Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường

THCS huyện Hải Hà

2.5.1. Những ưu điểm

Công tác quản lý, chỉ đạo dạy học từ phòng Giáo dục và Đào tạo tới các trường đã tạo được sự thống nhất, khá đồng bộ từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng …; trong quá trình thực hiện, Phịng Giáo dục và Đào tạo đã phân loại và chỉ đạo các hoạt động giáo dục theo vành đai chất lượng, có định hướng và giải pháp riêng đối với các trường ở mỗi vùng miền, đặc điểm học sinh (đồng bằng, miền núi, vùng dân tộc) nên chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học mơn Tốn tại các trường THCS huyện Hải Hà đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Về quản lý công tác giảng dạy của giáo viên: Các nội dung quản lý đều được phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo và các nhà trường thực hiện khá nghiêm túc, có nhiều nội dung được thực hiện khá tốt như: Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh theo mục tiêu giáo dục THCS ..., các nội dung khác phần lớn là đạt yêu cầu trở lên.

Vấn đề tăng cường đầu tư sơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học đã từng bước được cải thiện, cơ sở vật chất trường học, các thiết bị, đồ dùng học tập hỗ trợ dạy học mơn Tốn đã có sự quan tâm đầu tư. Nhân dân và học sinh đã nhận thức được vai trò của giáo dục, đặc biệt là mơn Tốn trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học mơn Tốn đã được các nhà trường quan tâm thực hiện, phần nào thúc đẩy quá trình dạy học mơn Tốn đạt chất lượng ngày càng cao.

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm mà công tác quản lý giáo dục của các nhà trường THCS huyện Hải Hà đã đạt được, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại đòi hỏi các nhà quản lý phải sớm khắc phục mới mong tạo được sự tiến bộ, phát triển bền vững.

Trước hết, đó là vấn đề hạn chế về năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực đổi mới PPDH mơn Tốn của đội ngũ giáo viên ở các trường THCS chưa được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học, chưa có sự tham gia tích cực của CBGV các nhà trường. Việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học mơn Tốn ở các nhà trường chưa làm triệt để khoa học, cịn mang tính hình thức, đối phó. Do đó, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học mơn Tốn nói riêng ở huyện Hải Hà chưa cao so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay.

Thứ hai là môi trường giáo dục, điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp học, thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu rất nhiều so với quy định, điều kiện học tập của học sinh cịn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

Các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương đã dành nhiều sự quan tâm, có nhiều định hướng, chỉ đạo đối với công tác phát triển giáo dục vùng núi, hải đảo, vùng dân tộc, trong đó có huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh.

Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều n tâm, nhiệt tình cơng tác, yêu quý học sinh, gắn bó với trường, với lớp, chịu khó bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ, tiếp thu những kiến thức mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Nhận thức của chính quyền và người dân địa phương đối với tầm quan trọng của công tác giáo dục cũng như của việc học mơn Tốn đã được nâng cao

hơn; Đồng thời, nhận thức của cộng đồng người Kinh và người dân ở vùng phát triển đối với việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào dân tộc, vùng núi cũng đã đầy đủ hơn và hành động thể hiện ngày càng hiệu quả hơn.

2.5.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Những hạn chế về năng lực quản lý của hiệu trưởng, về năng lực dạy học và đổi mới PPDH mơn Tốn của giáo viên xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan: Phần lớn cán bộ quản lý đi lên từ giáo viên, quản lý theo kinh nghiệm chỉ được học các lớp quản lý giáo dục bồi dưỡng ngắn hạn, chưa được đào tạo bài bản về quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, cịn có một số giáo viên chưa tâm huyết, gắn bó với nghề, chưa tích cực trong việc tiếp thu những cái mới để đổi mới PPDH mơn Tốn, do đó họ khơng có động cơ phấn đấu, khơng chịu khó trau dồi chun mơn nghiệp vụ.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương và cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình chưa cao, cịn phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường, chưa quan tâm, tạo điều kiện cho con em mình học tập. Nhận thức của một bộ phận cán bộ địa phương và nhân dân về cơng tác giáo dục cịn sai lệch, cho rằng công tác giáo dục chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục.

Nguồn lực đầu tư cho giáo dục cịn hạn chế, tuy Nhà nước đã có sự quan tâm đầu tư nhưng mức độ đầu tư còn thấp, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Ngân sách nhà nước cấp chủ yếu là vào lương và các khoản phụ cấp theo lương, kinh phí chi hoạt động chuyên mơn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hỗ trợ thiết bị, đồ dùng dạy học cịn thấp … nên vơ cùng khó khăn và việc giải quyết sự thiếu thốn các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn nói riêng ở các trường THCS huyện Hải Hà vẫn là một bài tốn khó.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về HĐDH và công tác quản lý HĐDH mơn Tốn ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hà, tác giả nhận thấy:

- HĐDH mơn Tốn của các trường THCS đã có tiến bộ nhất định trong những năm gần đây, song chưa đều, chưa chắc chắn. Hoạt động đổi mới PPDH còn nhiều hạn chế từ khâu soạn bài đến vận dụng các PPDH tích cực trên lớp. Một số hình thức tổ chức dạy học chưa được thực hiện tốt như thực hành, tham quan. Việc phát huy cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của GV chưa tốt. Hiện tượng giảng chay vẫn diễn ra phổ biến. Kỹ năng ứng dụng CNTT, phương tiện dạy học hiện đại của GV cịn yếu. Hoạt động học tập của HS có nơi cịn trì trệ. Tính tự giác trong học tập cũng như việc tự học của HS còn hạn chế. Kiến thức thực tế và một số kỹ năng của HS về môn học chưa đạt so với mục tiêu chương trình.

- Cơng tác quản lý HĐDH mơn học của các trường THCS đã đạt được một số kết quả nhất định trong QL thực hiện kế hoạch và chương trình giáo dục, QL hoạt động dạy học của GV. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý HĐDH mơn học của các trường vẫn còn nhiều bất cập đặc biệt là biện pháp QL việc lập và thực hiện kế hoạch công tác của tổ chuyên môn và GV không chặt chẽ; chất lượng sinh hoạt tổ chun mơn cịn yếu, nặng về sinh hoạt hành chính; QL hoạt động học tập và tự học của HS còn nhiều yếu kém; cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn gây trở ngại không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng DH mơn Tốn.

Để nâng cao chất lượng DH mơn Tốn, góp phần nâng cao chất lượng GD của các trường THCS đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước, các CBQL của các trường cần có những biện pháp quản lý HĐDH môn học cụ thể, đồng bộ, khoa học hơn nữa. Việc nghiên cứu đề xuất được các biện pháp QL HĐDH hiệu quả khắc phục điểm yếu, vượt qua thách thức sẽ được tác giả đề cập đến trong chương 3 của luận văn.

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)