Nội dung và cách thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 48 - 51)

Bảng 1.2.4.1f Các lỗi HS thƣờng mắc phải khi đọc thành tiếng

8. Kết cấu của đề tài

2.2. Một số biện pháp sƣ phạm

2.2.1.3. Nội dung và cách thực hiện

a) Lỗi phát âm lệch chuẩn chữ viết

Khi đọc, HS thƣờng phát âm khơng chính xác cả âm đầu lẫn phần vần và thanh điệu.

Chẳng hạn: Đọc s thành x (say – xay, sông – xông), đọc âm y thành i (may mắn - mai mắn, bàn tay – bàn tai), đọc t thành c (trong vắt – trong vắc), đọc thanh ngã thành thanh hỏi (bãi – bải).

Khi luyện đọc trên lớp, GV phát hiện HS đọc chƣa chính xác, GV chỉ ra lỗi sai và sửa ngay để HS phát hiện và sửa sai. Khi hƣớng dẫn HS phát âm, GV phải phân tích cho các em thấy đƣợc giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai, giữa các phụ âm đầu dễ nhầm lẫn. GV phải đọc mẫu cho HS nghe.

Khi phát hiện từ HS đọc sai, GV ghi từ đó trên bảng, dùng phấn màu gạch các phụ âm, vần khó làm nổi bật các phụ âm, vần khó trong các từ luyện đọc để các em đƣợc nhìn bằng mắt, tập phát âm bằng miệng, đƣợc nghe và có thể viết bằng tay vào bảng con, có nhƣ vậy các em sẽ nhớ lâu và đọc đúng. Học sinh yếu đọc sai phụ âm, sai vần cần luyện nhiều và yêu cầu học sinh phân tích từ có tiếng, có vần mà các em hay đọc sai.

Áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh: GV cho HS luyện đọc nhiều lần những từ các em hay phát âm sai, lệch chuẩn.

b) Lỗi ngắt giọng khơng đúng chỗ

HS ngắt giọng khơng chính xác ở các câu văn dài, có cấu tạo ngữ pháp phức tạp, ngắt giọng ngẫu hứng theo nhịp thở.

Để HS biết ngắt giọng khi đọc, trƣớc hết GV phải hƣớng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hƣớng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Muốn đạt đƣợc điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi hƣớng dẫn đọc ngắt giọng, GV cần đọc mẫu, hỏi HS ngắt giọng ở đâu để HS tự phát hiện và trả lời, nhƣ vậy các em sẽ nhớ lâu hơn. Khi đọc tuyệt đối không

đƣợc tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Khơng tách giới từ với danh từ đi sau nó, khơng tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.

Ví dụ: Khơng đƣợc ngắt giọng ở các câu thơ nhƣ sau:

Em yêu/ nhà em Hàng xoan/ trước ngõ Hoa xao/ xuyến nở Như mây/ từng chùm.

(Ngôi nhà, Tiếng Việt 1, tập 2, trang 40)

Hoặc:

Đó là/ tia nắng Nhảy trong/ lòng tay Nhảy trên/ bàn học Nhảy trên/ tán cây.

(Tia nắng đi đâu?, Tiếng Việt 1, tập 2, trang 124)

Mà phải đọc:

Em yêu/ nhà em Hàng xoan/ trước ngõ Hoa/ xao xuyến nở Như mây/ từng chùm. Đó là tia nắng

Nhảy trong/ lịng tay Nhảy trên/ bàn học Nhảy trên/ tán cây.

Khi hƣớng dẫn HS ngắt giọng với thể loại văn xuôi, GV cũng nêu rõ:

Việc đọc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm.

Trên thực tế, HS thƣờng mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Các em cũng chƣa nắm đƣợc quan hệ ngữ pháp giữa các từ.

Ví dụ: HS ngắt sai:

Chú hốt hoảng kêu/ gào xin cứu giúp.

(Chú bé chăn cừu, Tiếng Việt 1, tập 2, trang 94) Mừng xuân, các con vật trong rừng tổ/ chức một cuộc thi tài năng.

(Cuộc thi tài năng rừng xanh, Tiếng Việt 1, tập 2, trang 115)

Vì vậy, trƣớc khi giảng một bài cụ thể, GV cần dự tính những chỗ HS ngắt giọng sai để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng.

Ví dụ:

+ Bài: Chú bé chăn cừu (Tiếng Việt 1, tập 2, trang 94)

Nghe tiếng kêu cứu,/ mấy bác nông dân/ đang làm việc gần đấy/ tức tốc chạy tới.//

GV phải lƣu ý cách ngắt giọng vì theo dự định HS sẽ ngắt:

Nghe tiếng kêu cứu,/ mấy bác nông dân đang/ làm việc gần đấy/ tức tốc chạy tới.//

+ Bài: Buổi trƣa hè (Tiếng Việt 1, tập 2, trang 138)

Hoa đại/ thơm hơn Giữa giờ trưa/ vắng Con bướm/ chập chờn Vờn/ đôi cánh nắng.

GV phải lƣu ý cách ngắt giọng vì theo dự định HS sẽ ngắt:

Hoa đại/ thơm hơn Giữa giờ/ trưa vắng Con bướm/ chập chờn Vờn đôi/ cánh nắng.

Câu thứ nhất và câu thứ ba ngắt nhịp 2/2, câu thứ hai ngắt nhịp 4/1, câu thứ tƣ ngắt nhịp 1/3.

Bên cạnh dạy HS cách ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp còn phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tƣợng về cảm xúc, nhằm tập trung sự chú ý của ngƣời nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.

Ví dụ:

Xa xa/ là những cánh buồm căng gió.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)