Những vấn đề đặt ra đối với DNNN trong điều kiện TPP có hiệu lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 43)

Khác với các quốc gia khác, các DNNN của Việt Nam đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ, chỉ một số ít hoạt đợng trong lĩnh vực cơng ích. Hai lĩnh vực có số lượng DNNN lớn nhất là sản xuất công nghiệp (247 DN, chiếm 18,9%) và thương mại, dịch vụ khác (200 DN, chiếm 15,3%). Không chỉ trải rộng trên nhiều ngành nghề và lĩnh vực, khu vực DNNN của Việt Nam còn có quy mơ lớn. Theo mợt nghiên cứu của Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), khu vực DNNN của Việt Nam đóng góp tới gần 30% GDP của cả nền kinh tế. Trong khi đó, tỉ trọng này ở các nước cơng nghiệp phát triển trung bình ở mức dưới 10%, còn ở các nước đang phát triển tỉ lệ này ở mức trên 10%. Bên cạnh quy mô, vấn đề công khai, minh bạch thông tin ở các DNNN cho đến nay vẫn chưa được tuân thủ nghiêm túc. Một khảo sát về quản trị DNNN cũng do CIEM tiến hành với 400 doanh nghiệp trong nước, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 28% các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được cơng khai, có tới hơn 80% DNNN khơng gửi báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Viện NC quản lý KTTW 2015, tr. 9).

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thừa nhận sự tờn tại của DNNN nhưng cam kết loại bỏ những lợi thế mà nhiều quốc gia đang dành cho các DNNN như lợi thế về tiếp cận vốn, đất đai, được chính phủ ưu tiên mua sắm, độc quyền thị trường, đưa ra nhiều điều khoản yêu cầu công khai và minh bạch các giao dịch và tài chính của DNNN. Vì vậy, sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực các DNNN sẽ phải giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, công khai minh bạch hóa thơng tin.

Minh bạch hóa thơng tin là mợt u cầu hồn toàn mới của TPP. Trong khi các nghĩa vụ khác khá chung chung và cơ bản không mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam

hiện hành, nghĩa vụ minh bạch hóa đặt ra những yêu cầu cụ thể, mới hồn tồn về DNNN. Khi TPP có hiệu lực, các DNNN Việt Nam phải cung cấp cho các nước thành viên khác hoặc công bố công khai trên một website chính thức và phải cập nhật hàng năm các thông tin về danh sách DNNN, về việc chỉ định doanh nghiệp độc quyền trong một lĩnh vực thị trường nhất định, thông tin về tỷ lệ sở hữu, tổng doanh thu, tổng tài sản, các chính sách hay chương trình cung cấp hỗ trợ phi thương mại mà Nhà nước đang áp dụng. Tuy nhiên, các DNNN có thể khơng tn thủ nghĩa vụ này nếu như điều đó liên quan đến việc thực hiện các biện pháp an ninh quốc gia và ứng phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời.

Thứ hai, các DNNN sẽ không còn được ưu ái như trước nên sẽ buộc phải thay

đổi cách thức hoạt động hiệu quả hơn để cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài trên tất cả các lĩnh vực.

Việc Việt Nam tham gia TPP được các chuyên gia trong và ngoài nước kỳ vọng rằng đây sẽ là động lực lớn cho các DNNN cải cách thể chế, thay đổi cách thức hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DNNN không còn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên ḅc mình phải tự thân vận đợng, thay đổi, thoát khỏi cơ chế xin cho, thoát hẳn những ưu đãi từng được hưởng. Mặc dù việc cải cách DNNN không phải đợi đến hội nhập, tham gia TPP chúng ta mới phát hiện ra việc cần cải cách, vấn đề này đã bắt đầu từ năm 1990. Cải cách DNNN diễn ra mạnh mẽ nhất dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi Việt Nam đưa từ khoảng 12.000 DNNN xuống còn vài nghìn. Có điều, TPP là áp lực đặt ra thời hạn cho chúng ta. Việc thay đổi cách thức hoạt động sẽ giúp mợt ngày nào đó DNNN cũng hoạt đợng theo nguyên tắc thị trường, không cần đặt vấn đề cơ quan nào được giao quản lý hay lãnh đạo DNNN do ai chỉ định.

Thứ ba, các DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khơng được có

hành vi phản cạnh tranh khi có vị trí đợc quyền.

Hầu như ở quốc gia nào cũng vậy, bằng cách này hay cách khác, nhiều hay ít thì các DNNN vẫn được ưu tiên, nhận các ưu đãi từ phía Nhà nước như ưu tiên tiếp cận nguồn lực, thiết kế chính sách theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, cấp phép nhanh chóng và thuận lợi ưu tiên tín dụng cho xuất khẩu, ưu đãi thuế, tiếp cận giá rẻ

đối với các yếu tố đầu vào cho sản xuất và đương nhiên không dựa trên các nguyên tắc của thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, khi Hiệp định TPP có hiệu lực, những quy định của TPP đảm bảo rằng các DNNN sẽ khơng thể làm vơ hiệu hóa hay suy yếu các nguyên tắc của cạnh tranh bình đẳng. Các DNNN sẽ phải hoạt đợng theo cơ chế thị trường như một doanh nghiệp tư nhân thực thụ. Để tờn tại và hoạt đợng có hiệu quả thì các DNNN phải có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Nói chung, tham gia Hiệp định Đối tác xun Thái Bình Dương (TPP) sẽ là mợt thách thức không nhỏ đối với các DNNN ở các quốc gia thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng. Các DNNN Việt Nam đứng trước áp lực phải cạnh tranh, tăng cường hiệu quả hoạt đợng trong bối cảnh TPP có hiệu lực để đưa ra được những giải pháp để có thể tờn tại và phát triển mạnh mẽ.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG

2.1. Thực trạng của các doanh nghiệp Nhà nước

2.1.1. Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp nhà nước

Trong những năm vừa qua, do quá trình sắp xếp lại khu vực DNNN nên đã có sự thay đổi lớn về số lượng các DNNN. Sau 25 năm cải cách, sắp xếp thì số DNNN đã giảm mạnh từ hơn 12.000 DN tính đến tháng 10/2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp. Nhất là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, kinh doanh kém hiệu quả, các doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Nếu tại thời điểm 2011, DNNN dàn trải ở trên 60 ngành nghề, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực, đại đa số là có quy mơ vừa và lớn.

Theo Báo cáo tại Hợi nghị tồn quốc triển khai cơng tác sản xuất, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 - 2020 diễn ra tại Hà Nội, ngày 16/12/2016 cho thấy, số lượng DNNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khu vực doanh nghiệp (khoảng 0,67%). Nhưng DNNN vẫn nộp ngân sách nhà nước 1 lượng đá kể, đóng góp lớn vào GDP khoảng 28,8%, trong khi DN ngồi nhà nước là 11,8% và DN có vốn đầu tư nước ngoài là 17,9%. Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế (quy mô DNNN chỉ tương đương 15% GDP) thì tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Hơn nữa, vấn đề là các DNNN cũng chiếm một lượng vốn không hề nhỏ trong nền kinh tế. Tổng lượng vốn sở hữu tại DNNN hiện nay là 1.234 triệu tỷ đồng. Tổng tài sản là 3.105 triệu đồng (Hợi nghị tồn quốc 2016). Nếu xét về lượng tài sản khổng lờ này thì các DNNN vẫn chưa phát huy được hết hiệu quả của mình.

Xét về quy mơ ng̀n vốn, theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015 của Viện phát triển doanh nghiệp, ng̀n vốn bình qn của DNNN tăng khoảng 4,35 lần, từ 616 tỷ lên 2.677 tỷ. Các DNNN có quy mơ vốn bình qn cao hơn 7 lần so với quy mơ vốn bình qn của các doanh nghiệp FDI và 98 lần quy mơ vốn bình qn của các doanh nghiệp ngồi nhà nước (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) 2015, tr.28 -29). Đây là kết quả của quá trình sắp xếp, CPH các DNNN, khi mà Nhà nước chỉ giữ lại các tập đồn, tổng cơng ty lớn và tiến hành CPH và huy động thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

2.1.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước

Một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả thì cần phải đạt được các tiêu chuẩn: bảo toàn và phát triển được vốn, trích đủ khấu hao tài sản cố định,

nghề trên địa bàn, trả đầy đủ các quỹ như: quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Mặc dù hiệu quả kinh doanh của các DNNN đã được nâng lên nhưng nhìn chung còn yếu kém, chưa thực sự hiệu quả so với khu vực ngoài quốc doanh, chưa tương xứng với tiềm lực và ưu đãi do Nhà nước dành cho.

Biểu đồ 2.1: Năng suất lao động xã hội phân theo thành phần kinh tế theo giá so sánh 2010 2010 2011 2012 2013 2014 2015 0 50 100 150 200 250 300 DNNN DNNNN DN FDI tr iệ u đồ ng (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội phân theo thành phần kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 2015 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 DNNN DNNNN DN FDI (% ) (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào sơ đờ trên ta thấy, năng suất lao động của DNNN được cải thiện đáng kể nhưng so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì vẫn thấp hơn. Năng suất lao động của DNNN năm 2010 thấp hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngồi 1.5 lần và duy trì tỷ lệ này đến năm 2015. So với những gì mà DNNN được ưu đãi từ phía Nhà nước thì tỷ lệ này vẫn chưa tương xứng.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2007 - 2014

Tỷ lệ các DNNN thua lỗ luôn thấp nhất, luôn dưới 15% trong giai đoạn 2007 - 2010, sau đó cũng tăng lên trong các năm tiếp theo, lên mức 17,9% năm 2014. Các DNNN với nhiều lợi thế và ưu đãi, chi phí bỏ ra ít hơn, chẳng hạn như chi phí liên quan đến mặt bằng sản xuất kinh doanh, nên hoạch tốn có lãi nhiều hơn so với các doanh nghiệp ngồi nhà nước. Tuy nhiên, đây là xét về số lượng doanh nghiệp, còn về giá trị thua lỗ thì các DNNN, nhất là các tập đồn, tổng cơng ty thì ln có những khoản thua lỗ khổng lồ. Trong năm 2015, theo kết quả Kiểm tốn Nhà nước cho biết, có 5/38 Tập đồn, tổng cơng ty hoạt động thua lỗ. Cụ thể, Vinalines lỗ hơn 3.478 tỷ đồng, Tổng công ty 15 lỗ hơn 471 tỷ đồng, Vinaincon lỗ hơn 131 tỷ đồng, Tổng công ty Mía đường II lỗ hơn 15 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV In Đắc Lắc lỗ 2,95 tỷ đồng (Kiểm tốn nhà nước 2016, tr.36).

2.1.3. Trình độ kỹ thuật cơng nghệ

Dù đã có nhiều đổi mới về cơng nghệ, nhưng nhìn chung các DNNN đều có trình đợ cơng nghệ lạc hậu so với các nước trên thế giới, đặc biệt là các doanh nghiệp do địa phương quản lý. Tình trạng phổ biến là thiết bị, công nghệ lạc hậu, thấp kém và chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau. Theo báo cáo do Bợ Khoa học và Cơng nghệ đưa ra thì gần 90% DNNN dùng cơng nghệ lạc hậu so với thế giới, 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập khẩu tḥc những năm 50,60, trong đó 755

số thiết bị đã hết khấu hao. Chỉ có 10% doanh nghiệp sử dụng cơng nghệ hiện đại, trong đó chỉ có 2% sử dụng cơng nghệ cao. Tỷ lệ này thua xa các nước láng giềng như Thái Lan (31%), Malaysia (51%) và Singapore (73%). Doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ cao chỉ chiếm 2% nhưng đa số tham gia cơng đoạn có giá trị gia tăng thấp, 55% doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơng nghệ thấp.

Trình đợ cơng nghệ lạc hậu cợng với chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất lao động của doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 Năm NSLĐ (Triệu đồng/người theo giá thực tế) NSLĐ (Triệu đồng/người theo giá so sánh 2010) Tốc độ tăng NSLĐ (%) 2006 24,14 38,64 4,05 2007 27,58 40,27 4,22 2008 34,78 41,41 2,81 2009 37,89 42,47 2,57 2010 43,99 43,99 3,59 2011 55,21 45,53 3,49 2012 63,11 46,92 3,06 2013 68,65 48,72 3,84 2014 74,30 51,08 4,84 2015 79,30 54,38 6,45 Bình quân 2006-2010 3,45 Bình quân 2011-2015 4,33 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Ghi chú: + NSLĐ theo giá thực tế từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê + NSLĐ theo giá so sánh tính dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê + NSLĐ = GDP/số lao động đang làm việc

Năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam ước tính đạt khoảng 79,3 triệu đồng/ lao động, tăng 6,45% so với năm 2014. Giai đoạn 2011 - 2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng dần, đạt mức trung bình khoảng 4,33%/năm, cao hơn so với giai đoạn 2006 - 2010.

Sau giai đoạn tăng trưởng chậm từ năm 2009 đến năm 2012, năng suất lao đợng có dấu hiệu phục hời nhanh chóng. Theo số liệu ước tính, năng suất lao đợng năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014, có tốc đợ tăng cao nhất từ năm 2006 đến nay. Điều đó cho thấy xu hướng phục hời tăng trưởng nhanh của nền kinh tế cũng như sự cải tiến của năng suất lao đợng.

Nhìn vào Báo cáo Năng suất Việt Nam 2015 cho thấy, năng suất lao đợng Việt Nam có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên nhìn tổng thể thì năng suất Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Đây chính là yếu tố cản trở đáng ngại đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNN nói riêng khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Như vậy, cơng nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh lạc hậu là rảo cản lớn cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Hậu quả của công nghệ lạc hậu chính là năng suất lao động thấp, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm quốc gia, sản phẩm mũi nhọn có hàm lượng chất xám khơng nhiều. Chính vì vậy, khả năng tiếp cận thị trường của các DNNN còn yếu kém, giảm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tham gia hợi nhập.

2.1.4. Trình độ quản lý và năng lực sản suất của người lao động

Hiện nay, nguồn nhân lực trong các DNNN đang tờn tại nhiều vấn đề. Tình trạng này đã gây ra những bất lợi cho các DNNN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ nhất, trình đợ quản lý của mợt bợ phận lãnh đạo không đạt yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Nếu xét về bằng cấp thì đại đa số các giám đốc DNNN đều có trình đợ đại học và trên đại học (85%). Song trình đợ quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường so với các nước khác thì lại yếu kém rõ rệt. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP thì đợi ngũ lao đợng này lại phải có những tiêu chuẩn cao hơn, khơng chỉ có năng lực, trình đợ về nghiệp vụ kinh doanh mà cần phải có óc sáng tạo, tinh

thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn trong việc thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo các tình huống trên thương trường. Nhìn chung, đợi ngũ lãnh đạo của các DNNN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNN còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực là nhân tố mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Song hiện nay vẫn ở dạng tiềm năng hoặc chỉ lợi thế về số lượng, còn phần lớn là lao động phổ thông chưa được đào tạo. Theo Báo cáo năng suất lao động của Việt Nam năm 2015 của Tổng cục thống kê thì lao đợng ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung có tới 80,1% tổng số lao đợng chưa được đào tạo để đạt trình đợ chun mơn kỹ thuật nào đó. Chất lượng lao đợng có sự chênh lệch rõ nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị, lao động đã được đào tạo chiếm 36,3%, trong khi ở nơng thơn chỉ có 12,6%. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động.

Cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)