Tổ chức điều tra, khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng về phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn của giáo viên các nhà trường.

Thực trạng ý thức học tập mơn Tốn của học sinh các trường THCS huyện Hải Hà.

Thực trạng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học mơn Tốn ở các nhà trường.

Thực trạng quản lý dạy học mơn Tốn của hiệu trưởng các nhà trường.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

- Khảo sát 15 đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên trường THCS.

- Khảo sát 20 giáo viên dạy mơn Tốn của 05 trường THCS. - Khảo sát 100 học sinh ở 05 trường THCS huyện Hải Hà.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên, cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hải Hà, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý dạy học mơn Tốn của hiệu trưởng các nhà trường.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp quản lý hoạt động dạy

học mơn Tốn của hiệu trưởng các nhà trường THCS huyện Hải Hà.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định

quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn của hiệu trưởng các nhà trường THCS huyện Hải Hà.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn của hiệu trưởng các nhà trường THCS huyện Hải Hà.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: Khảo sát trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chun gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn của hiệu trưởng các nhà trường THCS huyện Hải Hà.

2.2.5. Xử lý kết quả điều tra

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

2.3. Thực trạng về hoạt động dạy môn Toán ở các trường THCS huyện Hải Hà

2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên

Để tìm hiểu được thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS trên địa bàn huyện, tác giả lựa chọn và phối hợp sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Quan sát hoạt động QL của nhà trường, dự giờ thăm lớp. - Trao đổi trực tiếp với cán bộ QLGD, GV, HS.

- Nghiên cứu các báo cáo đánh giá kết quả dạy học môn học trong 3 năm học gần đây 2012 - 2013, 2013 - 2014, 2014 - 2015 của các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu.

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến: tìm hiểu sự đánh giá của cán bộ QLGD, sự tự đánh giá của GV và HS. Mẫu các phiếu khảo sát (Phụ lục 1, 2, 3). + Đối với cán bộ QLGD: gồm 15 người là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng tổ khoa học tự nhiên của 05 trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hà. Nội dung tìm hiểu về thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy mơn Tốn. Phiếu đánh giá có 4 mức độ: tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu (1 điểm).

+ Đối với đội ngũ GV dạy Toán của 05 trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hà: gồm 20 người. Phiếu đánh giá có 4 mức độ: tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), yếu (1 điểm).

+ Đối với HS: gồm 100 HS đại diện cho 4 khối của 05 trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hà. Nội dung tìm hiểu về thực trạng hoạt động giảng dạy của GV dạy Toán và hoạt động học tập môn học của HS.

- Kết quả khảo sát:

+ Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng HĐDH mơn Tốn (Bảng 2.6). + Đánh giá của GV và HS về mức độ sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV bộ mơn Tốn.

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá của cán bộ QLGD và GV về thực trạng HĐDH mơn Tốn

(Phụ lục 1.1 và Phụ lục 2.1.) TT Thực trạng HĐDH mơn Tốn Mức độ thực hiện (%) Điểm số Xếp hạng Tốt Khá TB Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV

Việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV 20 20 46.7 45 20 25 13.3 10 2.73 2.75 2 2

Thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn

của GV 13.3 15 53.3 50 26.7 25 6.7 10 2.73 2.7 2 3

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 26.7 30 46.7 50 13.3 10 13.3 10 2.87 3.0 1 1

Hoạt động đổi mới phương pháp và hình

thức tổ chức dạy học của GV. 2.47 2.5 4 4

a Đổi mới PPDH 2.55 2.55

- Sử dụng phương pháp thuyết trình của GV 26.7 25 46.7 45 20 25 6.7 5 2.93 2.9 1 1

- Vấn đáp giữa GV và HS, HS và GV 26.7 25 40 40 20 20 13.3 15 2.8 2.75 2 2

- Phương pháp nêu vấn đề 13.3 20 46.7 45 20 20 20 15 2.53 2.7 3 3

- PPDH trực quan sử dụng phương tiện kỹ

thuật và máy tính… 6.7 10 20 15 33.3 25 40 50 1.93 1.85 4 4 b Các hình thức tổ chức dạy học 2.4 2.46 - Lên lớp 20 25 26.7 40 40 35 13.3 0 2.53 2.9 2 1 - Thực hành 13.3 15 20 20 46.7 45 20 20 2.27 2.3 4 4 - Luyện tập 26.7 25 40 35 33.3 35 0 5 2.93 2.8 1 2 - Thảo luận 20 15 33.3 35 26.7 35 20 15 2.53 2.5 2 3 - Tham quan 0 0 13.3 10 46.7 55 40 40 1.73 1.8 5 5

Sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị

dạy học 0 10 53.3 35 13.3 25 33.3 35 2.33 2.3 5 5

Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm

Qua số liệu kết quả đánh giá của cán bộ QLGD và GV về thực trạng HĐDH mơn Tốn (bảng 2.6), có thể thấy các ý kiến của cán bộ QLGD và GV khá thống nhất với nhau trên tất cả các nội dung đánh giá, song điểm số đánh giá của cán bộ QLGD thì thường thấp hơn so với đánh giá của chính GV. Trong 6 nội dung khảo sát thì cả 6 nội dung điểm số chỉ đạt mức trung bình đến khá (2.3 - 3.0 điểm).

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá của GV và HS về mức độ sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV bộ mơn Tốn

(Phụ lục 2.1 và Phụ lục 3.5) TT Thực trạng HĐDH mơn Tốn Mức độ thực hiện (%) Điểm số Xếp hạng Tốt Khá TB Yếu HS GV HS GV HS GV HS GV HS GV HS GV KTĐG kết quả học tập của HS 35 30 50 50 15 10 0 10 3.2 3.0 1 1 Hoạt động đổi mới

PPDH 2.67 2.47 3 2 - Sử dụng phương pháp thuyết trình của GV 30 20 45 50 25 25 0 5 3.05 2.85 1 1 - Vấn đáp giữa GV và HS, HS và GV 30 30 35 40 35 15 0 15 2.95 2..65 2 3 - Phương pháp nêu vấn đề 25 20 50 45 15 20 10 15 2.9 2.7 3 2 - PPDH trực quan sử dụng phương tiện kỹ thuật và máy tính… 0 5 20 10 40 35 40 50 1.8 1.7 4 4 Các hình thức tổ chức dạy học 2.7 2.42 2 3 - Lên lớp 30 25 40 40 30 35 0 0 3.0 2..9 1 1 - Thực hành 20 10 25 20 55 45 0 25 2.65 2.15 4 4 - Luyện tập 25 25 30 35 40 35 5 5 2.75 2.8 3 2 - Thảo luận 0 15 86 35 14 35 0 15 2.86 2.5 2 3 - Tham quan 10 0 25 110 45 55 20 35 2.25 1.75 5 5

Qua kết quả khảo sát (Bảng 2.7) có thể thấy, HS đã đánh giá tương đối thống nhất với ý kiến của GV. Tuy nhiên kết quả điểm số của HS đánh giá về GV thường rộng hơn chính GV đánh giá về mình. Đặc biệt, có xếp hạng nội dung còn lệch nhau (mục 3, bảng 2.7). HS thì cho rằng mức độ tổ chức luyện tập của GV trên lớp chỉ đạt thứ 3, song GV lại đánh giá thứ 2. Điều này cũng dễ hiểu vì mức độ hiểu về PPDH của HS cịn rất hạn chế; ngồi ra, điều này còn thể hiện mong muốn của HS đối với GV cần thực hiện tốt hơn việc luyện tập so với thảo luận.

a) Việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV

Khâu soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động dạy của GV, nó góp phần đem lại thành cơng cho giờ dạy.

Khi soạn bài GV phải căn cứ vào chương trình mơn học, mục tiêu bài dạy về kiến thức, kỹ năng và thái độ; căn cứ vào đối tượng giảng dạy, cơ sở vật chất hiện có ... để lựa chọn được nội dung giảng dạy, PPDH, hình thức tổ chức DH phù hợp.

Qua kết quả khảo sát và trao đổi ý kiến với cán bộ QLGD và các tổ trưởng có thể thấy việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV bộ mơn có những thành cơng và hạn chế sau:

* Những thành cơng:

- GV lên lớp có đầy đủ giáo án được thơng qua, phê duyệt theo quy định (2.73 điểm, xếp thứ 2 trong Bảng 2.6).

- Nội dung giảng dạy đã bám sát nội dung chương trình mơn học, tiến độ và lịch giảng dạy.

* Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Đa số GV chưa quan tâm đến soạn giáo án theo hướng dạy học tích cực; việc soạn bài cịn mạng nặng tính kinh nghiệm, sao chép, chưa được GV đầu tư cơng sức và trí tuệ đúng mức.

- Kỹ năng lựa chọn phương pháp giảng dạy trong soạn bài của GV còn yếu và chưa đồng đều.

- Một số GV chưa cập nhật kịp thời nội dung DH của chương trình đổi mới.

- Việc chuẩn bị mơ hình giảng dạy, tranh vẽ, trang thiết bị DH còn qua loa, chiếu lệ, chưa sát yêu cầu.

b) Thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn của GV

Hồ sơ chuyên môn của GV là công cụ, phương tiện quan trọng giúp cho GV thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của người thầy trong giờ lên lớp. Ngoài ra, GV thực hiện đúng quy định về hồ sơ chuyên môn sẽ giúp cho nhà trường QL nắm bắt được tình hình thực hiện nhiệm vụ chun mơn của GV một cách cụ thể, từ đó có biện pháp chỉ đạo hiệu quả với công tác giảng dạy.

Căn cứ vào các số liệu khảo sát, kết quả nghiên cứu các đánh giá trong báo cáo tổng kết hàng năm và ý kiến của các cán bộ QLGD của các trường THCS trên địa bàn huyện, tác giả có được kết quả sau:

* Những thành cơng:

- 100% GV có đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định (2.73 điểm, xếp thứ 3 trong Bảng 2.6).

- Hệ thống hồ sơ chuyên môn của các GV cơ bản được thống nhất về nội dung và được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ theo kế hoạch.

* Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Chất lượng hồ sơ chun mơn của GV có mặt chưa được đáp ứng tốt so với yêu cầu; việc cập nhật thông tin trong hồ sơ chuyên môn của GV chưa được thường xuyên. Cá biệt có GV cịn chưa đánh giá đúng mức vai trị của nó đối với cơng tác QL và nâng cao chất lượng giảng dạy.

c) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS * Những thành công:

- GV đánh giá kết quả học tập của HS nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng quy chế; kết quả kiểm tra, đánh giá được thông báo kịp thời, công khai đến người học (2.87 - 3.0 điểm, xếp thứ 1/6 trong Bảng 2.7).

* Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Xử lí các trường hợp vi phạm qui chế, quy định có lúc cịn nương nhẹ, thiếu kiên quyết.

- Chưa tổ chức định kỳ thu thập ý kiến phản hồi từ người học để chỉ đạo đổi mới, cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá.

d) Hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV

Qua kết quả khảo sát Bảng 2.6 và 2.7, có thể thấy đánh giá của cán bộ QLGD, GV và HS về hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức DH của GV khá thống nhất.

Các cán bộ QLGD và GV cho rằng hoạt động đổi mới PPDH còn nhiều khiếm khuyết (2.47 - 2.5 điểm, xếp thứ 4/6 trong Bảng 2.6). Còn HS đánh giá nội dung này đạt (2.67 điểm, xếp thứ 3/3 trong Bảng 2.7).

* Những thành công:

- Đa số GV đã có ý thức, trách nhiệm trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng cần thiết cho HS theo mục tiêu của chương trình GD; có ý thức về sự lựa chọn hợp lý phương pháp sư phạm, biết cách phối hợp các PPDH cơ bản trong giờ dạy. Tác phong giảng dạy của GV cơ bản tốt, bình tĩnh, tự tin, nhiệt tình, xử lý được các tình huống sư phạm; trình bày bảng rõ ràng, khoa học, lưu giữ kiến thức tương đối tốt.

- Tổ chức lên lớp đảm bảo yêu cầu cơ bản theo quy định. Trong các hình thức tổ chức dạy học thì lên lớp và luyện tập, thảo luận của GV được HS đánh giá tốt hơn.

* Những hạn chế và tồn tại cần khắc phục:

- Tư duy đổi mới của một số GV cịn chậm, cịn có tâm lý ngại đổi mới về phương pháp và đổi mới hình thức tổ chức DH.

- Đội ngũ GV còn thiếu những kinh nghiệm thực tế và kỹ năng thực hành cần thiết cho giảng dạy, do đó khi giảng đến nội dung có gắn với thực tiễn thì cịn nghèo nàn khơng đủ sức thuyết phục. Những GV lâu năm có nhiều kinh nghiệm về tay nghề và biện pháp quản lý giáo dục HS nhưng lại hạn chế trong đổi mới PPDH và tiếp cận phương tiện hiện đại; lực lượng GV trẻ chiếm số đơng, trình độ bằng cấp cao song kinh nghiệm DH, kĩ năng sư phạm và cả tinh thần trách nhiệm còn hạn chế.

- Quan điểm DH lấy thầy làm trung tâm, truyền thụ một chiều còn diễn ra khá phổ biến làm HS thụ động trong tiếp thu bài giảng. Theo Bảng 2.6 và 2.7 có thể thấy, phương pháp thuyết trình được GV sử dụng nhiều nhất; phương pháp vấn đáp giữa GV và HS, HS và GV được GV thường xuyên sử dụng. Phương pháp nêu vấn đề, tình huống, PPDH trực quan sử dụng phương tiện kỹ thuật máy tính chưa được GV thường xuyên sử dụng.

- Phương pháp dạy học của GV được HS đánh giá chưa cao, chưa giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức (15% khơng hài lịng; 20% khơng hài lịng lắm; 30% đánh giá hài lòng, 35% đánh giá rất hài lòng).

- Hiệu quả của đổi mới PPDH với việc phát triển năng lực tự học, tư duy sáng tạo, tinh thần hợp tác của người học và chất lượng dạy học còn hạn chế.

- Một số GV chưa kết hợp tốt “dạy chữ với dạy người” trong quá trình giảng dạy.

- Việc áp dụng hình thức học nhóm, thảo luận trong môn học vẫn chưa được nhiều. Giải thích tình trạng này, các GV đều trả lời: kiến thức nhiều, thời gian có hạn, GV giảng khơng đủ thời gian. Nếu thảo luận nhóm để HS trình bày ý kiến của mình, sau đó, GV định hướng thì không thể đi hết phần nội dung bài học. Hơn nữa lớp học đơng thì tổ chức học nhóm sẽ khơng có hiệu quả.

- Một số hình thức tổ chức DH còn chưa được thực hiện tốt như: thực hành, (có 20% đánh giá yếu - Bảng 2.7), tham quan (có 35% đánh giá yếu - Bảng 2.7).

e) Sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

* Những thành cơng: Có một số GV tâm huyết với nghề đã làm tốt việc

tự tạo ra đồ dùng dạy học cho bài giảng để HS tiếp thu bài. Nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 49)