Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 69 - 73)

Từ những phân tích trên có thể rút ra được một số kết luận chung về năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam hiện nay như sau:

Vốn hoạt động của các DNNN Việt Nam mặc dù sau các giải đoạn cổ phần hóa đã tăng quy mơ thành các tập đồn và tổng cơng ty, nhưng xét về quy mô vốn để cạnh trah với các tập đồn tổng cơng ty nước ngồi thì như vậy là khá khiêm tốn. Quy mơ vốn nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của các DNNN khi Hiệp đinh TPP có hiệu lực.

Năng suất lao đợng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNN nói riêng vẫn còn ở mức thấp. So sánh với Singapore (nước có mức năng suất lao đợng cao nhất châu Á) thì năng suất lao đợng của Việt Nam bằng 1/20 năm 2000 và bằng 1/14 năm 2014. Với mợt số quốc gia khác trong khối ASEAN thì năng suất lao động của Việt Nam không những không được rút ngắn so với 2010 mà còn có dấu hiệu bị bỏ lại xa hơn.

Khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm của các DNNN yếu, chưa khai thác hết tiềm năng ở thị trường trong nước, việc mở rộng, thâm nhập ra các thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, do thiếu am hiểu về thị trường, ít hiểu biết về thị hiếu, thói quen tiêu dùng và tập tính văn hóa của khách hàng nước ngồi. Hơn nữa, uy tín của các DNNN vẫn còn thấp, giá sản phẩm, dịch vụ cao, chất lượng chưa được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Do vậy, thị phần của DNNN không đáng kể trên thị trường quốc tế, thậm chí nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm ưu thế.

Thứ hai, xét từ góc đợ các yếu tố cấu thành cạnh tranh.

Công nghệ của các DNNN phần lớn còn rất lạc hậu. Chỉ một số ít DNNN có trình đợ cơng nghệ hiện đại hoặc trung bình so với thế giới và khu vực. Một số ngành nghề như cơ khí, sản xuất vận liệu xây dựng, sản xuất phơi thép có trình đợ cơng nghệ lạc hậu so với thế giới từ 20 năm đến 30 năm. Nếu so với cơng nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thì DNNN cũng chưa sánh kịp, nếu khơng nói là thấp hơn về nhiều mặt. Hơn nữa, động lực để đổi mới công nghệ còn yếu, tồn tại nhiều rào cản về cơ chế chính sách và cả bản thân yếu tố con người trong DNNN. Thêm nữa, nguồn vốn để đầu tư cũng không hề nhỏ. Các ngành cơng nghiệp có trình đợ cao, hiện đại như điện tử, tin học mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn ISO. Các DNNN hiện vẫn đang áp dụng quy trình kiểu cũ, tính linh hoạt khơng cao. Điều này

ra. Vấn đề nhân sự, cơ chế tài chính áp đặt, cơ chế giá khiến cho năng suất lao động thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Nhiều sản phẩm thiết yếu do DNNN sản xuất ra có giá thành cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân.

Trình đợ quản lý trong các DNNN còn nhiều bất cập. Trình đợ, năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý mới, sự hiểu biết về luật pháp quốc tế, kiến thức về quản trị kinh doanh, trình đợ ngoại ngữ, tin học của nhiều cán bộ lãnh đạo còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, cơ chế tuyển dụng trong các DNNN vẫn chưa được công khai, minh bạch, vẫn là cơ chế xin - cho, tuyển dụng theo kiểu “người nhà”, con ông cháu cha. Chính những điều này đã tạo nên những bước cản lớn trong việc thu hút nhân tài, cũng như là bồi dưỡng, khuyến khích những tài năng trẻ.

Chất lượng lao động trong các DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý khá thấp. Lao động thủ công, chân tay chiếm đại đa số. Lao động kỹ thuật cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các DNNN chưa chú trọng nhiều đến việc thu hút nhân tài, đào tạo tay nghề cho người lao động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giá thành sản xuất.

Biểu đồ 2.4: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước TPP giai đoạn 2015 - 2016

Singapore Hoa Kỳ (đã rút) Nhật Bản Canada New Zealand Malaysia Úc Chile Mexico Peru Việt Nam 0 10 20 30 40 50 60 70 80

(Nguồn: Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu, diễn đàn kinh tế thế giới 2015 - 2016)

Như vậy, nhìn mợt cách tổng thể có thể thấy, năng lực cạnh tranh của các DNNN hiện nay ở nước ta còn ở mức độ thấp. Thậm chí, năng lực cạnh tranh của

khu vực nhà nước còn thấp hơn cả khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Năng lực cạnh tranh của các DNNN cũng là một trong những yếu tố khiến cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực và Thế giới. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016 - 2017 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa cơng bố thì Việt Nam xếp thứ 60/138 nền kinh tế được WEF đánh giá. Tuy nhiên xét trong khu vực các nước TPP thì chỉ số của Việt Nam so với các quốc gia khác còn khá khiêm tốn.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CHO CÁC DNNN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) CĨ HIỆU LỰC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)