Giới thiệu về FTSE và các bước thực hiện nhằm xếp hạng thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

FTSE

a. Giới thiệu về FTSE

Nhóm chỉ số FTSE Global Equity được hình thành từ năm 1985 với sự ra đời của chỉ số FT-Actuaries World. Đúng như tên gọi của mình, chỉ số này là sự kết hợp của Financial Times và Insitute and Falculty of Actuaries. Các thành viên sáng lập khác là ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Công ty môi giới Wood Mackenzie and Co. Thời điểm ban đầu, chỉ số chỉ bao gồm 27 quốc gia và không có sự phân biệt giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi.

Năm 1995, Wood Mackenzie bán cổ phần của mình cho Standard and Poor’s, là nguồn gốc sự ra đời của chỉ số FT/S&P Actuaries World.

Năm 1997, khi FTSE tiếp nhận việc tính toán chỉ số thì chỉ số FT/S&P- Actuaries World đã được đổi tên thành World Index. FTSE, tổ chức hình thành năm 1995 trên cơ sở liên doanh giữa Sở giao dịch Chứng khoán London và tạp chí Financial Times, đã mua cổ phần của các thành viên khác vào năm 1999 và đổi tên chỉ số thành FTSE World Index. Chỉ số này đã tiếp tục tồn tại đến ngày nay và tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2018 bao gồm 35 quốc gia.

Phạm vi các quốc gia được mở rộng thêm khi có sự hợp tác với aring Emerging Market Index vào năm 2000. Sự hợp tác này đã giúp mở rộng thêm 20 quốc gia và phạm vi lên tới 90% thị trường vốn toàn cầu. Thời điểm hợp tác là cơ hội để các quốc gia trong chỉ số World Index được phân loại thành thị trường phát triển và thị trường mới nổi bậc cao. Các quốc gia mới được thêm vào từ aring index phân loại là thị trường mới nổi. Tên của chỉ số mới là All-World Index. Hạng mục xếp hạng thứ tư, thị trường cận biên ra đời vào năm 2008 để phân loại những thị trường chưa đủ điều kiện để xếp hạng vào hạng mục thị trường mới nổi.

b. Nguyên tắc xếp hạng của FTSE

Sự mở rộng của nhóm chỉ số FTSE toàn cầu đã thúc đẩy FTSE thực hiện khảo sát ý kiến khách hàng năm 2003, đề xuất một hệ thống để xếp hạng thị trường nhất quán với triết lý của FTSE là dựa trên các nguyên tắc và những chỉ số khách quan. Bên cạnh việc xem xét tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của mỗi quốc gia, kiến nghị đề xuất c n đặt ra những nguyên tắc hướng dẫn xếp hạng thị trường. Bao gồm:

- Chất lượng thị trường: Tất cả các yếu tố chất lượng của hệ thống quy định pháp luật, hoạt động giao dịch, quy trình lưu ký và thanh toán, sự xuất hiện của TTCK phái sinh sẽ được tính vào khi xem xét chất lượng của thị trường.

- Tính trọng yếu: Quốc gia cần phải có quy mô lớn cần thiết để đảm bảo sự thống nhất tiêu chuẩn toàn cầu;

- Tính nhất quán và có thể dự báo: Một lộ trình trong việc thay đổi xếp hạng sẽ được thiết lập bằng cách công bố một danh sách theo dõi (watch list) các quốc gia đang được xem xét để nâng hoặc hạ bậc xếp hạng cũng như những tiêu chuẩn mà các quốc gia sẽ được đánh giá.

- Giới hạn chi phí: Chi phí để thực hiện các thay đổi sẽ được tính tới khi đánh giá một thị trường để tăng hoặc hạ bậc xếp hạng.

- Tính ổn định: Phương pháp từng bước sẽ được dùng khi giới thiệu một quốc gia mới; một quốc gia mới sẽ chỉ được gia nhập như là một thị trường mới nổi; và việc nâng bậc xếp hạng sẽ chỉ xảy ra khi có sự thay đổi lâu dài/bền vững trong thực trạng thị trường và được chấp nhận trên toàn cầu.

- Tiếp cận thị trường: Nhà đầu tư quốc tế có thể đầu tư và rút vốn một cách kịp thời và an toàn với chi phí hợp lý. Kết quả khảo sát được công bố vào tháng 11 năm 2003, nhận được sự ủng hộ rất lớn đối với việc sử dụng các tiêu chí về chất lượng thị trường theo ý tóm tắt như ở trên. Phần lớn các phản hồi cũng rất đồng tình với các nguyên tắc khác. Trên cơ sở những ý kiến ủng hộ nhận được, FTSE đã thúc đẩy việc thực hiện một kế hoạch xếp hạng thị trường năm 2004.

c. Quy trình xếp hạng

Tiếp theo việc khảo sát khách hàng năm, FTSE đã đưa ra một quy trình chính thức để đánh giá các TTCK. Quy trình này bao gồm những yếu tố sau đây:

- Ma trận chất lượng thị trường với các tiêu chí đánh giá và so sánh một cách khách quan.

- Bảng câu hỏi để tiếp cận với TTCK và cơ quan có thẩm quyền, những câu trả lời sẽ giúp hình thành những cơ sở cho những đánh giá ban đầu đối với chất lượng thị trường và những đánh giá tiếp theo.

- Hội đồng xếp loại quốc gia, đảm nhận việc đánh giá khách quan thị trường đối với các tiêu chí chất lượng thị trường. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị đối với nhóm chính sách của FTSE về việc đưa thêm hoặc loại một quốc gia ra khỏi danh sách theo dõi, việc thay đổi xếp hạng đối với các quốc gia trong danh sách theo dõi. - Kế hoạch thường niên để giám sát biến động của sự thay đổi xếp hạng bắt đầu bằng việc đánh giá chuyên sâu đối với những thị trường đã được đánh dấu là có khả năng thay đổi và kết thúc bằng việc thay đổi trong xếp hạng và danh sách theo dõi tại kỳ họp tháng 9 của Nhóm chính sách.

- Chính sách gia nhập đối với những thị trường đã được đưa vào trong danh sách theo dõi để giúp các quốc gia đó có thể hiểu được các bước cần thiết phải thực hiện để cải thiện những đánh giá hiện tại của mình, giúp họ có thể được nâng hạng (hoặc tránh bị xuống hạng).

- Một biểu thời gian về tiến trình thực hiện được xây dựng ra để người quản lý danh mục thực hiện những chuẩn bị cần thiết cho việc thay đổi xếp hạng. Hội đồng tư vấn xếp hạng các TTCK là trung tâm của quy trình trên. Cơ cấu thành viên hội đồng là các chuyên gia về giao dịch, quản lý danh mục, ngân hàng với vai trò là người chấm điểm cho các TTCK dựa trên ma trận chất lượng thị trường và trên cơ sở những đánh giá thực tế. Kết quả này sau đó được khuyến nghị cho hội đồng cấp cao của FTSE về sự thay đổi xếp hạng của từng TTCK để hội đồng cấp cao của FTSE đưa ra chấp thuận cuối cùng.

Ma trận bao gồm số liệu về tổng thu nhập quốc dân trên đầu người do World Bank tính toán và công bố, đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các hạng thị trường khác nhau. Quy mô của thị trường và số lượng công ty niêm yết cũng được sử dụng để đánh giá tính trọng yếu của thị trường. Xếp hạng tín dụng quốc gia là tiêu chí mới được đưa vào gần đây. Phần còn lại của ma trận được chia thành bốn phần bao gồm: Hoạt động giao dịch và môi giới, Lưu ký và thanh toán, Quy định pháp lý và Thị trường phái sinh. Mỗi phần sẽ được chia nhỏ thành những nhân tố thiết yếu được xem xét đối với mỗi hạng. Các thị trường sẽ được chấm điểm là Đạt, Hạn chế (có phần không đạt) hoặc Không đạt đối với từng yếu tố. Thị trường được xếp hạng phát triển là thị trường không bị điểm Không đạt đối với tất cả các hạng mục. Dù vậy, nếu có một số rất nhỏ các hạng mục bị chấm điểm Hạn chế thì cũng được chấp nhận. Số lượng nhân tố cần được chấm điểm Đạt đối với các thị trường mới nổi bậc cao, thị trường mới nổi bậc thấp và thị trường cận biên sẽ giảm dần tương ứng với thứ tự thị trường từ cao đến thấp.

Quy trình xếp hạng một TTCK của FTSE được khái quát như sau:

i) Phân tích và xem xét ban đầu: Tại thời điểm bắt đầu xem xét, một TTCK sẽ được chấm điểm dựa trên những tiêu chí đã nêu ở trên. Các tiêu chí này sẽ được gửi đến các chuyên gia, các thành viên thị trường, các nhà đầu tư để tham khảo ý kiến.

ii) Nhận phản hồi và xác định lại: Sau khi nhận được phản hồi, kết quả sẽ được tổng hợp và thảo luận tại cuộc họp tiếp theo của Hội đồng tư vấn xếp hạng của FTSE. Trong nhiều trường hợp, Hội đồng tư vấn có thể yêu cầu thực hiện những nghiên cứu thêm hoặc chính họ sẽ kiểm tra để xem liệu những thay đổi về điều kiện

thị trường theo kê khai đã được thực hiện trong thực tế chưa. Bất cứ sự thay đổi nào trong điểm xếp hạng đã được Hội đồng thông qua đều sẽ được lập thành biên bản.

iii) Đánh giá thang điểm và quyết định đưa vào danh sách theo dõi:

Cuộc họp tiếp theo của Hội đồng tư vấn xếp hạng sẽ thảo luận xem liệu số lượng điểm đã thay đổi có đủ để đề nghị bổ sung một nước vào danh sách theo dõi cho khả năng nâng hạng hoặc xuống hạng thị trường. Những thay đổi trong danh sách theo dõi được chính thức thông qua bởi cuộc họp của Nhóm chính sách FTSE vào tháng 9 hàng năm, được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị FTSE. Kết quả về danh sách theo dõi sẽ được công bố chính thức và thông báo tới các quốc gia có liên quan, cùng với những chi tiết thay đổi liên quan đến thang điểm của họ theo tiêu chí chất lượng thị trường. Sau khi các quốc gia đã nhận được thư thông báo kết quả, FTSE sẽ liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để giúp các quốc gia này có thể đáp ứng những tiêu chuẩn cần thiết tạo điều kiện cho việc nâng hạng thị trường trong tương lai, hoặc ngăn việc bị hạ bậc.

iv) Xếp hạng chính thức và đánh giá hàng năm

Một quốc gia sẽ nằm trong danh sách theo dõi - Watch list ít nhất một năm, và có thể ở đó nhiều năm mà không được nâng hạng hoặc bị xuống hạng. Điều này phù hợp với những nguyên tắc đã được đặt ra trước đó rằng các quốc gia ít khi được thay đổi xếp hạng và nhà đầu tư nên được cảnh báo trước về viễn cảnh đó. Vào cuối quý 3 hàng năm, Danh sách theo dõi sẽ được Hội đồng tư vấn xếp hạng xem xét và bất cứ đề xuất thay đổi trạng thái của TTCK sẽ được trình bày tại cuộc họp tháng 9 của Nhóm chính sách. Chấp thuận thay đổi cuối cùng đối với danh sách theo dõi sẽ được đưa ra bởi Hội đồng quản trị FTSE vào tháng 9. Tổng hợp về các tiêu chí xếp hạng thị trường của FTSE được liệt kê tại bảng dưới đây:

Bảng 1.4: Tiêu chí xếp hạng TTCK của FTSE Tiêu chí TT phát triển TT mới nổi trình độ TT mới nổi thứ cấp TT cận biên Thu nhập bình quân đầu ngƣời

Định mức đầu tƣ

Thị trƣờng và môi trƣờng pháp lý

Các cơ quan điều hành tích cực quản lý thị trường x x x x Đối xử công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ x x

Không hạn chế sở hữu nước ngoài hoặc hạn chế có chọn lọc x x Không có trở ngại đáng kể đối với việc đầu tư hay rút vốn ra

khỏi thị trường

x x x x

Thị trường cổ phiếu tự do và phát triển hoàn thiện x x Thị trường ngoại hối tự do và phát triển hoàn thiện x x Quy trình đăng ký đơn gian đối với nhà đầu tư nước ngoài x x

Lƣu ký và thanh toán bù trừ

Hoạt đông thanh toán chứng khoán thông suốt, không có lỗi x x x x Hoạt động lưu ký- cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch

vụ

x x x

Thanh toán bù trừ - T+2/ T+3 x x x x Thanh toán giao dịch chứng khoán - có thể thanh toán không

cần chuyển giao tiền đối ứng

x

Hoạt động lưu ký – Có cơ chế tài khoản tổng và tài khoản lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài

x x

Hệ thông giao dịch

Hoạt động môi giới – cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ

x x x

Thanh khoản – quy mô giao dịch thị trường đủ lớn để hỗ trợ các khoản đầu tư lớn

x x x

Chi phí giao dịch – Chi phí (bao gồm cả chi phí chìm) hợp lý và cạnh tranh

x x x

Được phép vay chứng khoán x Được phép bán khống x Được phép giao dịch ngoài sàn x Có cơ chế giao dịch hiệu quả x Minh bạch – mức độ thông tin thị trường và báo cáo giao

dịch kịp thời

x x x x

Chứng khoán phái sinh

Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển x

1.1.3.4 Sự lựa ch n của iệt Nam

Mặc dù các tiêu chí để xếp hạng TTCK của 3 tổ chức xếp hạng quốc tế ở trên (MSCI, FTSE, S&P Dow Jones) có sự khác biệt nhau ở một vài tiêu chí nhỏ nhưng về cơ bản thì các tiêu chí này đều để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế và TTCK của quốc gia đó. Do vậy, việc được 1 trong 3 tổ chức này nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi là 1 thành công lớn của ngành chứng khoán nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, khi đi sâu vào phân tích các tiêu chí cụ thể của cả 3 tổ chức xếp hạng, người viết nhận thấy có tiêu chí liên quan trực tiếp đến TTCK nhưng cũng có nhiều tiêu chí chủ yếu liên quan đến kinh tế vĩ mô, sự phát triển của nền kinh tế. Trong 3 tổ chức trên thì các tiêu chí xếp hạng của S&P Dow Jones chủ yếu liên quan đến nền kinh tế là chính mà không có nhiều tiêu chí liên quan trực tiếp đến TTCK. Do vậy, người viết cho rằng cần đi sâu phân tích thêm về 2 tổ chức xếp hạng c n lại là MSCI và FTSE. So sánh các tiêu chí xếp hạng của MSCI và FTSE thì các tiêu chí của MSCI mang tính chất định lượng và trực tiếp liên quan đến TTCK nhiều hơn tiêu chí của FTSE. Đồng thời, số lượng các quỹ đầu tư tài sản sử dụng phân loại xếp hạng của tổ chức MSCI là nhiều hơn hẳn so với FTSE, vì vậy số vốn đổ vào Việt Nam nếu TTCK được nâng hạng lên mới nổi của MSCI cũng sẽ nhiều hơn so với FTSE. Cụ thể, theo ước tính của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), d ng vốn chảy vào TTCK Việt Nam khi được FTSE nâng hạng sẽ từ 709,46 triệu USD – 1,16 tỷ USD. Trong khi đó nếu TTCK Việt Nam được MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi thì sẽ thu hút tổng cộng 991,44 triệu USD – 1,68 tỷ USD từ các quỹ đầu tư sử dụng kết của xếp hạng của MSCI.

Bảng 1.5 D ng vốn chảy vào TTCK Việt Nam khi đƣợc nâng hạng

FTSE Các quỹ ETF Các quỹ chủ động Tổng

Số quỹ sử dụng chỉ số FTSE Emerging Markets làm tham chiếu

25 22 47

Tổng số vốn quản lý 81,58 tỷ USD 368,22 tỷ USD 449,81 tỷ USD D ng vốn chảy vào Việt Nam (ước tính) 347,91 – 566.73

triệu USD 361,55 – 588,94 triệu USD 709,46 triệu USD – 1,16 tỷ USD MSCI 104 301 404

Số quỹ sử dụng chỉ số MSCI Emerging Markets làm tham chiếu

175,32 tỷ USD 124,23 tỷ USD 299,71 tỷ USD

Tổng số vốn quản lý 571,41 – 966,31 triệu USD 420,03 – 710,30 triệu USD 991,44 triệu USD – 1,68 tỷ USD D ng vốn chảy vào Việt Nam (ước tính)

Nguồn: BVSC

Chính vì vậy mà theo quan điểm của người viết, Việt Nam nên đặt mục tiêu là được tổ chức MSCI nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi và luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu các tiêu chí xếp hạng của tổ chức MSCI đối với TTCK Việt Nam.

1.2. Kinh nghiệm từ các nước vừa được nâng hạng và vào danh sách xem xét nâng hạng và bài h c kinh nghiệm rút ra cho iệt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm các nƣớc

1.2.1.1. Tại TTCK Pakistan

Pakistan được tổ chức MSCI cho vào danh sách theo dõi nâng hạng thành thị trường mới nổi trong báo cáo đánh giá thị trường toàn cầu tháng 6/2016 và được chính thức nâng hạng vào tháng 5/2017. So với TTCK Việt Nam, quy mô thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)