Quản lý công tác bồi dưỡng GV Toán và hoạt động của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 34 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THCS

1.4.3. Quản lý công tác bồi dưỡng GV Toán và hoạt động của tổ chuyên môn

Nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở các trường THCS là một nhiệm vụ khó khăn và đòi hỏi nhiều cố gắng từ phía đội ngũ CBQL, GV và HS. Những nỗ lực này nhằm giúp giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu, kém; nâng tỉ lệ trung bình trở lên, đáp ứng mục tiêu đào tạo ở cấp THCS.

Trách nhiệm phụ đạo HS yếu, kém, bồi dưỡng HS giỏi môn Toán là nhiệm vụ của GV. Để duy trì và đảm bảo chất lượng, nhà quản lý cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể và sử dụng tất cả những điều kiện có thể cho hoạt động. Cụ thể:

- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm ở tất cả các khối lớp nhằm đánh giá chất lượng HS. Điều này giúp các nhà quản lý trong phân công GV giảng dạy ở các lớp và tổ chức các lớp phụ đạo HS yếu, kém và bồi dưỡng HS giỏi ngay từ đầu năm học.

- Ưu tiên về CSVC cho việc duy trì hoạt động. Hiện nay nhiều trường vì khó khăn về CSVC nên không quan tâm đến hoạt động này mà ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

- Kích thích bằng lợi ích vật chất và tinh thần.

- Tổ chức các hội thảo cấp trường về công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV và xây dựng chuyên đề về công tác này.

Điều lệ trường Trung học quy định nhiệm vụ của tổ Toán:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ Toán, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của nhà trường.

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với GV. - Tổ Toán sinh hoạt 02 lần/tháng.

Tổ Toán cũng là một đơn vị cơ sở trong quản lý kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học của nhà trường. Hoạt động chính của tổ Toán là trao đổi PPDH từng bài, những bài khó, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài dạy, những phương tiện, đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy, tổ chức các chuyên đề về đổi mới PPDH môn Toán và trao đổi kinh nghiệm dạy học giữa các đồng nghiệp.

Quản lý tốt tổ Toán sẽ giúp triển khai có hiệu quả HĐDH và nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Để quản lý hoạt động chuyên môn của tổ Toán, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:

- Biên chế hợp lí tổ Toán theo tình hình thực tế của trường.

- Chọn tổ trưởng là những GV giỏi, có năng lực và phẩm chất trong lĩnh vực quản lý.

- Cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ Toán. - Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (02 lần/tháng)

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của tổ Toán theo định kì như: chuẩn bị bài dạy có chất lượng, thực hiện chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém …

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ trưởng, GV Toán trong hoạt động chuyên môn.

- Theo dõi, giám sát kiểm tra hoạt động của tổ Toán bằng các hình thức: kiểm tra đột xuất, định kì; kiểm tra toàn diện và chuyên đề; kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp thông qua các bước như: lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng và tiến hành kiểm tra, tổng hợp thành biên bản kiểm tra, tổng kết đánh giá hoạt động của tổ Toán và đề ra những kiến nghị.

1.4.4. Quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh

QL hoạt động học của HS là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS.

a. Giáo dục động cơ, thái độ học tập môn Toán của HS

Ban giám hiệu căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, cùng với tất cả GV bộ môn, GV chủ nhiệm giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho HS từ các giờ học trên lớp đến các hoạt động giáo dục khác trong trường và phải được cụ thể hoá trong nội quy học tập, nội dung thi đua để HS rèn luyện thường xuyên thành những thói quen tự giác. Quy định về tinh thần, thái độ học

tập (Chăm chỉ, chuyên cần, học bài, làm bài đầy đủ); tham gia các hoạt động khác: học chính trị đầu năm; qua các giờ học trên lớp; qua giờ sinh hoạt lớp …

b. Giáo dục học sinh phương pháp học tập, tự học môn Toán

Ngoài thời khoá biểu qui định, ban giám hiệu chỉ đạo đội ngũ GV rèn cho HS ý thức tự học, tự rèn luyện, cần hướng dẫn từng phương pháp để HS có thể tự chủ, tự động, tự quản đối với việc học tập.

Xây dựng cho HS ý thức tự học, tự rèn luyện để vươn lên đạt kết quả cao, phong cách tự học: học đúng giờ, có kế hoạch, có phương pháp học tập, có kết quả cụ thể. Yêu cầu GV thường xuyên theo dõi, kèm cặp HS, thông qua việc tự học của HS để GV thấy rõ hơn việc giảng dạy trên lớp.

QL việc lập kế hoạch tự học của HS thông qua GV bộ môn và GVCN, có sự hướng dẫn theo dõi của GV, từng bước hình thành các kĩ năng tự học cho HS: tự đọc và tóm tắt các tài liệu, sách tham khảo; trao đổi thông tin giữa các nhóm HS làm bài tập về nhà ... Qua đó rút kinh nghiệm tự học, đặc biệt về phương pháp tự học với các gương điển hình về tự học.

c. Quản lí HS thực hiện nền nếp và các hoạt động học môn Toán

Xây dựng các nền nếp trong học tập cho HS, tập trung vào rèn nền nếp lên lớp đúng giờ, đều đặn, nắm vững bài và làm đủ các bài tập qui định, hăng hái, tích cực các hoạt động học tập của tổ, của nhóm, tham gia đầy đủ các công tác ở lớp, ở trường, hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng bài … Yêu cầu từng tổ, từng lớp kiểm tra các thành viên trong tổ, trong lớp, đánh giá mức độ thực hiện, những tồn tại yếu kém cần phấn đấu khắc phục.

d. Phối hợp với các lực lượng trong việc giúp đỡ học sinh THCS học môn Toán

Ban giám hiệu cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên trong mọi mặt của công tác quản lí, giáo dục toàn diện HS. Thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên nhà trường, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, giáo dục truyền thống hiếu học, xác định đúng động cơ, thái độ học tập, phát huy tính tích cực,

năng động, sáng tạo, tự quản trong các hoạt động của nhà trường. Kết hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn giúp HS tự giác học tập và rèn luyện, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ trong học tập, từng bước đạt được chuẩn đào tạo.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với hội phụ huynh HS để quản lí HS về nền nếp tự học, sinh hoạt và rèn luyện, thông qua mối quan hệ này, nhà trường có biện pháp giáo dục cho việc học và tu dưỡng của HS, đồng thời giúp phụ huynh HS có hiểu biết, kinh nghiệm tốt hơn trong quản lí giáo dục HS

e. Quản lí kết quả học môn Toán của học sinh

Tổ chức các kỳ thi nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của HS để có kế hoạch phụ đạo cho HS yếu kém, phát hiện và bồi dưỡng những HS có khả năng. Từ đó giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình và kích thích tính tự giác học tập của HS.

Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhân cách của HS nói chung và của từng HS. Khuyến khích HS phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao. Có những hình thức động viên khen thưởng kịp thời đối với những HS có nhiều cố gắng, đạt kết quả cao trong học tập. Kết hợp với các lực lượng giáo dục và với cha mẹ HS để phê bình, nhắc nhở những HS lười học, lực học yếu từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Kiểm tra đánh giá có tác dụng duy trì và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục của HS, giúp cho các hoạt động đi đúng hướng và có chiều sâu. Ban giám hiệu nghe GV trình bày về kết quả hoặc kế hoạch hoạt động đối với HS, giải quyết những yêu cầu, đề nghị, góp ý kiến vào chương trình hoạt động của GV, song cần đảm bảo sự hài hoà, cân đối giữa các hoạt động sao cho không lệch về hoạt động này, hoặc coi nhẹ hoạt động khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 34 - 38)