DNNN có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện nay giữ vai trò chủ đạo ở nhiều nền kinh tế. Trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về DNNN cũng có
những đặc thù và thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm về DNNN thì gần như không thay đổi.
Năm 1956, khi nước Anh thành lập Ủy ban đặc biệt về quốc hữu hóa công nghiệp đã quy định: Các DNNN là những doanh nghiệp phải có đầy đủ 3 điều kiện (1) Hội đồng quản trị doanh nghiệp do Chính phủ bổ nhiệm; (2) Ủy ban quốc hữu hóa công nghiệp kiểm tra tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp; (3) Thu nhập của doanh nghiệp phần lớn không dựa vào sự cung cấp của Quốc hội hoặc các cơ quan tài chính Nhà nước. (Lee Kang Woo 2002, tr.20)
Trong cuốn “Kinh tế học của sự phát triển” tác giả cũng đã trình bày ba điều kiện để một doanh nghiệp được coi là DNNN, đó là các điều kiện sau: (1) Nhà nước là cổ đông chính; (2) Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để bán; (3) Doanh nghiệp có hoạch toán lỗ lãi. Nếu thiếu đi điều kiện (1) thì đó là doanh nghiệp tư nhân, còn thiếu đi điều kiện (2) và (3) thì không phải là doanh nghiệp mà là cơ quan Nhà nước Malcolm Gillis, Dwight H.Perkins, Michael Roemer 1990, tr.21)
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “DNNN là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước kiểm soát có thu nhập chủ yếu từ việc tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ”
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra kết luận rằng: DNNN là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
Tuy nhiên, DNNN ở Việt Nam ở mỗi thời kỳ lại có những cách thức và tiêu chí xác định khác nhau. Tại khoản 22, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005:
“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Nhưng theo luật sửa đổi mới nhất, Luật Doanh nghiệp 2014 tại Điều 4 khoản 8 quy định “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Điều này được cho là một tiến bộ nhằm thúc đẩy quá trình tự do kinh doanh, không phụ thuộc nhau trong nội bộ doanh nghiệp. Theo quy định này
thì các doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước đều có khả năng cạnh tranh bình đẳng như nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước giảm can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các DNNN.
Tuy nhiên, theo TPP thì doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước đã được coi là DNNN. Hai cách thức và tiêu chí xác định DNNN không đồng nhất nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ DNNN.
1.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, là tổ chức kinh doanh do nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập. Trước hết, DNNN là một tổ chức kinh tế nên phải lấy các hoạt động sản xuất kinh doanh làm chủ yếu. Hoạt động này có tính chất liên tục trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp theo đúng lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình với tư cách là một tổ chức kinh tế, DNNN là một thực thể độc lập với cơ quan công quyền, tổ chức xã hội.
DNNN trước hết phải được Nhà nước đầu tư vốn, nhưng vấn đề ở đây là đầu tư vốn như thế nào? Xét trên khía cạnh hình thành thì doanh nghiệp hay một công ty mới thành lập, vấn đề sở hữu ban đầu quyết định loại hình của doanh nghiệp hay của công ty đó, nếu vốn ban đầu của công ty là vốn cổ phần thì rõ ràng là công ty cổ phần. Nếu vốn ban đầu là của nhóm người không phải phát hành cổ phiếu thì doanh nghiệp đó là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Vì Nhà nước là người đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và không chia sẻ với bất cứ ai quyền đầu tư vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, cho nên Nhà nước đương nhiên là sáng lập viên duy nhất và giữ quyền quyết định, thành lập DNNN khác với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác là Nhà nước cho phép thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
Thứ hai, DNNN do một tổ chức quản lý và hoạt động theo các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao, DNNN không chỉ là đối tượng quản lý của Nhà nước như các loại hình doanh nghiệp khác, mà nó còn là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết kinh tế theo định hướng vạch ra. Do đó, một mặt, Nhà nước trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp đủ sức để có thể tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường trong môi trường cạnh tranh bình đẳng
với doanh nghiệp thuộc các thành phần khác. Mặt khác, Nhà nước phải thiết lập được mối quan hệ chắc chắn, bền vững với các DNNN về mặt tổ chức quản lý doanh nghiệp. Quyền của nhà nước trong việc thực hiện tổ chức quản lý đối với DNNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý cho từng loại DNNN phù hợp với qui mô của nó.
- Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu, tổ chức trong doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban kiểm soát, Đại hội công nhân viên chức, các tổ chức Đảng và đoàn thể xã hội và mối quan hệ giữa các cơ cấu tổ chức này trong nội bộ với Nhà nước.
- Xác định thẩm quyền, trình tự thủ tục của việc Nhà nước bổ nhiệm, miễm nhiệm các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Tổng giám đốc, các thành viên HĐQT, kế toán trưởng, các thành viên ban kiểm soát.
Hoạt động của DNNN chịu sự chi phối của Nhà nước về các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. So với qui định tại Nghị định 388/HĐBT: “DNNN hoạt động theo định hướng của Nhà nước thì quản lý hoạt động của DNNN theo mục tiêu đề ra, rõ ràng là thoáng hơn phù hợp tính đa dạng của loại hình DNNN trong cơ chế thị trường. Quản lý theo mục tiêu cho phép doanh nghiệp có thể chủ động nghiên cứu chuyển đổi hướng kinh doanh, tất nhiên phải đăng ký theo qui định chung. DNNN không phải thục hiện mục tiêu do Nhà nước đề ra theo thiết kế ban đầu của Nhà nước còn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể tự thay đổi hướng kinh doanh miễn là kinh doanh có lãi, có đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm, thu nhập cho công nhân. Theo tác giả, DNNN có thể thay đổi mục tiêu nhưng không thể tự ý thay đổi mà không có sự cho phép của Nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu của DNNN, do đó quyền đặt ra mục tiêu và thay đổi mục tiêu là quá trình hoạt động của doang nghiệp là quyền của Nhà nước.
Thứ ba, DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân tức là nó có tư cách để trở thành một chủ thể đầy đủ của các quan hệ pháp luật dân sự, có khả năng hưởng quyền dân sự và năng lực dân sự, có quyền dân sự và chịu trách nhiệm dân sự.
Nói đến tài sản của pháp nhân là tổ chức kinh tế trước hết là nói đến vốn của nó, vốn của pháp nhân phải phù hợp với qui định của pháp luật. Pháp nhân phải có đủ số vốn cần thiết để có đủ tư cách độc lập tham gia vào các quan hệ dân sự. Ở đây, tài sản của doanh nghiệp phải hội tụ hai điều kiện:
- Tài sản của pháp nhân phải độc lập với người đầu tư và do pháp nhân độc lập chi phối.
- Tài sản của pháp nhân phải đạt tới mức tối thiểu do pháp luật qui định (không thấp hơn mức vốn pháp định).
DNNN cũng phải thỏa mãn hai điều kiện trên đây, nhưng điều kiện một đối với DNNN là rất đặc thù, là vấn đề mấu chốt liên quan đến hàng loạt vấn đề về tổ chức và hoạt động của DNNN.
Một nguyên tắc luôn được đề cao đó là tài sản trong DNNN là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý và sử dụng. Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để một mặt vẫn đảm bảo về nguyên tắc tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước. Mặt khác, tách bạch được giữa tài sản của Nhà nước do Nhà nước quản lý với khối tài sản còn lại thuộc sở hữu Nhà nước tạo tiền đề vật chất bảo đảm quyền tự chủ thực sự cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thích ứng nhanh nhạy với những biến động ngày càng tăng của thị trường mở cửa hòa nhập với thị trường quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường “Các xí nghiệp chỉ tồn tại nhờ sự phân chia quyền tài sản thành quyền vật dụng và quyền cam kết”. Quyền vật dụng hay quyền đối với tài sản thuộc về công ty còn quyền cam kết thuộc về cổ đông. Người góp vốn chỉ có quyền cam kết những gì liên quan đến công ty. Do đó, DNNN có thể tồn tại và trách nhiệm bảo toàn vốn cho DNNN. Bằng việc làm đó Nhà nước đã tạo ra sự tách bạch giữa tài sản đầu tư với khối tài sản còn lại của Nhà nước. Tuy nhiên, mức độ tách bạch này chưa thể sánh với sự tách bạch ở các công ty cổ phần. Như vậy, tư cách pháp nhân của DNNN gắn liền với nó là trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp, ngay cả đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Nếu doanh nghiệp không có tài sản riêng cần thiết thì không đủ điều kiện để trở thành pháp nhân. Doanh nghiệp không có quyền độc lập, chi phối đối với tài sản
của nó thì không có khả năng gánh chịu pháp luật dân sự và do đó không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khác. Các quyền tài sản này do pháp luật qui định. Thực chất quyền tài sản DNNN với tư cách là một pháp nhân là các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với tài sản của nó, khác với các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể dân sự khác đối với tài sản của họ. Đó là các quyền lợi về tài sản theo nghĩa rộng gồm có quyền sử dụng đối với vốn và tài sản được Nhà nước giao quyền của chủ nợ, quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng dụng, quyền thu lãi do đầu tư doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài tư cách là chủ thể độc lập của các quan hệ pháp luật dân sự DNNN còn là một chủ thể cạnh tranh trên thị trường có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh, tự phát triển, tự ràng buộc, DNNN có quyền tự sản xuất kinh doanh và cốt lõi vật chất của quyền tự chủ về vốn của doanh nghiệp được mở rộng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, giành ưu thế trong cạnh tranh, pháp luật cho phép DNNN được quyền sử dụng tài sản, thế chấp tài sản (những thiết bị, nhà xưởng, quan trọng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép) trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn, có quyền dùng tài sản của doanh nghiệp để đầu tư, liên doanh góp vón cổ phần theo qui định của pháp luật, được giữ lại với khấu hao cơ bản để tích lũy, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư.
1.3. Hiệp định TPP và những quy định về doanh nghiệp Nhà nước
1.3.1. Sơ lược về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP
Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương còn được gọi tên khác là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP viết tắt của từ Trans - Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là một Hiệp định/ thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 nước thành viên với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
1.2.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của TPP
Về cơ cấu tổ chức, ban đầu Thỏa thuận chỉ có bốn nước là Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 28 tháng 5 năm 2006. Vì vậy, Hiệp định này còn gọi là P4. Từ tháng 2/2008 Mỹ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP và sau đó một số nước trong khu vực cũng thể hiện mong muốn tương tự. Ngày 13/11/2010 Việt Nam tuyên bố tham gia vào
Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapoe, Mỹ và Việt Nam. Tương đương với 800 triệu dân, chiếm tới 40% GDP thế giới và 30% thương mại toàn cầu. Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.
Bảng 1.1: Các nước thành viên Hiệp định TPP
Quốc gia Trạng thái
Ngày bắt đầu đàm phán Ký kết Brunei Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 Chile Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 New Zealand Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 Singapore Sáng lập Tháng 6/2005 4/2/2016 Hoa Kỳ (đã rút) Kết thúc đàm phán Tháng 2/2008 4/2/2016 Úc Kết thúc đàm phán Tháng
11/2008 4/2/2016 Peru Kết thúc đàm phán Tháng
11/2008 4/2/2016 Việt Nam Kết thúc đàm phán Tháng
11/2008 4/2/2016 Malaysia Kết thúc đàm phán Tháng 10/2010 4/2/2016 Mexico Kết thúc đàm phán Tháng 10/2012 4/2/2016 Canada[9] Kết thúc đàm phán Tháng 10/2012 4/2/2016 Nhật Bản Kết thúc đàm phán Tháng 3/2013 4/2/2016 Colombia Ngỏ ý muốn tham
Quốc gia Trạng thái
Ngày bắt đầu đàm phán
Ký kết
Philippines Ngỏ ý muốn tham gia
Thái Lan Ngỏ ý muốn tham gia
Indonesia Ngỏ ý muốn tham gia
Đài Loan Ngỏ ý muốn tham gia
Hàn Quốc Ngỏ ý muốn tham gia
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org) 1.3.1.2. Mục tiêu của TPP
Mục tiêu của TPP:
- Thành lập một hiệp định khu vực thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
- Thắt chặt tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các nước ký kết.
- Củng cố khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước mình trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế bằng cách tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả sự thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực.
- Hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
thương mại và đầu tư trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
- Tạo thuận lợi cho thương mại khu vực bằng cách khuyến khích áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch để giảm chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của các bên.
- Thúc đẩy bảo vệ môi trường mức độ cao, kể cả thông qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và đẩy mạnh các mục tiêu phát riển bền vững, bao gồm cả thông qua thương mại hỗ trợ lẫn nhau, các chính sách và hoạt động môi trường.
- Bảo vệ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức