Các giải pháp nhằm nâng hạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

Để việc nâng hạng TTCK Việt Nam được sớm thành hiện thực cần được đẩy nhanh bằng sự vào cuộc quyết liệt của các thành viên thị trường, với sự dẫn dắt, chiến lược rõ ràng của cơ quan quản lý, từ nhiều cấp độ.

Đối với bộ tiêu chí phân loại TTCK của MSCI, Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản nhưng cũng chưa hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí khác. Các tiêu chí của các tổ chức cung cấp chỉ số đưa ra dựa trên kinh nghiệm phát triển thị trường của các nước trên thế giới. Vì vậy, đáp ứng hoàn toàn những tiêu chí này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam có khung pháp lý ổn định, hạ tầng kỹ thuật tiên

tiến, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, là điều kiện cần để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Để đáp ứng toàn bộ các tiêu chí, Việt Nam có thể phải phụ thuộc đồng thời vào cả sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Xét trên bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng, sâu rộng như hiện nay, TTCK Việt Nam cần một cú huých từ bên ngoài để tạo đà cho sự phát triển bằng nội lực của thị trường. Nếu chờ đợi đến yếu tố phát triển theo từng nấc thang kinh tế thì Việt Nam có thể sẽ phải chờ đợi một thời gian dài để được công nhận là TTCK mới nổi.

Để đẩy nhanh việc nâng hạng TTCK, trước hết Việt Nam cần bước đầu thỏa mãn các tiêu chí ban đầu để nằm trong danh sách xem xét (chưa phải danh sách theo dõi) do MSCI đưa ra. Từ đó, được tổ chức cung cấp chỉ số này đưa vào danh sách lấy ý kiến nhà đầu tư toàn cầu (watch list). Tổ chức cung cấp chỉ số sẽ dựa vào việc tổng hợp ý kiến các nhà đầu tư toàn cầu để đưa một thị trường vào danh sách theo dõi hàng năm (watch list) hay không. Khi đã vào danh sách theo dõi, TTCK một nước cần chứng tỏ rằng thị trường đó tiếp tục có tiến bộ đáng kể để được xem xét nâng hạng thị trường. Như vậy, các bước cần thực hiện như sau:

- Thực hiện vận động đối với các tổ chức cung cấp chỉ số để được đưa vào danh sách xem xét.

- Tìm hiểu, phối hợp với các tổ chức cung cấp chỉ số để tham khảo kết quả ý kiến nhà đầu tư toàn cầu trong kỳ lấy ý kiến hàng năm.

- Phối hợp với các tổ chức cung cấp chỉ số phân tích, đánh giá kết quả tổng hợp. Từ đó tiếp tục đưa ra những cải cách cần thiết và đánh giá lại các kết quả đã thực hiện trước đó.

- Tiếp tục nỗ lực cải cách, kiến nghị các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp để nhà đầu tư toàn cầu chấp thuận đưa vào danh sách theo dõi (watch list)

- Phối hợp chặt chẽ với tổ chức xếp hạng thị trường, tận dụng thêm các quan hệ quốc tế để tổ chức xếp hạng đưa ra quyết định nâng hạng thị trường vào thời điểm thích hợp.

Các bước như trên cần được thực hiện song song với lộ trình triển khai mục tiêu nâng hạng TTCK dựa trên những giải pháp cụ thể được thực hiện đồng bộ.

Trước mắt cần tập trung các nguồn lực giải quyết những tiêu chí cốt yếu đã nêu tại mục 2.4 của luận văn này. Sau đó, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục đổi mới để đưa TTCK phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu, đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí của MSCI và dần dần bắt kịp với các tiêu chuẩn của TTCK thế giới. Các giải pháp được chia thành 3 nhóm chính sau đây:

- Nhóm giải pháp về phía các cơ quan quản lý thị trường. - Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách.

- Nhóm giải pháp kỹ thuật.

3.2.1. Giải pháp về phía các cơ quan quản lý thị trƣờng.

Mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam không chỉ góp phần đơn lẻ vào việc phát triển TTCK mà c n góp phần vào mục tiêu phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Nâng hạng TTCK sẽ là minh chứng cho một nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường. Để triển khai hiệu quả mục tiêu này, cần thiết phải có sự ghi nhận ở cấp Chính phủ, có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý có thẩm quyền và các tổ chức khác. Cụ thể như sau:

- Sự phối hợp giữa Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước để có giải pháp

tháo gỡ các rào cản liên quan đến thị trường ngoại hối, dòng vốn đầu tư nước ngoài, là một trong những tiêu chí đánh giá về nền kinh tế thị trường cũng như đánh giá xếp hạng thị trường mới nổi; đồng thời, cho phép tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, giúp nền kinh tế tránh được các cú sốc bên ngoài, phù hợp với quy định chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Hiện tại, NHNN đang quản lý thị trường ngoại hối theo thông tư 32/2013/TT-NHNN ban hành ngày 26/12/2013, qua 5 năm triển khai, và 1 lần sửa đổi thông tư trên đã bộc lộ 1 số điểm bất cập, gây khó khăn trong việc thu vốn d ng vốn nước ngoài tham gia vào các đợt cổ phần hóa, hay những đợt thoái vốn của Nhà nước. Do đó, NHNN cần nhanh chóng sửa đổi thông tư trên theo hướng tạo thuận lợi tối đã cho NĐTNN tham gia các đợt cổ phần hóa và thoái vốn của Nhà Nước.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư Pháp trong quá trình sửa đổi

các điều luật c n vướng mắc, chồng chéo, không thống nhất giữa các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, nhất là điều 23 của Luật Đầu tư liên quan đến việc các DN Việt

Nam có sở hữu nước ngoài trên 51% bị xem là DN nước ngoài. Đây là phân biệt đối xử giữa công ty Việt Nam cần vốn nước ngoài, tạo ra cạnh tranh không công bằng cho các DN. Bộ luật cần phải được sửa đổi để đồng bộ hóa pháp luật Việt Nam. Đây cũng là 1 tiêu chí mà MSCI đánh giá Việt Nam cần phải cải thiện. Các bộ

nghành cần sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định về hoạt động của Quỹ đầu tư mạo

hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện. Hình thức đầu tư này đóng góp vai tr rất quan trọng trong việc lấp đầy khoảng trống về nhu cầu vốn cho các công ty nhỏ và vừa, có ý tưởng tốt trong kinh doanh nhưng không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng hoặc gây vốn từ thị trường chứng khoán. Đồng thời, loại hình quỹ mạo hiểm sẽ góp phần rất lớn trong việc khuyến khích, thúc đẩy các ý tưởng mới trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, từ mô hình kinh doanh cho đến áp dụng phát minh mới…, là chất xúc tác đặc biệt quan trọng để giải phóng nguồn lực từ lâu vẫn đang kiềm chế chưa khai phá hết trong đại bộ phận người dân.

- Kết hợp với tổ chức xếp hạng để tìm hiểu các yêu cầu, nhận xétcủa nhà đầu

tư nước ngoài về thị trường chứng khoán Việt Nam qua từng năm. Dựa trên những nhận xét này, UBCKNN có thể trình các cấp có thẩm quyền để thay đổi, cập nhật những chính sách để phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, thông qua các tổ chức xếp hạng cũng để nhà đầu tư nước ngoài có thêm hiểu biết về thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Tăng cường đối thoại quốc tế trên các diễn đàn trong và ngoài nước, đồng

thời có chiến lược quảng bá, nâng cao hình ảnh về TTCK Việt Nam thông qua việc phối hợp với các tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý các nước để tổ chức các diễn đàn đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tiếp tục hoàn chỉnh khung pháp ý: Trong năm 2019, trình Quốc hội thông qua

Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa và doanh nghiệp niêm yết; thu hút nhà đầu tư nước ngoài; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Xây dựng khung pháp ý cho hoạt động vay và cho vay chứng khoán: Như đã trình bày ở phần trên, hoạt động vay và cho vay chứng khoán của Việt Nam mới chỉ gói gọn ở 2 nghiệp vụ cơ bản. Để tạo điều kiện thúc đẩy thanh khoản thị trường, UBCKNN cần sớm ban hành khung pháp lý hình thành thị trường cho vay chứng khoán. Đây là một cấu phần của TTCK và có mối quan hệ tương hỗ với TTCK phái sinh và thị trường cổ phiếu hiện nay. Việc ban hành khung pháp lý cho hoạt động này để đáp ứng tiêu chí “cho vay chứng khoán” đối với MSCI. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ về các nhân tố tham gia thị trường này và nghiên cứu chính sách phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.

- Từng bước cho phép giao dịch bán khống, có hạn chế ban đầu đi kèm với

điều kiện để quản ý, giám sát chặt chẽ hoạt động này: Từ trường hợp của TTCK

Trung Quốc năm 2015, bài học rút ra cho Việt Nam không phải là rút lại quy định cho phép bán khống chứng khoán đang được thai nghén cho ra đời, để ngăn ngừa khả năng nó sẽ châm ng i cho sự sụp đổ TTCK. Thay vào đó, song song với việc cho phép bán khống chứng khoán cần phải ban hành những quy định để khống chế bán khống một chứng khoán nào đó đang chịu áp lực mất giá mạnh, nhờ đó ổn định thị trường và duy trì l ng tin của nhà đầu tư.

Việc khống chế bán khống đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, UBCK Mỹ đưa ra quy định mới hạn chế bán khống là “Alternative up-tick rule”. Quy định này hạn chế việc bán khống với một chứng khoán nếu chứng khoán đó đã mất hơn 10% giá trị trong v ng 1 ngày so với giá cuối ngày giao dịch trước đó một khi cổ phiếu đó chạm ngưỡng ngắt d ng lệnh. Quy định này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu được xếp hàng trước những người bán khống để bán chứng khoán đó. Khi chạm ngưỡng ngắt d ng lệnh, lệnh bán khống chỉ được phép thực hiện nếu giá của chứng khoán đó cao hơn giá chào mua hiện hành. Giải pháp này được nhìn nhận là đã tạo ra một cơ chế tự ổn định cho thị trường trong những giai đoạn đi xuống hoặc biến động mạnh. Đa số các nước như Hong Kong, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan... cũng đã áp dụng “Uptick-rule” như một công cụ để hạn chế sự đổ vỡ dây chuyền của TTCK. Nhiều nước cũng có không cho phép thực hiện hoạt động “bán khống không đảm bảo”. Cụ thể, UBCK đưa ra nguyên tắc chỉ

được bán khống một chứng khoán khi nhà đầu tư đã vay chứng khoán đó (có thể trực tiếp Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc nhà cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán). Vì vậy, hoạt động cho vay chứng khoán có liên quan chặt chẽ đến hoạt động bán khống. Giao dịch bán khống cần được cho phép với những hạn chế kể trên để đảm bảo TTCK không đổ vỡ. Việc cho phép hoạt động này để tăng thanh khoản thị trường, hoàn thiện thêm cơ chế, công cụ giao dịch cho nhà đầu tư trên TTCK và để đáp ứng tiêu chí xếp hạng thị trường mới nổi của MSCI. Tuy nhiên, với đặc thù thị trường của Việt Nam, hoạt động này cần được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống công nghệ hiện đại, có thể truy cập trực tiếp vào các hệ thống khác của SGDCK, CTCK, TTLKCK để truy xuất dữ liệu và đo lường độ rủi ro trong trường hợp thị trường có biến động phức tạp. (Nguyễn Quang Long, 2015, tr 120)

3.2.3. Nhóm giải pháp kỹ thuật

- Gia tăng quy mô có thể đầu tư cho NĐTNN:

Gia tăng quy mô có thể đầu tư cho NĐTNN cũng chính là việc tăng quy mô vốn hóa và thanh khoản thị trường. Đây là điều rất được MSCI chú trọng. Thực tế thì việc thúc đẩy quy mô vốn hóa và thanh khoản thị trường gắn liền với nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Các giải pháp có thể ngay lập tức làm tăng quy mô vốn hóa và thanh khoản trên thị trường là đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn đồng thời tiếp tục thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh mà nhà nước không cần nắm tỷ lệ chi phối. Hiện tại, mới chỉ có 1,553 doanh nghiệp niêm yết trên 2 SGDCK, chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các doanh nghiệp hiện nay. C n nhiều các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ngân hàng chưa cổ phần hóa và lên niêm yết. Trong đó, có những thương vụ cổ phần hóa hứa hẹn sẽ thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các NĐTNN như Mobifone, ngân hàng Agribank…Trong hoạt động thoái vốn, kinh nghiệm từ năm 2017 khi nhà nước thoái tỷ lệ lớn cổ phần trong Vinamilk hay thương vụ thoái vốn ở Sabeco đã thành công rực rỡ. Không chỉ góp phần tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia mà còn thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường và hỗ trợ phát triển TTCK vốn thu hút được nhiều sự quan tâm của các tổ chức tài chính quốc tế.

- Đặt ra quy định về việc công bố thông tin bằng tiếng Anh và khuyến khích

sử dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS đối với các doanh nghiệp niêm yết.

Như đã đề cập ở phần trên, một trong những thách thức của TTCK Việt Nam khi tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế là sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán. Mặc dù chế độ kế toán không phải là tiêu chí để xét nâng hạng thị trường, đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy tính minh bạch của thị trường trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao tính hội nhập của kinh tế Việt Nam và TTCK Việt Nam và sẽ đóng góp trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài về dài hạn.

Có nhiều ý kiến phản hồi từ phía công ty niêm yết cho rằng các công ty bắt buộc phải công bố thông tin bằng tiếng Anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc công bố thông tin bằng tiếng Anh và lập báo cáo tài chính IFSR cần được thực hiện theo từng bước, với từng đối tượng doanh nghiệp cụ thể. Cụ thể:

+ Công ty niêm yết nằm trong rổ chỉ số VN30 hoặc các công ty niêm yết có tỷ lệ sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% vốn điều lệ thì phải công bố toàn bộ các thông tin bằng tiếng Anh, bao gồm: website tiếng Anh, báo cáo tài chính tiếng Anh, thông tin hoạt động, các thông tin công bố định kỳ và bất thường. Đồng thời, bắt buộc phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực của IFRS.

+ Các công ty niêm yết khác công bố một phần các thông tin bằng tiếng Anh, bao gồm: website tiếng Anh, các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản định kỳ và thông tin công bố bất thường, khuyến khích sử dụng IFRS trong báo cáo tài chính.

+ Các công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM được khuyến khích công bố

thông tin bằng tiếng Anh.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ

3.3.1.1. Sớm nghiên cứu và cho áp dụng Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết

Như đã trình bày ở chương II, mặc dù Chính Phủ đã ban hành nghị định 60/2015/NĐ-CP cho phép nới room nước ngoài lên 100% trừ những nghành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, thực tế từ khi nghị định có hiệu lực đến nay, sự kỳ vọng sẽ có làn sóng mua cổ phần để tăng sở hữu từ NĐTNN đã không xẩy ra. Có nhiều nguyên nhân để NĐTNN không hào hứng với nghị định trên nhưng có 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng hạng thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)