Tỷ trọng dân số các nước TPP so với dân số thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 37)

giai đoạn 2010 - 2015 Năm Trung bình 2006- 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trung bình 2010 - 2015 Tổng dân số TPP (triệu người) 650,97 664,44 669,73 674,67 687,38 695,09 702,59 682,32 Tốc độ tăng dân số TPP (%) 0,86% 0,78 0,80 0,74 1,88 1,12 1,07 1,065% Dân số thế giới (triệu người) 6.686,7 1 6.885,2 2 6.965,9 4 7.046,3 7 7.137,8 7 7.217,9 4 7.295,8 9 7.091,5 4 Tốc độ tăng dân số thế giới (%) 1,19% 1,18 1,17 1,15 1,29 1,12 1,08 1,165

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu)

Tổng dân số của khu vực đạt 682,32 triệu người trong giai đoạn 2010 - 2015 với tốc đợ tăng trưởng trung bình khoảng 1,065%/năm. Trong giai đoạn 2010 - 2015, dân số tồn nhóm trung bình chiếm 9,63% dân số thế giới, thấp hơn một chút so với mức 9,74% trong giai đoạn 2006 - 2009. Tốc độ tăng trưởng dân số của khu vực cũng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dân số của thế giới, trung bình giai đoạn 2010 - 2015 của khu vực là 1,065% còn trung bình của thế giới là 1,165%.

Từ bảng trên có thể thấy, mặc dù dân số thế giới có xu hướng tăng đều theo các năm thì dân số của nhóm TPP lại có tốc đợ tăng giảm dần. Với quy mô dân số như vậy, trong khi GDP luôn chiếm trên dưới 50% GDP tồn thế giới, điều đó cho thấy khả năng sản xuất của các nước TPP là hết sức lớn. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 10% dân số thế giới, song với quy mơ kinh tế của mình, cùng với nhu cầu c̣c sống của người dân cao thì mức dân số như vậy cũng hứa hẹn là mợt thị trường tiêu thụ khơng chỉ có phạm vi rợng mà nhu cầu cũng hết sức lớn.

c. Về vị thế địa chính trị

Các nước khu vực TPP là khu vực nằm trên vị trí địa lý thuận lợi cho trao đổi quốc tế. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giáp biển và có đường bờ biển kéo dài, là điều kiện để phục vụ tốt cho giao thương quốc tế. Không chỉ giữ vị trí trọng yếu về địa lý, TPP còn giữ vị trí quan trọng về chính trị. TPP có mặt hai cường quốc kinh tế lớn nhất của thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó đặc biệt là Hoa Kỳ, là quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, WB, IMF, v.v. Hoa Kỳ khơng chỉ là quốc gia có tiềm lực về tài chính lớn, theo đó quyền phủ quyết áp đảo trong tổ chức này là rất lớn, trong khi đó đờng USD là đờng thống trị tồn thế giới. Mọi sự biến đợng của đờng USD và hệ thống tài chính Hoa Kỳ đều có ảnh hưởng đáng kể đến nền tài chính quốc tế. Do đó, sự thịnh vượng của khu vực này có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của kinh tế tồn cầu. Đây khơng chỉ là thị trường của các nước đang phát triển mà còn là của những nhà đầu tư của các quốc gia này (Hoàng Văn Châu, 2014, tr.40).

1.3.2. Những quy định của TPP về doanh nghiệp Nhà nước

dung về DNNN đã từng được đề cập. Tuy nhiên, các cam kết này tương đối đơn giản, chủ yếu tập trung vào nghĩa vụ yêu cầu DNNN phải thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ thuần túy theo tín hiệu thị trường và khơng được phép có sự phân biệt đối xử trong các giao dịch đó.

Đối với Việt Nam, tính đến thời điểm trước khi đàm phán Hiệp định TPP, Việt Nam mới chỉ có mợt số cam kết hạn chế về Doanh nghiệp thương mại Nhà nước trong khuân khổ cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tuy nhiên, các cam kết này được đánh giá là có quá nhiều kẽ hở nghiêm trọng, đặc biệt là thiếu quy tắc hữu hiệu trong việc giám sát độc quyền và quản lý hành vi của DNNN. Trong các Hiệp định thương mại song phương đã ký, Việt Nam chưa đưa ra cam kết riêng về DNNN, ngoại trừ hai điều khoản trong Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2001). Tuy nhiên, các cam kết này cũng ở mức tương đối hạn chế chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của DNNN và sự điều hành của Chính phủ đối với DNNN.

Trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP, vấn đề DNNN được các thành viên quan tâm và đề cập từ những phiên đầu tiên. Những quy định liên quan đến DNNN trong TPP được cho là có nhiều ưu điểm vượt trợi so với các Hiệp định Việt Nam đã ký. Hiện nay, cả 12 nước thành viên TPP đều có các DNNN hoạt đợng cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực cần thiết khác.

Về cơ bản, các thành viên TPP đều thấy được lợi ích của việc thống nhất một khuân khổ quy định có tính ngun tắc đối với loại hình DNNN trong quá trình ký kết Hiệp định TPP. Mục tiêu chính của các thành viên TPP khi xây dựng bộ nguyên tắc mới về DNNN là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong khu vực thương mại tự do, đồng thời các thành viên cũng thừa nhận do sự đa dạng về lịch sử, chính trị và kinh tế nên tại một số nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển, khu vực đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách công, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an ninh quốc phòng.

1.3.2.1. Phạm vi điều chỉnh

Các DNNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TPP bao gồm: Các doanh nghiệp do chính phủ trung ương sở hữu hoặc kiểm sốt có vốn nhà nước chiếm trên

50% vốn điều lệ. Nhà nước nắm trên 50% quyền bỏ phiếu biểu quyết hoặc nắm quyền chỉ định đa số thành viên Ban lãnh đạo, các doanh nghiệp chủ yếu tham gia hoạt đợng kinh doanh, có cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường và có quy mơ tương đối lớn là đối tượng điều chỉnh của Hiệp định. Trong 5 năm đầu từ khi Hiệp định có hiệu lực, doanh nghiệp có doanh thu từ kinh doanh từ 500 triệu SDR/ năm (khoảng 15.700 tỷ đồng) trở lên trong 3 năm liền trước. Đây là mức áp dụng riêng cho Việt Nam, Brunei, Malaysia, còn mức áp dụng chung của TPP là 200 triệu SDR/ năm.

Tồn bợ Chương DNNN khơng áp dụng đối với các DNNN thuộc một trong các trường hợp sau:

- Không tác động tới thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, không gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại đầu tư của nước ngoài TPP

- Thực hiện các biện pháp quốc phòng, an ninh quốc gia, ứng phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời về kinh tế hoặc thuần túy cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho Nhà nước để thực hiện chức năng của Nhà nước.

- Hoạt động của ngân hàng trung ương, các cơ quan giám sát và quản lý tài chính, tiền tệ; các quỹ đầu tư vốn nhà nước.

- Hoạt động mua sắm của chính phủ, cung cấp dịch vụ công theo ủy quyền của Nhà nước.

- Hoạt động tín dụng xuất khẩu của DNNN

- Các lĩnh vực/ khía cạnh hoạt động kinh doanh của DNNN mà đã được loại trừ, đưa vào các Chương khác của Hiệp định (Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ tài chính).

1.3.2.2. Nguyên tắc chính đối với các DNNN thuộc diện điều chỉnh của TPP phải tuân thủ

Nguyên tắc 1: DNNN phải hoạt động dựa trên tính tốn thương mại thuần túy

Theo nguyên tắc này, ngoại trừ trường hợp DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích hoặc được Nhà nước chỉ định độc quyền trên một thị trường nhất định, DNNN phải ra quyết định dựa trên “tính tốn thương mại”, có nghĩa là phải dựa trên các

tiêu chí mang tính thương mại như: giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng, tiếp thị, vận tải v.v. hoặc những yếu tố khác tương tự như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ra quyết định kinh doanh.

Nguyên tắc 2: DNNN không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ

Theo nguyên tắc này, DNNN không được phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp từ mợt thành viên TPP khác cung cấp hoặc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của nước thành viên TPP khác. Doanh nghiệp được chỉ định độc quyền không được lợi dụng vị thế độc quyền của mình để thực hiện các hoạt đợng phản cạnh tranh, phân biệt đối xử khi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan do doanh nghiệp từ một thành viên TPP khác cung cấp.

Nguyên tắc 3: DNNN phải tuân thủ các nghĩa vụ của Hiệp định khi được chính phủ ủy quyền

Nguyên tắc này đòi hỏi DNNN khi Chính phủ giao hoặc ủy quyền cho DNNN thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ như quyền trưng thu, cấp hoặc thu hồi giấy phép, phê duyệt giao dịch thương mại, ấn định hạn ngạch, phí và lệ phí,… thì DNNN đó phải tn thủ tồn bợ các cam kết của Chính phủ trong Hiệp định TPP.

1.3.2.3. Các nghĩa vụ phải tuân thủ khi Nhà nước quản lý, kiểm soát các DNNN thuộc diện áp dụng TPP

TPP yêu cầu các nước Thành viên phải tuân thủ 03 nghĩa vụ cơ bản liên quan tới các DNNN thuộc diện điều chỉnh TPP.

Nghĩa vụ 1: Chính phủ khơng hỗ trợ phi thương mại quá mức cho DNNN để gây ra tác động tiêu cực tới lợi ích của các Thành viên TPP khác.

Theo cam kết này, Chính phủ không được trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua DNNN) cung cấp dành riêng cho DNNN các khoản “hỗ trợ phi thương mại” lớn tới mức gây tác động bất lợi tới lợi ích của một nước thành viên TPP khác.

Tuy nhiên, với tất cả các nước TPP, nghĩa vụ này không áp dụng đối với trường hợp DNNN cung cấp dịch vụ trên thị trường nợi địa. Ngồi ra, các hỗ trợ phi

thương mại cung cấp trước thời điểm ký kết Hiệp định TPP hoặc trong vòng ba năm kể từ khi ký kết Hiệp định TPP theo văn bản luật hoặc hợp đờng có trước thời điểm ký Hiệp định này cũng không phải tuân thủ nghĩa vụ này.

Nghĩa vụ 2: Cấm hành vi phản cạnh tranh của doanh nghiệp được chỉ định độc quyền

DNNN khi được chỉ định độc quyền không được trực tiếp hay gián tiếp lợi dụng vị trí đó để gây ra hành vi hạn chế cạnh tranh trên một thị trường khác mà doanh nghiệp có tham gia kinh doanh và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, gây tác động bất lợi tới một nước thành viên TPP khác.

Nghĩa vụ 3: Cơ quan quản lý nhà nước phải hành xử công bằng trong quản lý, điều hành DNNN

Theo cam kết này, trong quản lý, điều hành, cơ quan quản lý nhà nước không được tạo ra sự phân biệt đối xử giữa DNNN, phải đảm bảo thực thi nhiệm vụ của mình mợt cách khách quan, công bằng với các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

Nghĩa vụ 4: Tịa án và cơ quan hành chính nội địa phải xử lý các khiếu kiện đối với DNNN nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước mình.

Các nước thành viên phải cho phép tồ án nước mình thụ lý và xử lý đối với những vụ kiện dân sự chống lại DNNN nước ngồi hoạt đợng trên lãnh thổ nước mình. Điều này đờng nghĩa với việc các DNNN của Việt Nam nếu có cơng ty con ở nước ngồi thì các cơng ty con này có thể bị kiện ra Tòa án nước sở tại nếu không tuân thủ pháp luật.

Nghĩa vụ 5: Minh bạch hóa các thơng tin cơ bản về DNNN

Các nước thành viên Hiệp định TPP đều phải công bố hoặc thông báo cho các nước thành viên khác danh sách các DNNN thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định hoặc khi chỉ định doanh nghiệp độc quyền trên một thị trường nhất định.

Khi có quan ngại xác đáng về hoạt đợng của mợt DNNN có khả năng gây tác đợng đến thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, mợt nước thành viên có thể đề nghị cung cấp các thơng tin cơ bản về DNNN đó (tỷ lệ sở hữu nhà nước, tổng doanh thu, tổng tài sản, các báo cáo tài chính đã được công bố, các miễn trừ áp dụng

luật) hoặc các thơng tin về chương trình hỗ trợ phi thương mại của Chính phủ. Việt Nam bảo lưu (không phải tuân thủ) riêng với một số trường hợp DNNN cụ thể như Petro Vietnam, EVN, Vinacomin, SCIC, DATC, VDB, Agribank, các doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng, Vietnam Airline, Vinaline, v.v… trong các lĩnh vực và kèm theo các điều kiện cụ thể.

1.4. Những vấn đề đặt ra đối với DNNN trong điều kiện TPP có hiệu lực

Khác với các quốc gia khác, các DNNN của Việt Nam đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ, chỉ một số ít hoạt động trong lĩnh vực cơng ích. Hai lĩnh vực có số lượng DNNN lớn nhất là sản xuất công nghiệp (247 DN, chiếm 18,9%) và thương mại, dịch vụ khác (200 DN, chiếm 15,3%). Không chỉ trải rộng trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực, khu vực DNNN của Việt Nam còn có quy mơ lớn. Theo mợt nghiên cứu của Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), khu vực DNNN của Việt Nam đóng góp tới gần 30% GDP của cả nền kinh tế. Trong khi đó, tỉ trọng này ở các nước cơng nghiệp phát triển trung bình ở mức dưới 10%, còn ở các nước đang phát triển tỉ lệ này ở mức trên 10%. Bên cạnh quy mô, vấn đề công khai, minh bạch thông tin ở các DNNN cho đến nay vẫn chưa được tuân thủ nghiêm túc. Một khảo sát về quản trị DNNN cũng do CIEM tiến hành với 400 doanh nghiệp trong nước, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 28% các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được cơng khai, có tới hơn 80% DNNN khơng gửi báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Viện NC quản lý KTTW 2015, tr. 9).

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thừa nhận sự tờn tại của DNNN nhưng cam kết loại bỏ những lợi thế mà nhiều quốc gia đang dành cho các DNNN như lợi thế về tiếp cận vốn, đất đai, được chính phủ ưu tiên mua sắm, độc quyền thị trường, đưa ra nhiều điều khoản yêu cầu công khai và minh bạch các giao dịch và tài chính của DNNN. Vì vậy, sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực các DNNN sẽ phải giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, công khai minh bạch hóa thơng tin.

Minh bạch hóa thơng tin là mợt u cầu hồn toàn mới của TPP. Trong khi các nghĩa vụ khác khá chung chung và cơ bản không mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam

hiện hành, nghĩa vụ minh bạch hóa đặt ra những yêu cầu cụ thể, mới hồn tồn về DNNN. Khi TPP có hiệu lực, các DNNN Việt Nam phải cung cấp cho các nước thành viên khác hoặc công bố công khai trên một website chính thức và phải cập nhật hàng năm các thông tin về danh sách DNNN, về việc chỉ định doanh nghiệp độc quyền trong một lĩnh vực thị trường nhất định, thông tin về tỷ lệ sở hữu, tổng doanh thu, tổng tài sản, các chính sách hay chương trình cung cấp hỗ trợ phi thương mại mà Nhà nước đang áp dụng. Tuy nhiên, các DNNN có thể khơng tn thủ nghĩa vụ này nếu như điều đó liên quan đến việc thực hiện các biện pháp an ninh quốc gia và ứng phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời.

Thứ hai, các DNNN sẽ không còn được ưu ái như trước nên sẽ buộc phải thay

đổi cách thức hoạt động hiệu quả hơn để cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực.

Việc Việt Nam tham gia TPP được các chuyên gia trong và ngoài nước kỳ vọng rằng đây sẽ là động lực lớn cho các DNNN cải cách thể chế, thay đổi cách thức hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DNNN không còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên ḅc mình phải tự thân vận đợng, thay đổi, thốt khỏi cơ chế xin cho, thoát hẳn những ưu đãi từng được hưởng. Mặc dù việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)