So sánh công nghệ của VNPost và Vietteltelecom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 68)

Tên công nghệ ứng dụng PayPost Bankplus Năm triển khai 2009 2011 Tính bảo mật (lớp) 1 2 Hình thức giao dịch Điện tử Điện tử

Khả năng ứng dụng Máy tính Máy tính, điện thoại thông minh Khả năng tương thích phần mềm Window Window phone, iOS, Android

(Nguồn website của VNPost và Vietteltelecom)

Hệ thống PayPost và BankPlus là hai hệ thống quản lý tập trung, phục vụ cung cấp đa dịch vụ tại các bưu cục, được triển khai trên nền hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng tin xử ly giao dịch thanh tốn điện tử theo tiêu chuẩn của ngân hàng. Với nền tảng công nghệ này, cho phép VNPost xử lý giao dịch tập trung, trực tuyến và không trực tuyến tùy thuộc yêu cầu của đối tác và khách hàng.

Qua bảng trên ta thấy, VNPost triển khai cơng nghệ sớm hơn Vietteltelecom (2009) nên có thể thấy các tính năng, yêu cầu về cấu hình và tính bảo mật của PayPost kém hơn so với BankPlus (2010). Với tính bảo mật 2 lớp, giao diện dễ sử dụng, sử dụng được trên cả máy tính và điện thoại thông minh và tương thích với tất cả các hệ điều hành đã cho thấy tính ưu việt của BankPlus. Đây cũng là một hạn chế của VNPost.

d. Hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ

Theo thống kê số điểm giao dịch, chi nhánh, bưu cục của VNPost và TCBC Viettel cho thấy, hiện nay, cả hai nhà cung cấp đều bao phủ 63 tình thành trên cả nước. Tuy nhiên, xét về đợ bao phủ sâu về cấp xã, huyện thì VNPost có 8.174 trên tổng số 10.732 điểm giao dịch còn Viettel có 7.500/10.732 điểm. Xét về hệ thống kênh phân phối, VNPost vẫn đang đứng số 1 hiện nay. Đây vẫn được coi là lợi thế hàng đầu của VNPost về độ bao phủ mạng lưới, trải rộng đến tận xã, vùng sâu vùng xa.

2.4. Đánh giá chung

Từ những phân tích trên có thể rút ra được một số kết luận chung về năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam hiện nay như sau:

Vốn hoạt động của các DNNN Việt Nam mặc dù sau các giải đoạn cổ phần hóa đã tăng quy mơ thành các tập đồn và tổng cơng ty, nhưng xét về quy mô vốn để cạnh trah với các tập đồn tổng cơng ty nước ngồi thì như vậy là khá khiêm tốn. Quy mô vốn nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của các DNNN khi Hiệp đinh TPP có hiệu lực.

Năng suất lao đợng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNNN nói riêng vẫn còn ở mức thấp. So sánh với Singapore (nước có mức năng suất lao đợng cao nhất châu Á) thì năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/20 năm 2000 và bằng 1/14 năm 2014. Với mợt số quốc gia khác trong khối ASEAN thì năng suất lao đợng của Việt Nam khơng những không được rút ngắn so với 2010 mà còn có dấu hiệu bị bỏ lại xa hơn.

Khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm của các DNNN yếu, chưa khai thác hết tiềm năng ở thị trường trong nước, việc mở rợng, thâm nhập ra các thị trường nước ngồi còn nhiều hạn chế, do thiếu am hiểu về thị trường, ít hiểu biết về thị hiếu, thói quen tiêu dùng và tập tính văn hóa của khách hàng nước ngồi. Hơn nữa, uy tín của các DNNN vẫn còn thấp, giá sản phẩm, dịch vụ cao, chất lượng chưa được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Do vậy, thị phần của DNNN không đáng kể trên thị trường quốc tế, thậm chí nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm ưu thế.

Thứ hai, xét từ góc đợ các yếu tố cấu thành cạnh tranh.

Cơng nghệ của các DNNN phần lớn còn rất lạc hậu. Chỉ mợt số ít DNNN có trình đợ cơng nghệ hiện đại hoặc trung bình so với thế giới và khu vực. Một số ngành nghề như cơ khí, sản xuất vận liệu xây dựng, sản xuất phơi thép có trình đợ cơng nghệ lạc hậu so với thế giới từ 20 năm đến 30 năm. Nếu so với công nghệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thì DNNN cũng chưa sánh kịp, nếu khơng nói là thấp hơn về nhiều mặt. Hơn nữa, động lực để đổi mới công nghệ còn yếu, tồn tại nhiều rào cản về cơ chế chính sách và cả bản thân yếu tố con người trong DNNN. Thêm nữa, nguồn vốn để đầu tư cũng khơng hề nhỏ. Các ngành cơng nghiệp có trình đợ cao, hiện đại như điện tử, tin học mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn ISO. Các DNNN hiện vẫn đang áp dụng quy trình kiểu cũ, tính linh hoạt khơng cao. Điều này

ra. Vấn đề nhân sự, cơ chế tài chính áp đặt, cơ chế giá khiến cho năng suất lao động thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Nhiều sản phẩm thiết yếu do DNNN sản xuất ra có giá thành cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân.

Trình đợ quản lý trong các DNNN còn nhiều bất cập. Trình đợ, năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý mới, sự hiểu biết về luật pháp quốc tế, kiến thức về quản trị kinh doanh, trình đợ ngoại ngữ, tin học của nhiều cán bợ lãnh đạo còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, cơ chế tuyển dụng trong các DNNN vẫn chưa được công khai, minh bạch, vẫn là cơ chế xin - cho, tuyển dụng theo kiểu “người nhà”, con ông cháu cha. Chính những điều này đã tạo nên những bước cản lớn trong việc thu hút nhân tài, cũng như là bồi dưỡng, khuyến khích những tài năng trẻ.

Chất lượng lao động trong các DNNN, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý khá thấp. Lao động thủ công, chân tay chiếm đại đa số. Lao động kỹ thuật cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các DNNN chưa chú trọng nhiều đến việc thu hút nhân tài, đào tạo tay nghề cho người lao động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giá thành sản xuất.

Biểu đồ 2.4: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước TPP giai đoạn 2015 - 2016

Singapore Hoa Kỳ (đã rút) Nhật Bản Canada New Zealand Malaysia Úc Chile Mexico Peru Việt Nam 0 10 20 30 40 50 60 70 80

(Nguồn: Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu, diễn đàn kinh tế thế giới 2015 - 2016)

Như vậy, nhìn mợt cách tổng thể có thể thấy, năng lực cạnh tranh của các DNNN hiện nay ở nước ta còn ở mức độ thấp. Thậm chí, năng lực cạnh tranh của

khu vực nhà nước còn thấp hơn cả khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Năng lực cạnh tranh của các DNNN cũng là một trong những yếu tố khiến cho năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực và Thế giới. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2016 - 2017 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa cơng bố thì Việt Nam xếp thứ 60/138 nền kinh tế được WEF đánh giá. Tuy nhiên xét trong khu vực các nước TPP thì chỉ số của Việt Nam so với các quốc gia khác còn khá khiêm tốn.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CHO CÁC DNNN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) CĨ HIỆU LỰC

3.1. Bối cảnh chung

Tham gia TPP hay các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hợi nhập kinh tế quốc tế. Đây là bước phát triển về chất trong q trình hợi nhập của nước ta, chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang hội nhập quốc tế, từ chiều rộng sang chiều sâu.

Sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã đem lại những thành tự đáng ghi nhận trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong q trình hợi nhập, có thể nhận thấy việc gia nhập ASEAN và WTO là hai bước đột phá đối với Việt Nam. Năm 1995, việc gia nhập ASEAN đánh dấu Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên mà Việt Nam tham gia, đánh dấu việc Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với những cam kết tự do hóa thương mại. Năm 2007, Việt Nam chính thức ký kết gia nhập WTO, đánh dấu sự hội nhập rộng với nền kinh tế thế giới. Đây được coi là thời điểm Việt Nam hồn thành q trình hợi nhập rợng và cũng đặt ra u cầu hợi nhập sâu sắc với những bước đi dài hạn trong việc lựa chọn các đối tác ưu đãi chiến lược.

Hiện nay, khi tham gia TPP hay các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), q trình hợi nhập của Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới. Điều này được thể hiện thông qua các Hiệp định thương mại Tự do (FTA). Tính đến 12/2016, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTAs, kết thúc đàm phán 2 FTAs và đang đàm phán 4 FTAs khác. Trong 10 FTAs đã ký kết và thực thi có 6 FTAs ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zeanland), 4 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là FTA với Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bốn FTA còn lại đang được đàm phán bao gờm: Hiệp định đối tác kinh tế tồn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hông Kông, FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA). Tỷ trọng thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA chiếm gần

60% tổng giá trị thương mại quốc tế của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước này có tăng trưởng cao trong năm 2016. Điển hình xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 22 tỷ USD, tăng 28,4%; sang Hàn Quốc đạt 11,4 tỷ USD, tăng 28%; sang Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 3,9%, sang Ấn Độ đạt 2,7 tỷ USD, tăng 8,7% (Bộ Công thương, 2017, tr.14). Tuy nhiên, việc tham gia các FTA này phần lớn mang tính chất bị động. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu chúng ta cần chiến lược FTA chủ động hơn và TPP chính là chiến lược điển hình.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước TPP

Quốc gia

XK của Việt Nam sang đối tác

NK của Việt Nam sang đối tác KNXK (Nghìn USD) Tăng trưởng giá trị XK gđ 2012 - 2016 (%) KNX K của Việt Nam (%) KNNK (Nghìn USD) Tăng trưởng giá trị NK gđ 2012 - 2016 (%) KNNK của Việt Nam (%) Japan 16.237.800 2 7,7 12.990.34 6 6 6,6 Singapore 3.008.945 8 1,4 11.353.58 9 3 5,7 Hoa Kỳ 43.772.804 20 20,8 10.151.31 6 21 5,1 Malaysia 4.535.964 -5 2,2 5.730.266 9 2,9 Australia 3.308.932 -1 1,6 2.711.172 11 1,4 Mexico 4.013.064 41 1,9 1.041.666 73 0,5 Canada 3.744.329 23 1,8 396,5 4 0,2 New Zealand 459,71 13 0,2 362.345 -1 0,2 Chile 737,70 39 0,4 194,662 -13 0,1 Peru 379,02 40 0,2 93,118 6 0 Brunei 10,44 12 0 61,894 -51 0

(Nguồn: Tổng hợp từ ITC/TradeMap)

Có thể nhận thấy, các đối tác đàm phán này đều là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nhật Bản chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng 2%/năm giai đoạn 2012 - 2016. Mỹ (đối tác quan trọng trong TPP) chiếm 20,8% và tăng trưởng 20%/ năm. Như vậy, có thể thấy, việc lựa chọn các đối tác FTA của Việt Nam đều hướng tới lợi ích mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam.

Tham gia vào Hiệp định TPP là cơ hội lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hợi đó thì thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng khơng hề nhỏ. Thách thức của quá trình gia nhập TPP khơng chỉ là việc nỗ lực hồn thành đàm phán để Việt Nam nhanh chóng trở thành thành viên của tổ chức này. Thách thức lớn nhất và chủ yếu của quá trình này là phải tạo ra các điều kiện trong nước tốt nhất để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường thế giới trong khuân khổ TPP.

Nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn gia nhập TPP của Việt Nam hiện nay là hết sức nặng nề và khó khăn. Nó đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu cam kết khi gia nhập. Mặt khác, nó yêu cầu phải đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện bên trong để thực hiện tốt các cam kết sau khi gia nhập, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm, phải chú trọng củng cố hệ thống thể chế kinh tế - xã hội vững mạnh, đảm bảo sự ổn định vững chắc trước các tác đợng tiêu cực có thể có do q trình hợi nhập gây ra.

Trước yêu cầu đó, sự tham gia tích cực, chủ động và rộng rãi của xã hội, đặc biệt là của chính phủ và các doanh nghiệp vào việc chuẩn bị hội nhập là điều kiện thiết yếu để hội nhập thành công.

3.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trước ngưỡng cửa gia nhập TPP

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) và nhận thức về việc gia nhập TPP của các DNNN Việt Nam, luận văn sẽ phân tích

khả năng thích ứng của DNNN khi Việt Nam gia nhập sân chơi này.

3.1.1. Điểm mạnh

Với vị thế là các DNNN, có thể thấy rõ nhất thế mạnh của các DNNN là mối quan hệ lâu dài với khách hàng, hiểu biết khá rõ về khách hàng địa phương, có được mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước và mợt số các doanh nghiệp có thể có chi phí hoạt đợng thấp hơn tương đối so với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, cần nhận thấy là thế mạnh này chủ yếu được xây dựng trên cơ chế chính sách bảo hộ của Nhà nước được duy trì trong mợt thời gian dài, các doanh nghiệp chỉ mợt mình mợt chợ, khơng vấp phải bất kỳ mợt sự cạnh tranh nào. Do đó, thế mạnh này chỉ có tính chất nhất thời, và sẽ thay đổi khi Việt Nam gia nhập TPP.

3.1.2. Điểm yếu

Những hạn chế về năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế do các doanh nghiệp này chưa từng được thử sức trên một thị trường tự do cạnh tranh như ở TPP. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nợi tại doanh nghiệp xong cũng có thể xuất phát từ những chính sách của nhà nước.

Những điểm yếu nội tại của các doanh nghiệp có thể thấy là:

Thứ nhất, thiếu ng̀n nhân lực. Hiện nay, các DNNN thiếu các nhà quản lý có kinh nghiệm, trình đợ và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm và lúng túng trong việc vạch ra chiến lược kinh doanh. Người lao đợng có tay nghề, tác phong chun nghiệp, chun mơn hóa cao chưa được coi trọng ở các DNNN, cơ chế tuyển dụng chưa được công khai minh bạch.

Thứ hai, thiếu nguồn tài chính. Vốn đầu tư cho các DNNN còn nhiều hạn chế, ví dụ như trường hợp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Số vốn đầu tư hàng năm chỉ đạt khoảng 40% so với nhu cầu, chỉ tập trung cải tạo, nâng cấp mà vốn dành đầu tư phát triển mới thì rất ít.

Thứ ba, hạ tầng cơ sở vật chất: máy móc, cơng nghệ lạc hậu, thơng tin kém, quy tình sản xuất cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp chưa được thiết kế tốt.

kém, các dịch vụ đi kèm chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động quảng cáo chưa phát huy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (việt nam) trong điều kiện hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) có hiệu lực (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)