Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 46)

Trong những năm vừa qua, do quá trình sắp xếp lại khu vực DNNN nên đã có sự thay đổi lớn về số lượng các DNNN. Sau 25 năm cải cách, sắp xếp thì số DNNN đã giảm mạnh từ hơn 12.000 DN tính đến tháng 10/2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả, các doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Nếu tại thời điểm 2011, DNNN dàn trải ở trên 60 ngành nghề, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực, đại đa số là có quy mô vừa và lớn.

Theo Báo cáo tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sản xuất, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra tại Hà Nội, ngày 16/12/2016 cho thấy, số lượng DNNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%). Nhưng DNNN vẫn nộp ngân sách nhà nước 1 lượng đá kể, đóng góp lớn vào GDP khoảng 28,8%, trong khi DN ngoài nhà nước là 11,8% và DN có vốn đầu tư nước ngoài là 17,9%. Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế (quy mô DNNN chỉ tương đương 15% GDP) thì tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Hơn nữa, vấn đề là các DNNN cũng chiếm một lượng vốn không hề nhỏ trong nền kinh tế. Tổng lượng vốn sở hữu tại DNNN hiện nay là 1.234 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản là 3.105 triệu đồng (Hội nghị toàn quốc 2016). Nếu xét về lượng tài sản khổng lồ này thì các DNNN vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả của mình.

Xét về quy mô nguồn vốn, theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015 của Viện phát triển doanh nghiệp, nguồn vốn bình quân của DNNN tăng khoảng 4,35 lần, từ 616 tỷ lên 2.677 tỷ. Các DNNN có quy mô vốn bình quân cao hơn 7 lần so với quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp FDI và 98 lần quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp ngoài nhà nước (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 2015, tr.28 -29). Đây là kết quả của quá trình sắp xếp, CPH các DNNN, khi mà Nhà nước chỉ giữ lại các tập đoàn, tổng công ty lớn và tiến hành CPH và huy động thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)