Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 89)

3.2. Các giải pháp nhằm nâng hạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp ý: Trong năm 2019, trình Quốc hội thơng qua

Luật Chứng khốn sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa và doanh nghiệp niêm yết; thu hút nhà đầu tư nước ngoài; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Xây dựng khung pháp ý cho hoạt động vay và cho vay chứng khốn: Như

đã trình bày ở phần trên, hoạt động vay và cho vay chứng khoán của Việt Nam mới chỉ gói gọn ở 2 nghiệp vụ cơ bản. Để tạo điều kiện thúc đẩy thanh khoản thị trường, UBCKNN cần sớm ban hành khung pháp lý hình thành thị trường cho vay chứng khoán. Đây là một cấu phần của TTCK và có mối quan hệ tương hỗ với TTCK phái sinh và thị trường cổ phiếu hiện nay. Việc ban hành khung pháp lý cho hoạt động này để đáp ứng tiêu chí “cho vay chứng khốn” đối với MSCI. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ về các nhân tố tham gia thị trường này và nghiên cứu chính sách phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.

- Từng bước cho phép giao dịch bán khống, có hạn chế ban đầu đi kèm với điều kiện để quản ý, giám sát chặt chẽ hoạt động này: Từ trường hợp của TTCK

Trung Quốc năm 2015, bài học rút ra cho Việt Nam không phải là rút lại quy định cho phép bán khống chứng khoán đang được thai nghén cho ra đời, để ngăn ngừa khả năng nó sẽ châm ng i cho sự sụp đổ TTCK. Thay vào đó, song song với việc cho phép bán khống chứng khoán cần phải ban hành những quy định để khống chế bán khống một chứng khốn nào đó đang chịu áp lực mất giá mạnh, nhờ đó ổn định thị trường và duy trì l ng tin của nhà đầu tư.

Việc khống chế bán khống đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, UBCK Mỹ đưa ra quy định mới hạn chế bán khống là “Alternative up-tick rule”. Quy định này hạn chế việc bán khống với một chứng khoán nếu chứng khốn đó đã mất hơn 10% giá trị trong v ng 1 ngày so với giá cuối ngày giao dịch trước đó một khi cổ phiếu đó chạm ngưỡng ngắt d ng lệnh. Quy định này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu được xếp hàng trước những người bán khống để bán chứng khốn đó. Khi chạm ngưỡng ngắt d ng lệnh, lệnh bán khống chỉ được phép thực hiện nếu giá của chứng khốn đó cao hơn giá chào mua hiện hành. Giải pháp này được nhìn nhận là đã tạo ra một cơ chế tự ổn định cho thị trường trong những giai đoạn đi xuống hoặc biến động mạnh. Đa số các nước như Hong Kong, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã áp dụng “Uptick-rule” như một công cụ để hạn chế sự đổ vỡ dây chuyền của TTCK. Nhiều nước cũng có khơng cho phép thực hiện hoạt động “bán khống không đảm bảo”. Cụ thể, UBCK đưa ra nguyên tắc chỉ

được bán khống một chứng khoán khi nhà đầu tư đã vay chứng khoán đó (có thể trực tiếp Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc nhà cung cấp dịch vụ cho vay chứng khốn). Vì vậy, hoạt động cho vay chứng khốn có liên quan chặt chẽ đến hoạt động bán khống. Giao dịch bán khống cần được cho phép với những hạn chế kể trên để đảm bảo TTCK không đổ vỡ. Việc cho phép hoạt động này để tăng thanh khoản thị trường, hồn thiện thêm cơ chế, cơng cụ giao dịch cho nhà đầu tư trên TTCK và để đáp ứng tiêu chí xếp hạng thị trường mới nổi của MSCI. Tuy nhiên, với đặc thù thị trường của Việt Nam, hoạt động này cần được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống công nghệ hiện đại, có thể truy cập trực tiếp vào các hệ thống khác của SGDCK, CTCK, TTLKCK để truy xuất dữ liệu và đo lường độ rủi ro trong trường hợp thị trường có biến động phức tạp. (Nguyễn Quang Long, 2015, tr 120)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)