ đấu giá cổ phần của Vinaconex cũng gây chú ý khi thu về gần 9,400 tỷ đồng, vượt xa so với giá khởi điểm 7,400 tỷ.21

TTCK phái sinh Việt Nam, tuy mới ra đời (bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 10/8/2017) chỉ với một sản phẩm giao dịch là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30, nhưng thị trường đã phát triển vượt kỳ vọng đặt ra.

Tính đến hết 31/12/2018, khối lượng giao dịch trên TTCK phái sinh đã đạt hơn 19,6 triệu hợp đồng, tăng gấp khoảng 17,7 lần năm 2017. Ngoài ra, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt khoảng 78,791 hợp đồng gấp khoảng 7,2 lần năm 2017. Khối lượng mở (OI) toàn thị trường tiếp tục duy trì xu hướng tăng đạt hơn 21,653 hợp đồng, gấp 2,46 lần so với phiên giao dịch đầu năm. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hiện tại đang có hơn 57,657 tài khoản.22

Điều đáng chú ý, trong năm qua, TTCK phái sinh cũng đã bắt đầu thể hiện vai tr là một kênh đầu tư và ph ng vệ rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh. Điển hình là, khi thị trường cơ sở sụt giảm thì thanh khoản TTCK phái sinh lại tăng. Thanh khoản trên TTCK phái sinh tăng cho thấy sự gia tăng hoạt động ph ng vệ rủi ro giá giảm, cũng như hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Điều đó cũng cho thấy, nếu như khơng có TTCK phái sinh để ph ng vệ và tìm kiếm lợi nhuận khi giá giảm, thì hoạt động cắt lỗ của nhà đầu tư trên TTCK cơ sở sẽ c n nhiều hơn nữa và sẽ khiến thị trường cơ sở sụt giảm mạnh hơn nữa.

Những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển TTCK nước ta là hết sức to lớn. Từ TTCK sơ khai đến nay đã hình thành khung pháp lý tương

21

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2018

đối hoàn chỉnh, hệ thống thị trường đầy đủ, đồng bộ góp phần quan trọng vào huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Lần đầu tiên ở nước ta, chúng ta đã thành công trong việc xây dựng và phát triển TTCK trong khi chưa có mơ hình định sẵn, chưa có thực tiễn. Những yếu tố, điều kiện cần thiết cho sự ra đời của TTCK ở nước ta thời điểm đó hầu như chưa có hoặc manh nha ở mức độ thấp. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường tài chính tồn cầu biến động khó lường, các nước trong khu vực thực hiện giảm giá đồng nội tệ, TTCK các nước biến động, giá dầu sụt giảm, nhưng TTCK Việt Nam vẫn phát triển an tồn, khơng bị đổ vỡ, đóng cửa như nhiều nước khác (Thái Lan, Indonesia và cả Nga, Trung Quốc… cũng đã từng bị đổ vỡ, nhiều nước phải đóng cửa sau 10 năm mới mở trở lại).

TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng lên mới nổi, đây sẽ là một bước thay đổi rất quan trọng về “chất” và vị thế thị trường Việt Nam. TTCK Việt Nam sẽ khẳng định vững chắc hơn vai tr huy động, phân bổ vốn trong nền kinh tế bên cạnh kênh ngân hàng, mặt khác sẽ là một cơng cụ để đầu tư, tích lũy tài sản của người dân.

Cùng với các nội dung và giải pháp đồng bộ thực hiện tái cấu trúc TTCK Việt Nam trên 4 trụ cột: hàng hóa, tổ chức kinh doanh chứng khoán, cơ sở nhà đầu tư, tổ chức thị trường thì việc chúng ta kiên trì, quyết liệt thực hiện minh bạch hóa TTCK sẽ là nhân tố mang tính quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc TTCK Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển lành mạnh, bền vững. TTCK Việt Nam tiếp tục được khẳng định vai tr to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)