Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93)

3.3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hàng hóa, dịch vụ để đáp nhu cầu của thị trường.

a. Giao dịch trong ngày (T0): Việc cho phép vừa mua vừa bán chứng

khoán trong ngày là một trong những cơ chế giao dịch mới của thị trường được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC. Việc triển khai giao dịch này sẽ góp phần tăng tính thanh khoản của thị trường, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, để triển khai thành công bất kỳ sản phẩm hay nghiệp vụ mới nào của thị trường chứng khoán thì bên cạnh sự sẵn sàng về chức năng hệ thống thì c n cần đến sự hoàn thiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế khắc phục các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện. Vấn đề đáng quan tâm nhất là khả năng quản lý rủi ro về phía thành viên thị trường, khi mà thống kê hàng năm cho thấy, vẫn có trường hợp phải sửa lỗi sau giao dịch, xử lý lỗi. Thậm chí, có trường hợp công ty chứng khoán phải lùi thời hạn thanh toán hoặc loại bỏ thanh toán do kiểm soát không tốt ký quỹ của khách hàng (theo quy định hiện nay các công ty chứng khoán phải đảm bảo khách hàng đã có đủ tiền và chứng khoán trước

khi nhận lệnh giao dịch). Những trường hợp trên không ngoại trừ cả các công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam.

Thực tế cho thấy, rủi ro mất khả năng thanh toán tiềm ẩn khi triển khai thực hiện giao dịch trong ngày là hiện hữu và cần được quan tâm, cân nhắc một cách thận trọng khi so sánh với lợi ích do giao dịch trong ngày mang lại. Qua đó, đ i hỏi các thành viên thị trường phải xây dựng quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ cũng như đảm bảo nguồn lực để thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp kiểm soát rủi ro không tốt.

Về phía cơ quan quản lý, đ i hỏi phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát, xử lý các rủi ro có thể phát sinh và có chế tài đối với các công ty chứng khoán không tuân thủ hoặc tuân thủ không tốt các quy định về quản lý rủi ro đối với giao dịch trong ngày. Theo đó, việc triển khai hoạt động giao dịch trong ngày sẽ được triển khai sau khi hội tủ đủ các điều kiện cần thiết nêu trên.

b. Chứng quyền có đảm bảo:

Hiện nay, chứng quyền có bảo đảm được nhiều chuyên gia đánh giá là sản phẩm đầu tư phổ biến nhất trong các TTCK mới nổi. Theo số liệu từ Hiệp hội các sở GDCK thế giới (WFE), có ít nhất 42 sở GDCK trong số 56 sở GDCK thành viên đã triển khai giao dịch các loại sản phẩm chứng quyền có bảo đảm khác nhau.

Với nhiều đặc điểm giống như quyền chọn, chứng quyền có bảo đảm cung cấp một công cụ phòng vệ rủi ro và giúp nhà đầu tư có thể thực hiện các chiến lược đầu tư khác nhau với chi phí thấp hơn. Được giới thiệu ra thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2017, cũng như khung pháp lý từng bước hoàn thiện, chứng quyền có đảm bảo đã được nhiều chủ thể trên thị trường kỳ vọng sớm đưa vào vận hành trong năm 2018.

Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là những biến động của tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới khiến thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh từ đầu tháng 4/2018, nên tiến độ triển khai chưa như mong đợi, bởi mục tiêu điều hành của cơ quan quản lý khi đó là ưu tiên giữ ổn định thị trường hơn là mạo hiểm triển khai các sản phẩm mới khi d ng tiền suy yếu.

Mặc dù vây, nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi ngày sản phẩm mới này chính thức được đưa vào giao dịch với kỳ vọng không chỉ góp phần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường chứng khoán, mà c n giúp đa dạng hóa các kênh đầu tư, cũng như ph ng ngừa rủi ro trong bối cảnh thị trường năm 2019 dự báo sẽ có nhiều biến động. Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước cần sớm triển khai sản phầm này như là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019.

3.3.2.2. Tạo được sự liên thông giữa TTCK iệt Nam và thế giới

Sự liên thông giữa TTCK Việt Nam với thế giới có ý nghĩa hết sức to lớn, nó giúp cho vị thế TTCK Việt Nam được nâng lên trên TTCK toàn cầu.

Khi đã có sự liên thông thì vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Nó cũng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết ở nước ngoài và ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài muốn niêm yết trên TTCK Việt Nam có nhiều thuận lợi. Điều này giúp cho giá của chứng khoán phản ánh đúng hơn với giá trị thực của chúng.

Để có được sự liên thông với TTCK thế giới thì chúng ta cần phải xây dựng và củng cố các điều kiện sau:

- Xây dựng được hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế về việc doanh nghiệp Việt Nam đăng ký niêm yết ở TTCK nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký niêm yết tại TTCK Việt Nam.

- Chính Phủ, UBCKNN cần phải tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước đăng ký niêm yết ra nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài niêm yết trên TTCK Việt Nam.

- Có giải pháp để thu hút nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đến với TTCK, nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường.

- Nâng cao quy mô niêm yết cho TTCK đủ lớn với nhiều hàng hóa có chất lượng, để thu hút một số quỹ đầu tư lớn trên thế giới.

3.3.2.3. Phát triển hệ thống điều hành giám sát của UBCK

TTCK là thị trường nhạy cảm, nơi mà niềm tin của NĐT chính là sự thành công của thị trường. Trong thời gian qua, qua 1 vài vụ việc xảy ra niềm tin của NĐT vào thị trường đang bị lung lay bởi rất nhiều lý do, trong đó đáng kể nhất là thị trường thiếu tính minh bạch. Giao dịch nội gián, tiết lộ thông tin nội bộ, cổ đông lớn chèn ép

cổ đông nhỏ… hàng loạt vi phạm như trên đang đánh vào cái gốc của thị trường, đó là niềm tin của nhà đầu tư. Nếu ra đi vì thua lỗ, một lúc nào đó nhà đầu tư sẽ quay lại với thị trường, nhưng nếu mất lòng tin, họ sẽ không bao giờ trở lại.

Để tiếp tục tạo điều kiện cho TTCK phát triển ổn định, bền vững, thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, đồng thời, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư, góp phần hoàn thiện và phát triển đồng bộ thị trường tài chính Việt Nam, các cơ quan chức năng cần thực hiện những vấn đề sau:

- Giám sát hoạt động giao dịch trên các SGDCK; chú trọng kiểm soát việc thực hiện quy định về công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên TTCK; bảo đảm tuân thủ quy trình về đặt lệnh giao dịch, lưu ký, thanh toán CK để các hoạt động này đều được thực hiện một cách công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

- Giám sát hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, tư vấn định giá doanh nghiệp để các hoạt động dịch vụ này thực sự có chất lượng, phản ánh trung thực và là hoạt động có độ tin cậy cao đối với các NĐT chứng khoán.

Ngoài ra UBCKNN cần phải theo dõi sát sao tình hình thị trường, nhà đầu tư. Để biết được hiện tại thị trường đang thiếu gì, nhà đầu tư đang cần gì để kịp thời bổ sung, cải tiến. Trong trường hợp những thay đổi là thật sự cần thiết cho TTCK nhưng không nằm trong thẩm quyền của UBCKNN thì cần phải kịp thời đề xuất lên cấp trên để giải quyết vướng mắc.

- Có những chế tài đủ mạnh đối với những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán: Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện rất nhiều vụ việc vi phạm đặc biệt nghiêm trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy những vụ vi phạm đã gây ra tổn thất rất lớn cho các nhà đầu tư và làm mất rất nhiều uy tín của TTCK Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài nhưng hình phạt mà những người vi phạm nhận được thì quá nhẹ, không đủ tính răn đe.

Những vi phạm thường gặp trên TTCK là: việc giao dịch nhưng không công bố thông tin của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, giao dịch nội gián, làm giá cổ phiếu, việc chậm công bố thông tin của các doanh nghiệp.

Do đó cần phải có những chế tài đủ mạnh đủ tính răn đe, đối với cá nhân vi phạm với quy mô lớn thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với doanh nghiệp chậm công bố thông tin thì cho tạm dừng giao dịch trong khoảng thời gian

nhất định.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK:

Trong chiến lược phát triển TTCK, gắn với tiến trình cải cách đổi mới nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập; một nội dung khá cần thiết đang được đặt ra hiện nay là công tác phổ cập kiến thức CK. Có thể nói, việc phổ cập kiến thức CK hiện nay chưa được chú trọng và đây cũng chính là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của TTCK Việt Nam. UBCKNN cần chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, tăng cường cung cấp thông tin cho công chúng, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về chứng khoán và thị trường chứng khoán để ổn định tâm lý, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tránh những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường. Hiện nay, công tác đào tạo và phổ cập hiện mới bó hẹp trong UBCKNN. Các hoạt động của UBCKNN trong khâu này mới chỉ giới hạn ở việc trực tiếp mở một số khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn ngày, chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM với tổng số người học còn quá khiêm tốn. Khi nhà đầu tư có trình độ cao hơn, hiểu biết rõ hơn về những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc tham gia TTCK, biết cách và được tạo điều kiện để đưa ra những quyết định đầu tư có căn cứ, niềm tin của họ vào thị trường sẽ được nâng cao. Tác động từ những yếu tố mang tính tâm lý, bầy đàn cũng có khả năng giảm đi. Kết quả là hiệu quả và tính ổn định của thị trường sẽ được cải thiện.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua những thăng trầm tất yếu của một nền kinh tế mới hội nhập. Đây là quá trình tự nhiên và mang tính chất tự sàng lọc theo đúng quy luật của một thị trường tự do. Cơ quan quản lý nhà nước đã góp phần rất lớn trong việc định hướng và tạo ra hành lang pháp lý để thị trường phát triển vượt bậc như hiện tại. Những nỗ lực của cơ quan quản lý, của thành viên thị trường và nhà đầu tư được ghi nhận một cách khách quan bởi các nhà đầu tư quốc tế. Cho đến nay, TTCK Việt Nam đã tích lũy được các lớp nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm, sàng lọc được các tổ chức kinh doanh chứng khoán đủ bản lĩnh để vượt qua các cú sốc, tích tụ được các công ty niêm yết sẵn sàng thay đổi để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là thành tựu chung của cả thị trường.

Trên cơ sở những điểm hội tụ này, giai đoạn 2016-2020 sẽ là giai đoạn đẩy mạnh việc ban hành các quy định mới, tiếp tục tạo thêm hành lang pháp lý để thị trường chứng khoán có cơ sở để phát triển và hội nhập quốc tế. Thông qua việc định hướng nâng hạng thị trường chứng khoán, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục khẳng định là thị trường có nhiều tiềm năng, là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư quốc tế. Đồng thời, việc này mang lại cơ hội to lớn cho nền kinh tế khi khai thông thêm nguồn vốn gián tiếp của NĐTNN chảy vào Việt Nam và tạo hiệu ứng về mặt hình ảnh môi trường đầu tư vững chắc đối với NĐTNN. Đây cũng là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam được nhà đầu tư toàn cầu đánh giá là một nền kinh tế thị trường. Từ đó, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để thu hút đầu tư, nâng cao định mức tín nhiệm trên thị trường quốc tế, góp phần không nhỏ trong việc giảm phần bù rủi ro và giảm lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế hiện đang khá cao.

Qua kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng hạng Thị trường chứng khoán Việt Nam” chúng ta có thể rút ra kết luận sau đây:

Trong những năm qua, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển ổn định tích cực, đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế bên cạnh các kênh huy động vốn truyền thống khác. Đặc biệt, TTCK giữ vai trò to lớn trong việc tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán trên thị trường, điều này

đã tác động rất tích cực đến các chức năng của TTCK như huy động vốn đầu tư, là môi trường đầu tư của công chúng và thực hiện các chính sách vĩ mô của Chính phủ...

Triển vọng TTCK Việt Nam là rất lớn, sử dụng sức mạnh tổng hợp cả nội lực và ngoại lực với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa TTCK Việt Nam thực sự trở thành một TTTC bậc cao, giữ vai trò quan trong trong việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế và thực hiện có hiệu quả các chính sách vĩ mô của Nhà nước. Muốn vậy, hệ thống các giải pháp cần phải được tập trung thực hiện đồng bộ nhằm giải quyết khâu tạo hàng có chất lượng cho thị trường, nâng cao tính thanh khoản và nâng cao trình độ của các nhà đầu tư chứng khoán trên TTCK.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về TTCK còn hạn chế nên Luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các Thầy cô giáo và bạn đọc để Luận văn này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. TS. Vũ Bằng (2015), Nhìn ại chặng đường xây dựng và phát triển TTCK Việt

Nam, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.

2. Hoàng Phú Cường, Tuấn Linh (2016), Nâng cao chất ượng hoạt động và

năng ực tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, Tạp chí chứng

khoán số tháng 11/2016.

3. Tạ Thanh Bình, Khánh Hạ, (2016), Những dấu ấn trong công tác xây dựng

chính sách thị trường chứng khoán, Tạp chí chứng khoán số tháng 11/2016.

4. Nguyễn Văn Huân, Hồ Thanh Hương, Bài giảng Thị trường chứng khoán, NXB Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, 2014

5. Nguyễn Thị Thanh Hiền, Triển v ng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt

Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, 2017

6. Th.s Nguyễn Quang Long, Xếp hạng thị trường chứng khoán và giải pháp

nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà

Nước, Đề tài NCKH cấp Ủy ban đã nghiệm thu, 2015

7. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 242/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Cơ cấu ại

TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2 2 và định hướng đến năm 2 25”,

2019

8. Lê Thị Thùy Vân, Đánh giá hiện trạng thị trường tài chính Việt Nam và giải

pháp đến năm 2 2 , Đề tài NCKH cấp Viện đã nghiệm thu, 2016

9. Vụ phát triển Thị trường chứng khoán, “Đặc san toàn cảnh doanh nghiệp

niêm yết 2 18”, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, 2018

Tiếng Anh

10. FTSE Annual Country Classification Review 2018

11. MSCI (2016), Global Market Accessibility Review June – 2016 Final 12. MSCI (2017), Global Market Accessibility Review June – 2017 Final 13. MSCI (2018), Global Market Accessibility Review June – 2018 Final

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)