Doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 25 - 30)

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

DNNN có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện nay giữ vai trò chủ đạo ở nhiều nền kinh tế. Trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về DNNN cũng có

những đặc thù và thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm về DNNN thì gần như khơng thay đổi.

Năm 1956, khi nước Anh thành lập Ủy ban đặc biệt về quốc hữu hóa cơng nghiệp đã quy định: Các DNNN là những doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 điều kiện (1) Hợi đờng quản trị doanh nghiệp do Chính phủ bổ nhiệm; (2) Ủy ban quốc hữu hóa cơng nghiệp kiểm tra tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp; (3) Thu nhập của doanh nghiệp phần lớn không dựa vào sự cung cấp của Quốc hội hoặc các cơ quan tài chính Nhà nước. (Lee Kang Woo 2002, tr.20)

Trong cuốn “Kinh tế học của sự phát triển” tác giả cũng đã trình bày ba điều kiện để mợt doanh nghiệp được coi là DNNN, đó là các điều kiện sau: (1) Nhà nước là cổ đơng chính; (2) Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để bán; (3) Doanh nghiệp có hoạch tốn lỗ lãi. Nếu thiếu đi điều kiện (1) thì đó là doanh nghiệp tư nhân, còn thiếu đi điều kiện (2) và (3) thì khơng phải là doanh nghiệp mà là cơ quan Nhà nước Malcolm Gillis, Dwight H.Perkins, Michael Roemer 1990, tr.21)

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “DNNN là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước kiểm sốt có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ”

Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra kết luận rằng: DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hợi của Nhà nước. DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về tồn bợ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

Tuy nhiên, DNNN ở Việt Nam ở mỗi thời kỳ lại có những cách thức và tiêu chí xác định khác nhau. Tại khoản 22, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005:

“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Nhưng theo luật sửa đổi mới nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 tại Điều 4

khoản 8 quy định “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ

100% vốn điều lệ”. Điều này được cho là một tiến bộ nhằm thúc đẩy quá trình tự do

thì các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước đều có khả năng cạnh tranh bình đẳng như nhau. Điều này cũng đờng nghĩa với việc nhà nước giảm can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các DNNN.

Tuy nhiên, theo TPP thì doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước đã được coi là DNNN. Hai cách thức và tiêu chí xác định DNNN không đồng nhất nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ DNNN.

1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Thứ nhất, là tổ chức kinh doanh do nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập.

Trước hết, DNNN là một tổ chức kinh tế nên phải lấy các hoạt động sản xuất kinh doanh làm chủ yếu. Hoạt đợng này có tính chất liên tục trong suốt q trình tờn tại của doanh nghiệp theo đúng lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình với tư cách là một tổ chức kinh tế, DNNN là một thực thể độc lập với cơ quan công quyền, tổ chức xã hội.

DNNN trước hết phải được Nhà nước đầu tư vốn, nhưng vấn đề ở đây là đầu tư vốn như thế nào? Xét trên khía cạnh hình thành thì doanh nghiệp hay mợt cơng ty mới thành lập, vấn đề sở hữu ban đầu quyết định loại hình của doanh nghiệp hay của cơng ty đó, nếu vốn ban đầu của cơng ty là vốn cổ phần thì rõ ràng là cơng ty cổ phần. Nếu vốn ban đầu là của nhóm người khơng phải phát hành cổ phiếu thì doanh nghiệp đó là cơng ty trách nhiệm hữu hạn.

Vì Nhà nước là người đầu tư tồn bợ vốn điều lệ và khơng chia sẻ với bất cứ ai quyền đầu tư vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, cho nên Nhà nước đương nhiên là sáng lập viên duy nhất và giữ quyền quyết định, thành lập DNNN khác với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác là Nhà nước cho phép thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.

Thứ hai, DNNN do một tổ chức quản lý và hoạt động theo các mục tiêu kinh

tế - xã hội do Nhà nước giao, DNNN không chỉ là đối tượng quản lý của Nhà nước như các loại hình doanh nghiệp khác, mà nó còn là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết kinh tế theo định hướng vạch ra. Do đó, mợt mặt, Nhà nước trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp đủ sức để có thể tờn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường trong mơi trường cạnh tranh bình đẳng

với doanh nghiệp tḥc các thành phần khác. Mặt khác, Nhà nước phải thiết lập được mối quan hệ chắc chắn, bền vững với các DNNN về mặt tổ chức quản lý doanh nghiệp. Quyền của nhà nước trong việc thực hiện tổ chức quản lý đối với DNNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Nhà nước quy định mơ hình cơ cấu tổ chức quản lý cho từng loại DNNN phù hợp với qui mơ của nó.

- Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu, tổ chức trong doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban kiểm sốt, Đại hợi cơng nhân viên chức, các tổ chức Đảng và đồn thể xã hợi và mối quan hệ giữa các cơ cấu tổ chức này trong nội bộ với Nhà nước.

- Xác định thẩm quyền, trình tự thủ tục của việc Nhà nước bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc, các thành viên HĐQT, kế toán trưởng, các thành viên ban kiểm sốt.

Hoạt đợng của DNNN chịu sự chi phối của Nhà nước về các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. So với qui định tại Nghị định 388/HĐBT: “DNNN hoạt động theo định hướng của Nhà nước thì quản lý hoạt đợng của DNNN theo mục tiêu đề ra, rõ ràng là thoáng hơn phù hợp tính đa dạng của loại hình DNNN trong cơ chế thị trường. Quản lý theo mục tiêu cho phép doanh nghiệp có thể chủ đợng nghiên cứu chuyển đổi hướng kinh doanh, tất nhiên phải đăng ký theo qui định chung. DNNN không phải thục hiện mục tiêu do Nhà nước đề ra theo thiết kế ban đầu của Nhà nước còn các doanh nghiệp hoạt đợng kinh doanh có thể tự thay đổi hướng kinh doanh miễn là kinh doanh có lãi, có đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm, thu nhập cho cơng nhân. Theo tác giả, DNNN có thể thay đổi mục tiêu nhưng không thể tự ý thay đổi mà khơng có sự cho phép của Nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu của DNNN, do đó quyền đặt ra mục tiêu và thay đổi mục tiêu là q trình hoạt đợng của doang nghiệp là quyền của Nhà nước.

Thứ ba, DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do Nhà

nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân tức là nó có tư cách để trở thành mợt chủ thể đầy đủ của các quan hệ pháp luật dân sự, có khả năng hưởng quyền dân sự và năng lực dân sự, có quyền dân sự và chịu trách nhiệm dân sự.

Nói đến tài sản của pháp nhân là tổ chức kinh tế trước hết là nói đến vốn của nó, vốn của pháp nhân phải phù hợp với qui định của pháp luật. Pháp nhân phải có đủ số vốn cần thiết để có đủ tư cách độc lập tham gia vào các quan hệ dân sự. Ở đây, tài sản của doanh nghiệp phải hội tụ hai điều kiện:

- Tài sản của pháp nhân phải độc lập với người đầu tư và do pháp nhân độc lập chi phối.

- Tài sản của pháp nhân phải đạt tới mức tối thiểu do pháp luật qui định (không thấp hơn mức vốn pháp định).

DNNN cũng phải thỏa mãn hai điều kiện trên đây, nhưng điều kiện một đối với DNNN là rất đặc thù, là vấn đề mấu chốt liên quan đến hàng loạt vấn đề về tổ chức và hoạt động của DNNN.

Mợt ngun tắc ln được đề cao đó là tài sản trong DNNN là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý và sử dụng. Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để một mặt vẫn đảm bảo về nguyên tắc tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước. Mặt khác, tách bạch được giữa tài sản của Nhà nước do Nhà nước quản lý với khối tài sản còn lại thuộc sở hữu Nhà nước tạo tiền đề vật chất bảo đảm quyền tự chủ thực sự cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thích ứng nhanh nhạy với những biến động ngày càng tăng của thị trường mở cửa hòa nhập với thị trường quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường “Các xí nghiệp chỉ tồn tại nhờ sự phân chia quyền tài sản thành quyền vật dụng và quyền cam kết”. Quyền vật dụng hay quyền đối với tài sản thuộc về công ty còn quyền cam kết tḥc về cổ đơng. Người góp vốn chỉ có quyền cam kết những gì liên quan đến cơng ty. Do đó, DNNN có thể tờn tại và trách nhiệm bảo tồn vốn cho DNNN. Bằng việc làm đó Nhà nước đã tạo ra sự tách bạch giữa tài sản đầu tư với khối tài sản còn lại của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ tách bạch này chưa thể sánh với sự tách bạch ở các công ty cổ phần. Như vậy, tư cách pháp nhân của DNNN gắn liền với nó là trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp, ngay cả đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Nếu doanh nghiệp khơng có tài sản riêng cần thiết thì khơng đủ điều kiện để trở thành pháp nhân. Doanh nghiệp khơng có quyền đợc lập, chi phối đối với tài sản

của nó thì khơng có khả năng gánh chịu pháp luật dân sự và do đó khơng thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khác. Các quyền tài sản này do pháp luật qui định. Thực chất quyền tài sản DNNN với tư cách là một pháp nhân là các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với tài sản của nó, khác với các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể dân sự khác đối với tài sản của họ. Đó là các quyền lợi về tài sản theo nghĩa rợng gờm có quyền sử dụng đối với vốn và tài sản được Nhà nước giao quyền của chủ nợ, quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng dụng, quyền thu lãi do đầu tư doanh nghiệp nước ngồi.

Ngồi tư cách là chủ thể đợc lập của các quan hệ pháp luật dân sự DNNN còn là mợt chủ thể cạnh tranh trên thị trường có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh, tự phát triển, tự ràng ḅc, DNNN có quyền tự sản xuất kinh doanh và cốt lõi vật chất của quyền tự chủ về vốn của doanh nghiệp được mở rộng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, giành ưu thế trong cạnh tranh, pháp luật cho phép DNNN được quyền sử dụng tài sản, thế chấp tài sản (những thiết bị, nhà xưởng, quan trọng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép) trên cơ sở bảo tồn và phát triển vốn, có quyền dùng tài sản của doanh nghiệp để đầu tư, liên doanh góp vón cổ phần theo qui định của pháp luật, được giữ lại với khấu hao cơ bản để tích lũy, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)