Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 41 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở

1.5.2. Yếu tố khách quan

+ Điều kiện về kinh tế văn hoá - xã hội ở địa phương. Các điều kiện này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình và xã hội tác động tới chất lượng DH chung của nhà trường.

Người hiệu trưởng phải quan tâm đến các vấn đề như: chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách của địa phương, phải khai thác được các thế mạnh, hạn chế những khó khăn của địa phương nhằm tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền sự tham gia giáo dục của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương; phối hợp tích cực có hiệu quả cơng tác giáo dục giữa nhà trường với gia đình.

+ Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên với trường.

Đối với các trường THCS chịu sự chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trực tiếp của phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND các cấp. Trong công tác quản lý HĐDH

sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng HĐDH. Đồng thời việc kiểm tra đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điểu chỉnh bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp thực thi và hiệu quả đưa HĐDH của nhà trường đạt được những mục tiêu đề ra.

+ Chất lượng, mức độ phù hợp của chương trình giáo dục mơn học (mục tiêu, nội dung, PPDH).

+ Quy chế có liên quan, chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước với đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.

+ Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ GV. Chất lượng của đội ngũ GV, chất lượng của HS là một trong những yếu tố quan trọng chi phối kết quả quản lý HĐDH của cán bộ QLGD.

+ Sự hợp tác, phối hợp của các thành viên và các tổ chức trong nhà trường. Để QL tốt hoạt động giảng dạy của GV địi hỏi phải có sự hợp tác, phối hợp giữa các cá nhân, giữa các tổ chức trong tập thể nhà trường để tạo nên sự thống nhất chung, tạo nên sức mạnh, sự đoàn kết.

Hiệu trưởng phải biết sử dụng tốt đội ngũ cốt cán như phó hiệu trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng và các thành viên trong trường tạo thành một bộ máy hồn chỉnh hoạt động có hiệu quả; coi trọng vai trị của tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong công tác giảng dạy.

+ Chất lượng HS đầu vào của nhà trường.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, hoạt động dạy học mơn Tốn, quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường THCS tôi nhận thấy: Giáo dục và Đào tạo khẳng định vai trò to lớn trong đời sống xã hội, trong đó hoạt động dạy học đóng vai trị then chốt, một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện này là phải nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng với yêu cầu tình hình mới khi nước ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và phát triển cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong nhà trường phổ thơng nói chung, trường THCS nói riêng theo chức năng nhiệm vụ của mình, người quản lý giữ vai trị quyết định trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động nhà trường nhất là việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường Trung học cơ sở gồm:

+ Quản lý kế hoạch, chương trình dạy học mơn Tốn. + Quản lý phân cơng dạy học mơn Tốn.

+ Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy mơn Tốn. + Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy mơn Tốn.

+ Quản lý phương pháp dạy học, phương tiện dạy học mơn Tốn. + Quản lý hoạt động chun mơn của tổ Tốn.

+ Quản lý hoạt động bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém mơn Tốn. + Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập mơn Tốn của HS.

+ Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt đơ ̣ng dạy học mơn Tốn. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học mơn Tốn nói riêng đòi hỏi người quản lý phải nắm vững kiến thức lý luận về quản lý, lý luận quản lý dạy học và có trình độ chính trị vững vàng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý tốt nhất, linh hoạt, phù hợp với thực tế nhà trường, vận dụng sáng tạo trong quản lý hoạt động dạy học thực hiện đạt mục tiêu cấp học.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TỐN Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 41 - 44)