Biện pháp 3: Yêu cầu GV áp dụng PPDH tích cực, sáng tạo trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS

3.2.3. Biện pháp 3: Yêu cầu GV áp dụng PPDH tích cực, sáng tạo trong dạy

mơn Tốn

a) Mục đích biện pháp

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập môn học; hồn thiện những kỹ năng cần thiết của mơn học cho HS; tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; nâng cao chất lượng học tập môn học của HS.

b) Nội dung của biện pháp

- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của GV theo hướng:

+ Lựa chọn, phối hợp và sử dụng sáng tạo các PPDH phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy, đặc điểm, trình độ, kỹ năng và thói quen học tập của HS, của lớp học, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hiện có của nhà trường, kinh nghiệm đã có của GV.

+ Ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ cho GV và HS tìm kiếm, xử lý thơng tin; tiến hành các thí nghiệm, bài tập thực hành để tăng chất lượng và hiệu quả học tập.

- Vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức DH, thực hiện tốt các hình thức DH như thực hành, thí nghiệm mơn học.

- Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học làm động lực thúc đẩy tính tích cực học tập của người học.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

- Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo nâng cao chất lượng đổi mới PPDH của bộ môn, bao gồm:

+ Nhận thức những vấn đề liên quan, những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành chủ trương đổi mới PPDH mơn Tốn.

+ Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt cho sự thay đổi: tổ chức thảo luận tổ chuyên môn về chủ trương đổi mới PPDH để mọi người cùng chia sẻ quan điểm, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới; tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm về đổi mới PPDH với những tổ chuyên môn đã tổ chức thành công; lựa chọn những GV dạy giỏi, tâm huyết với nghề đi đầu làm mẫu để rút kinh nghiệm.

+ Thu thập số liệu, dữ liệu về: tình hình đội ngũ GV bộ mơn; tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học môn học; sưu tầm tài liệu hướng dẫn đổi mới; tìm chuyên gia tư vấn hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH.

+ Xác định mục tiêu cụ thể cho các bước chỉ đạo bao gồm: Mục tiêu ở bước thí điểm; phân tích thành cơng thất bại của bước thí điểm và lựa chọn bước đi tiếp theo; xem xét tiến độ triển khai thích hợp với từng giai đoạn; đưa việc đổi mới PPDH vào chương trình hành động hàng năm của tổ chuyên môn.

+ Xem xét và lựa chọn giải pháp áp dụng: kết hợp động viên, khuyến khích tinh thần và kết hợp vật chất; hướng dẫn, chỉ đạo sát sao, yêu cầu cụ thể đối với từng GV tham gia vào việc đổi mới PPDH; hỗ trợ các điều kiện nguồn lực để đổi mới; đánh giá, khen chê kịp thời, khách quan.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV lập kế hoạch thực hiện. Trong kế hoạch cần xác định rõ các nội dung và lộ trình thực hiện; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng mơi trường DH phục vụ cho đổi mới PPDH.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả đổi mới về PPDH: định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng kỳ và 1 năm; thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH.

- Đối với thực hiện các hình thức tổ chức dạy học, BGH cần chỉ đạo tổ chun mơn thực hiện tốt các hình thức DH đã được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên kiểm tra nắm tình hình, kịp thời phát hiện các GV làm sai để có hình thức xử lý phù hợp. Chỉ đạo tổ chuyên môn làm tốt việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa như thi Olympic mơn học, tham quan … cho HS.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

- Để việc đổi mới PPDH được tiến hành thường xuyên, liên tục cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để mọi người nhận thức được đổi mới PPDH là nhiệm vụ của người GV; mọi GV phải được bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về đổi mới; BGH nhà trường cần chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho GV thực hiện đổi mới; nội dung đổi mới PPDH phải được đưa vào chỉ tiêu thi đua của các đơn vị; nhà trường cần có quy định cụ thể để động viên kịp thời, khen chê đúng lúc, thưởng phạt cơng bằng.

- Sở, phịng Giáo dục và Đào tạo, UBND các cấp cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà trường về đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; đảm bảo phương tiện dạy học và nguồn kinh phí cần thiết để giáo viên có điều kiện thực hiện tối đa khả năng chuyên môn và phối hợp tốt các phương pháp dạy học bộ môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán ở các trường THCS huyện hải hà, tỉnh quảng ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)