Sơ lược về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 30 - 38)

1.3. Hiệp định TPP và những quy định về doanh nghiệp Nhà nước

1.3.1. Sơ lược về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương còn được gọi tên khác là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP viết tắt của từ Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là một Hiệp định/ thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 nước thành viên với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

1.2.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của TPP

Về cơ cấu tổ chức, ban đầu Thỏa thuận chỉ có bốn nước là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5 năm 2006. Vì vậy, Hiệp định này còn gọi là P4. Từ tháng 2/2008 Mỹ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP và sau đó mợt số nước trong khu vực cũng thể hiện mong muốn tương tự. Ngày 13/11/2010 Việt Nam tuyên bố tham gia vào

Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapoe, Mỹ và Việt Nam. Tương đương với 800 triệu dân, chiếm tới 40% GDP thế giới và 30% thương mại toàn cầu. Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.

Bảng 1.1: Các nước thành viên Hiệp định TPP

Quốc gia Trạng thái

Ngày bắt đầu đàm phán Ký kết Brunei Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 Chile Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 New Zealand Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 Singapore Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 Hoa Kỳ (đã rút) Kết thúc đàm phán Tháng 2/2008 4/2/2016 Úc Kết thúc đàm phán Tháng

11/2008 4/2/2016 Peru Kết thúc đàm phán Tháng

11/2008 4/2/2016 Việt Nam Kết thúc đàm phán Tháng

11/2008 4/2/2016 Malaysia Kết thúc đàm phán Tháng 10/2010 4/2/2016 Mexico Kết thúc đàm phán Tháng 10/2012 4/2/2016 Canada[9] Kết thúc đàm phán Tháng 10/2012 4/2/2016 Nhật Bản Kết thúc đàm phán Tháng 3/2013 4/2/2016 Colombia Ngỏ ý muốn tham

Quốc gia Trạng thái

Ngày bắt đầu đàm phán

Ký kết

Philippines Ngỏ ý muốn tham gia

Thái Lan Ngỏ ý muốn tham gia

Indonesia Ngỏ ý muốn tham gia

Đài Loan Ngỏ ý muốn tham gia

Hàn Quốc Ngỏ ý muốn tham gia

(Nguồn: https://vi.wikipedia.org) 1.3.1.2. Mục tiêu của TPP

Mục tiêu của TPP:

- Thành lập một hiệp định khu vực thúc đẩy hợi nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hợi mới cho người lao đợng và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

- Thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các nước ký kết.

- Củng cố khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước mình trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế bằng cách tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả sự thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực.

- Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

thương mại và đầu tư trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.

- Tạo thuận lợi cho thương mại khu vực bằng cách khuyến khích áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch để giảm chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của các bên.

- Thúc đẩy bảo vệ môi trường mức độ cao, kể cả thơng qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và đẩy mạnh các mục tiêu phát riển bền vững, bao gồm cả thông qua thương mại hỗ trợ lẫn nhau, các chính sách và hoạt động môi trường.

- Bảo vệ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức sống, tăng cường hợp tác và năng lực của các bên về các vấn đề lao động.

- Thúc đẩy sự minh bạch, quản lý tốt và tính pháp quyền của pháp luật, loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư.

- Thừa nhận các công việc quan trọng mà cơ quan có liên quan của các bên đang làm để tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô tại các diễn đàn phù hợp, bao gồm cả các vấn đề tỷ giá.

- Thừa nhận tầm quan trọng của sự khác biệt về văn hóa giữa và trong các bên, và thừa nhận rằng thương mại và đầu tư có thể mở rợng các cơ hợi để làm giàu bản sắc văn hóa và sự đa dạng văn hóa trong và ngồi nước.

- Đóng góp cho sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới và kích thích để hợp tác khu vực và quốc tế rộng hơn.

- Thành lập một Hiệp định để giải quyết những thách thức và cơ hợi về thương mại và đầu tư trong tương lai, góp phần thúc đẩy các ưu tiên của mình theo thời gian.

- Mở rợng quan hệ đối tác của mình bằng cách khuyến khích sự gia nhập của các nước hoặc vùng lãnh thổ Hải quan riêng biệt khác nhằm nâng cao hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và tạo ra nền tảng của một Khu vực mậu dịch tự do Châu Á Thái Bình Dương (Thư viện Pháp luật 2016, tr.1).

1.3.1.3. Chức năng của TPP

TPP có những chức năng cơ bản sau:

- Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này.

- Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về vấn đề được đề cập đến trong Hiệp định và thực thi kết quả của các c̣c đàm phán đó.

- Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên trên cơ sở các quy định và các thủ tục giải quyết tranh chấp.

- Thực hiện rà soát chính sách thương mại nhằm đạt được sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách thương mại tồn cầu.

1.3.1.4. Vai trị của TPP

TPP bao gờm 12 quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động nằm tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, nhưng tất cả đều nằm xung quanh bờ Thái Bình Dương. Chính vì thế, TPP có mợt vai trò hết sức quan trọng khơng chỉ đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia mà còn đối với nền kinh tế của toàn thế giới trên nhiều phương diện khác nhau.

a) Về tăng trưởng kinh tế

Hiệp định TPP bao gờm 12 quốc gia có nền kinh tế phát triển năng đợng nằm tại châu Á, châu Mỹ, châu Đại Dương và quốc gia nào cũng giáp biển, các nước tham gia TPP hiện đang đóng góp mợt tỷ trọng rất lớn tổng sản phẩm quốc dân vào tổng sản phẩm của thế giới.

Trong giai đoạn 2006 - 2010, các nước tham gia đàm phán TPP ln đóng góp trên 40%, tổng sản phẩm quốc dân vào tổng sản phẩm của thế giới. Sang giai đoạn 2011 - 2016, tỷ trọng GDP của các nước TPP trong GDP thế giới giảm dần, đánh dấu sự giảm dần trong tốc độ tăng trưởng của các nước TPP. Tốc độ tăng trưởng GDP cũng thấp hơn so với tốc đợ tăng GDP tồn thế giới, tuy nhiên cũng theo xu thế chung của GDP thế giới, tức là khi GDP thế giới giảm, GDP của khu vực cũng giảm và ngược lại. Năm thế giới có tốc đợ tăng trưởng GDP cao như năm 2011 cũng là năm GDP khu vực có tốc đợ tăng trưởng cao với 6,61% vào năm 2011. Có thể thấy là cả GDP của cả các nước TPP cũng như GDP của thế giới đều tăng trưởng khơng đều, có năm GDP của TPP tăng tới 6,61% nhưng có năm GDP lại tăng trưởng rất thấp như năm 2013 chỉ tăng 1,71%.

giai đoạn 2011- 2016 Đơn vị: Tỷ USD Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 GDP khu vực TPP (tỷ USD) 27.087,07 28.074,55 27.946,67 29.026,64 30.478,38 31.456,74 Tăng trưởng GDP khu vực TPP (%) 6,61% 3,33% 1,71% 4,29% 5,01% 3,21% GDP thế giới (tỷ USD) 69.899,23 71.277,37 72.904,34 75.721,67 78.144.76 80.567,25 Tăng trưởng GDP thế giới (%) 10,64% 1,97% 2,28% 3,86% 3,2% 3,1%

Theo một nghiên cứu định lượng của Trung tâm Đông Tây (East-West Center - Trung tâm nghiên cứu được quốc hợi Hoa Kỳ thành lập) thì tác đợng của TPP trong thời gian đầu là tương đối nhỏ, song đến năm 2025, dự báo TPP có thể đem lại gia tăng thu nhập cho nền kinh tế toàn cầu lên đến 104 tỷ USD.

Bảng 1.3: GDP gia tăng theo quốc gia vào năm 2025 với diễn biến TPPQuốc gia Quốc gia GDP năm 2025 (khơng có TPP) (tỷ USD) GDP gia tăng nhờ TPP (tỷ USD) % so với GDP Các quốc gia TPP Hoa Kỳ 20.337 13,9 0,07 Australia 1.426 2,4 0,17 Canada 1.982 2,3 0,12 Chile 289 2,3 0,78 Mexico 1.999 11,7 0,58 New Zealand 206 1,7 0,83 Peru 311 6,6 2,12 Brunei 22 0,1 0,48 Nhật Bản 5.332 30,7 0,58 Hàn Quốc 2.063 15,1 0,73 Malaixia 422 9,4 2,24 Singapore 386 1,4 0,35 Vietnam 235 33,5 14,27 Một số quốc gia khác Trung Quốc 16.834 -15,7 -0,09 Nga 2.790 -1,0 -0,03 Châu Âu 22.237 1,6 0,01 Ấn Đợ 5.229 -0,6 -0,01 Thế giới 101.967 104,3 0,1

Có thể thấy, đến năm 2025, GDP tăng lên nhờ TPP tương đối đáng kể, đặc biệt đối với các quốc gia có GDP nhỏ song đó lại là những quốc gia có tốc đợ tăng trưởng nhanh, điển hình như Việt Nam, đến năm 2025, GDP gia tăng lên nhờ TPP lên tới 33,5 tỷ USD, phần trăm tăng lên 14,27%, tăng cao nhất trong 12 nước. Các quốc gia có quy mơ GDP lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản. Hàn Quốc cũng có GDP tăng lên khá cao, tuy nhiên phần trăm tăng lên chỉ giữ ở mức đợ trung bình.

b. Về các chỉ tiêu xã hội

Khơng chỉ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với quy mô bao gồm các quốc gia châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Úc, TPP là tiềm năng cho một quy mô thị trường trải rộng khắp thế giới.

Bảng 1.4: Tỷ trọng dân số các nước TPP so với dân số thế giớigiai đoạn 2010 - 2015 giai đoạn 2010 - 2015 Năm Trung bình 2006- 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình 2010 - 2015 Tổng dân số TPP (triệu người) 650,97 664,44 669,73 674,67 687,38 695,09 702,59 682,32 Tốc độ tăng dân số TPP (%) 0,86% 0,78 0,80 0,74 1,88 1,12 1,07 1,065% Dân số thế giới (triệu người) 6.686,7 1 6.885,2 2 6.965,9 4 7.046,3 7 7.137,8 7 7.217,9 4 7.295,8 9 7.091,5 4 Tốc độ tăng dân số thế giới (%) 1,19% 1,18 1,17 1,15 1,29 1,12 1,08 1,165

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu)

Tổng dân số của khu vực đạt 682,32 triệu người trong giai đoạn 2010 - 2015 với tốc đợ tăng trưởng trung bình khoảng 1,065%/năm. Trong giai đoạn 2010 - 2015, dân số tồn nhóm trung bình chiếm 9,63% dân số thế giới, thấp hơn một chút so với mức 9,74% trong giai đoạn 2006 - 2009. Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực cũng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số của thế giới, trung bình giai đoạn 2010 - 2015 của khu vực là 1,065% còn trung bình của thế giới là 1,165%.

Từ bảng trên có thể thấy, mặc dù dân số thế giới có xu hướng tăng đều theo các năm thì dân số của nhóm TPP lại có tốc đợ tăng giảm dần. Với quy mô dân số như vậy, trong khi GDP luôn chiếm trên dưới 50% GDP tồn thế giới, điều đó cho thấy khả năng sản xuất của các nước TPP là hết sức lớn. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 10% dân số thế giới, song với quy mơ kinh tế của mình, cùng với nhu cầu c̣c sống của người dân cao thì mức dân số như vậy cũng hứa hẹn là mợt thị trường tiêu thụ khơng chỉ có phạm vi rợng mà nhu cầu cũng hết sức lớn.

c. Về vị thế địa chính trị

Các nước khu vực TPP là khu vực nằm trên vị trí địa lý thuận lợi cho trao đổi quốc tế. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giáp biển và có đường bờ biển kéo dài, là điều kiện để phục vụ tốt cho giao thương quốc tế. Không chỉ giữ vị trí trọng yếu về địa lý, TPP còn giữ vị trí quan trọng về chính trị. TPP có mặt hai cường quốc kinh tế lớn nhất của thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó đặc biệt là Hoa Kỳ, là quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, WB, IMF, v.v. Hoa Kỳ khơng chỉ là quốc gia có tiềm lực về tài chính lớn, theo đó quyền phủ quyết áp đảo trong tổ chức này là rất lớn, trong khi đó đờng USD là đờng thống trị tồn thế giới. Mọi sự biến động của đồng USD và hệ thống tài chính Hoa Kỳ đều có ảnh hưởng đáng kể đến nền tài chính quốc tế. Do đó, sự thịnh vượng của khu vực này có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của kinh tế tồn cầu. Đây khơng chỉ là thị trường của các nước đang phát triển mà còn là của những nhà đầu tư của các quốc gia này (Hoàng Văn Châu, 2014, tr.40).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)