3.2. Các giải pháp nhằm nâng hạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
3.2.3. Nhóm giải pháp kỹ thuật:
- Gia tăng quy mơ có thể đầu tư cho NĐTNN:
Gia tăng quy mơ có thể đầu tư cho NĐTNN cũng chính là việc tăng quy mơ vốn hóa và thanh khoản thị trường. Đây là điều rất được MSCI chú trọng. Thực tế thì việc thúc đẩy quy mơ vốn hóa và thanh khoản thị trường gắn liền với nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Các giải pháp có thể ngay lập tức làm tăng quy mơ vốn hóa và thanh khoản trên thị trường là đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn đồng thời tiếp tục thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh mà nhà nước không cần nắm tỷ lệ chi phối. Hiện tại, mới chỉ có 1,553 doanh nghiệp niêm yết trên 2 SGDCK, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các doanh nghiệp hiện nay. C n nhiều các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước, ngân hàng chưa cổ phần hóa và lên niêm yết. Trong đó, có những thương vụ cổ phần hóa hứa hẹn sẽ thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các NĐTNN như Mobifone, ngân hàng Agribank…Trong hoạt động thoái vốn, kinh nghiệm từ năm 2017 khi nhà nước thoái tỷ lệ lớn cổ phần trong Vinamilk hay thương vụ thoái vốn ở Sabeco đã thành cơng rực rỡ. Khơng chỉ góp phần tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia mà còn thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường và hỗ trợ phát triển TTCK vốn thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức tài chính quốc tế.
- Đặt ra quy định về việc công bố thơng tin bằng tiếng Anh và khuyến khích sử dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS đối với các doanh nghiệp niêm yết.
Như đã đề cập ở phần trên, một trong những thách thức của TTCK Việt Nam khi tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế là sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán. Mặc dù chế độ kế tốn khơng phải là tiêu chí để xét nâng hạng thị trường, đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy tính minh bạch của thị trường trong con mắt nhà đầu tư nước ngồi, góp phần nâng cao tính hội nhập của kinh tế Việt Nam và TTCK Việt Nam và sẽ đóng góp trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài về dài hạn.
Có nhiều ý kiến phản hồi từ phía cơng ty niêm yết cho rằng các công ty bắt buộc phải công bố thông tin bằng tiếng Anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc cơng bố thông tin bằng tiếng Anh và lập báo cáo tài chính IFSR cần được thực hiện theo từng bước, với từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể. Cụ thể:
+ Công ty niêm yết nằm trong rổ chỉ số VN30 hoặc các cơng ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu nước ngồi chiếm trên 50% vốn điều lệ thì phải cơng bố tồn bộ các thông tin bằng tiếng Anh, bao gồm: website tiếng Anh, báo cáo tài chính tiếng Anh, thơng tin hoạt động, các thông tin công bố định kỳ và bất thường. Đồng thời, bắt buộc phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực của IFRS.
+ Các công ty niêm yết khác công bố một phần các thông tin bằng tiếng Anh, bao gồm: website tiếng Anh, các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản định kỳ và thông tin công bố bất thường, khuyến khích sử dụng IFRS trong báo cáo tài chính.
+ Các công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM được khuyến khích cơng bố
thơng tin bằng tiếng Anh.