Thực trạng năng lực đọc thành tiếng của học sinh lớp 1

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 34)

8. Kết cấu của đề tài

1.2. Thực trạng năng lực đọc thành tiếng của học sinh lớp 1

1.2.1. Mục đích khảo sát

Mục tiêu chính của khảo sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng của việc dạy học hƣớng đến phát triển năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1. Từ đó, xây dựng một số biện pháp giúp phát triển năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1.

1.2.2. Nội dung khảo sát

- Nội dung khảo sát của giáo viên

+ Khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 1. + Những khó khăn trong dạy học đọc thành tiếng. + Thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh.

+ Những lỗi học sinh mắc phải khi luyện đọc thành tiếng.

+ Các hình thức tổ chức thƣờng sử dụng trong hoạt động luyện đọc thành tiếng. + Mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong dạy học đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1.

- Nội dung khảo sát của học sinh

+ Khảo sát năng lực học đọc thành tiếng của học sinh thông qua các tiết dự giờ.

1.2.3. Tổ chức khảo sát

1.2.3.1. Đối tượng khảo sát

Để thu đƣợc những kết quả điều tra, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập thông tin bằng các phiếu điều tra liên quan tới nội dung nghiên cứu trên đối tƣợng 10 giáo viên đang giảng dạy lớp 1 và 40 HS lớp 1/1, 40 HS lớp 1/2 tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Đà Nẵng.

1.2.3.2. Phương pháp khảo sát

- Khảo sát qua bảng hỏi và phỏng vấn: Để tìm tiểu năng lực đọc thành tiếng của học sinh lớp 1, chúng tôi đã điều tra bằng “Phiếu khảo sát dành cho giáo viên” (kèm ở phụ lục) cho 10 giáo viên đang giảng dạy lớp 1 tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

- Dự giờ các tiết học vần trong chƣơng trình lớp 1 để tìm hiểu về năng lực đọc thành tiếng của học sinh.

- Sử dụng phƣơng pháp xử lý số liệu: Tính tỉ lệ phần trăm.

1.2.4. Kết quả khảo sát

1.2.4.1. Kết quả khảo sát giáo viên

a) Tìm hiểu năng lực đọc thành tiếng của HS lớp 1

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra đối với 10 giáo viên và dự giờ các tiết học vần tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành

Số lƣợng 0 8 2

Tỉ lệ 0% 80% 20 %

Biểu đồ 1.2.4.1a. Năng lực đọc thành tiếng của học sinh lớp 1

Từ kết quả của bảng trên, chúng tôi nhận thấy trong số 10 GV đƣợc khảo sát thì có 8 GV (chiếm 80%) cho rằng khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 1 hiện nay đạt mức hoàn thành; 2 GV (chiếm 20%) cho rằng khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 1 hiện nay đạt mức chƣa hoàn thành; không có giáo viên nào cho rằng khả năng đọc thành tiếng của học sinh lớp 1 đạt mức hoàn thành tốt.

b) Tìm hiểu những khó khăn trong dạy đọc thành tiếng cho HS lớp 1 Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ

Thời gian dạy 1 tiết 35 phút là không đủ 0 0%

Thời gian luyện đọc cho HS còn hạn chế 0 0%

HS ít tập trung trong giờ học 0 0%

HS mới bắt đầu học vần, nhiều vần khó chƣa đọc đƣợc

0 0%

Nhiều HS chƣa biết đọc 0 0%

HS chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc luyện đọc trong giờ Học vần

0 0%

Tất cả các nội dung trên 10 100%

Bảng 1.2.4.1b. Những khó khăn trong dạy đọc thành tiếng

Từ kết quả bảng trên, chúng tôi nhận thấy tất cả 100% GV đều cho rằng những khó khăn trong dạy đọc thành tiếng là: Thời gian dạy 1 tiết 35 phút là không đủ. Thời gian luyện đọc cho HS còn hạn chế. HS ít tập trung trong giờ học. HS mới bắt đầu học

0% 80% 20% Hoàn thành tốt Hoàn thành Chƣa hoàn thành

vần, nhiều vần khó chƣa đọc đƣợc. Nhiều HS chƣa biết đọc. HS chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc luyện đọc trong giờ Học vần.

Trên thực tế, dự giờ tiết học vần Bài 27: V v X x (tiết 1) (Tiếng Việt 1 – Tập một, trang 66) tại lớp 1/1 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

Khi dự giờ tiết học vần này, chúng tôi nhận thấy học sinh đọc còn sai các phụ âm đầu nhƣ s/x, thanh hỏi và thanh ngã. Hơn nữa, khi giáo viên luyện đọc thành tiếng, một số học sinh trong lớp vẫn chƣa chú ý tập trung, khi luyện đọc theo nhóm thì rất

mất trật tự. Nhƣ vậy, rất khó khăn cho giáo viên để luyện đọc thành tiếng tốt cho các em.

c) Tìm hiểu hoạt động luyện đọc thành tiếng cho học sinh, chúng tôi tiến hành dự giờ và phát phiếu khảo sát cho giáo viên

Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Thời gian Số lƣợng Tỉ lệ

10 – 15 phút 0/10 0%

15 – 20 phút 4/10 40%

20 – 25 phút 6/10 60%

Bảng 1.2.4.1c. Thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh

Từ kết quả khảo sát của bảng trên, chúng tôi nhận thấy trong số 10 GV đƣợc khảo sát có 4 GV (chiếm 40%) dành 15 – 20 phút luyện đọc thành tiếng cho HS và 6 GV (chiếm 60%) dành 20 – 25 phút luyện đọc thành tiếng cho học sinh. Có sự khác biệt về thời gian nhƣ vậy vì có những bài tập đọc đƣợc học trong 4 tiết và có những bài tập đọc học trong 2 tiết. Những bài tập đọc đƣợc học trong 4 tiết thì GV sẽ có thời gian luyện đọc cho HS nhiều hơn. Còn những bài học trong 2 tiết, GV phải vừa luyện đọc vừa truyền tải nội dung, ý nghĩa bài học mà chỉ trong 35 phút/1 tiết nên thời gian luyện đọc cho các em sẽ hạn chế. Cũng tùy vào từng bài tập đọc dài hay ngắn mà GV dành thời gian luyện đọc thành tiếng cho học sinh phù hợp.

d) Tìm hiểu số lƣợng học sinh đƣợc luyện đọc thành tiếng trong giờ học vần Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Thời gian Số lƣợng Tỉ lệ

5 – 10 HS 0 0%

10 – 15 HS 0 0%

15 – 20 HS 1 10%

20 – 25 HS 9 90%

Biểu đồ 1.2.4.1d. Số lƣợng HS đọc thành tiếng trƣớc lớp trong 1 tiết học vần

Từ kết quả nêu trên, chúng tôi nhận thấy trong số 10 GV đƣợc khảo sát, có 1 GV (chiếm 10%) luyện đọc thành tiếng cho 15 – 20 học sinh trong một tiết học vần và có 9 GV (chiếm 90%) luyện đọc thành tiếng cho 20 – 25 HS trong một tiết học vần.

Vì số lƣợng học sinh ở mỗi lớp khác nhau nên số lƣợng HS đƣợc luyện đọc thành tiếng sẽ khác nhau. Một lớp học có từ 30 – 40 học sinh mà chỉ học đọc trong 35 phút nên GV không thể luyện đọc thành tiếng cho cả lớp mà chỉ đƣợc 2/3 số HS cả lớp. Tuy nhiên số học sinh còn lại trong lớp cũng quan sát, chú ý để sửa sai và rút kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao năng lực đọc cho mình.

e) Tìm hiểu các hình thức tổ chức mà giáo viên sử dụng trong hoạt động luyện đọc thành tiếng

Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: Mức độ

Hình thức tổ chức

Rất thƣờng

xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Không bao giờ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Luyện đọc cá nhân 10 100% 0 0% 0 0% 0 0% Luyện đọc theo nhóm 0 0% 9 90% 1 10% 0 0% Đọc đồng thanh 0 0% 8 80% 2 20% 0 0%

Bảng 1.2.4.1e. Các hình thức tổ chức thầy (cô) thƣờng sử dụng trong hoạt động luyện đọc thành tiếng 0% 0% 10% 90% 5-10 HS 10-15 HS 15-20 HS 20-25 HS

Từ kết quả bảng trên, chúng tôi nhận thấy tất cả 100% giáo viên đều sử dụng cả 3 hình thức luyện đọc là: luyện đọc cá nhân, luyện đọc theo nhóm và đọc đồng thanh trong hoạt động luyện đọc thành tiếng, 100% giáo viên đều sử dụng rất thƣờng xuyên hình thức luyện đọc các nhân. Có 9 giáo viên (chiếm 90%) thƣờng xuyên sử dụng hình thức tổ chức luyện đọc theo nhóm trong hoạt động luyện đọc thành tiếng, có 1 giáo viên (chiếm 10%) thỉnh thoảng sử dụng hình thức luyện đọc theo nhóm và không có giáo viên nào tổ chức luyện đọc theo nhóm ở mức độ rất thƣờng xuyên. Có 8 giáo viên (chiếm 80%) thƣờng xuyên tổ chức đọc thành tiếng theo hình thức đọc đồng thanh, có 2 giáo viên (chiếm 20%) tổ chức luyện đọc đồng thanh ở mức độ thỉnh thoảng và không có giáo viên nào tổ chức luyện đọc đồng thanh ở mức độ rất thƣờng xuyên.

f) Tìm hiểu các lỗi trong luyện đọc thành tiếng mà học sinh thƣờng mắc phải Kết hợp với dự giờ, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Lỗi Số lƣợng Tỉ lệ

Đọc sai vần, sai dấu thanh 0 0%

Đọc ngọng 0 0%

Phát âm sai, lẫn lộn giữa l/n, tr/ch, s/x 0 0%

Chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy 0 0%

Giọng đọc đều đều, chƣa phù hợp nội dung bài 0 0%

Tất cả các nội dung trên 10 100%

Bảng 1.2.4.1f. Các lỗi HS thƣờng mắc phải khi đọc thành tiếng

Từ kết quả bảng trên, chúng tôi nhận thấy tất cả 100% GV đều thấy những lỗi sai trên ở HS khi đọc thành tiếng. Các lỗi mà học sinh thƣờng mắc phải khi đọc thành tiếng là: đọc sai vần, sai dấu thanh; đọc ngọng; phát âm sai, lẫn lộn giữa l/n, s/x, tr/ch; chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy; giọng đọc đều đều, chƣa phù hợp nội dung bài. Trong dạy học đọc thành tiếng, khi một học sinh đọc sai, giáo viên sẽ sửa trực tiếp để các em nhớ và khắc phục, đồng thời để các học sinh khác trong lớp quan sát và chú ý để rút kinh nghiệm.

g) Tìm hiểu các phƣơng pháp dạy học thầy (cô) thƣờng sử dụng trong hoạt động luyện đọc thành tiếng

Mức độ Phƣơng

pháp dạy học

Rất thƣờng

xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng

Không bao giờ Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Phƣơng pháp phân tích mẫu 9 90% 1 10% Phƣơng pháp trực quan 9 90% 1 10% Phƣơng pháp thực hành giao tiếp 8 80% 2 20% Phƣơng pháp cùng tham gia 9 90% 1 10% Phƣơng pháp luyện tập 10 100%

Bảng 1.2.4.1g. Mức độ sử dụng các phƣơng pháp dạy học trong dạy học đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1

Từ kết quả của bảng trên, chúng tôi nhận thấy khi dạy học đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1, phƣơng pháp dạy học chủ yếu đƣợc GV sử dụng nhiều nhất là phƣơng pháp thực hành luyện tập (chiếm 100%). Đây là phƣơng pháp mang tính thực hành giúp học sinh luyện đọc thành tiếng nhiều hơn. Bên cạnh đó, GV còn sử dụng các phƣơng pháp trực quan (chiếm 90%) và phƣơng pháp thực hành giao tiếp (chiếm 80%) để dạy học đọc thành tiếng.

Trên thực tế, dự giờ phần học vần Bài 27: V v X x (tiết 1) (Tiếng Việt 1 – Tập một, Sách kết nối tri thức với cuộc sống) tại lớp 1/1 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Chúng tôi nhận thấy khi luyện đọc thành tiếng cho học sinh, giáo viên đã sử dụng phƣơng pháp chủ đạo là thực hành luyện tập và phƣơng pháp trực quan. GV đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. Sau đó luyện đọc âm, đọc tiếng, đọc từ ngữ. Đầu tiên GV đọc mẫu, sau đó gọi một số em đọc, từng nhóm và cả lớp đọc đồng thanh. Khi luyện đọc cá nhân, GV gọi một số em đọc, phát hiện lỗi sai và sửa cho các em. Sau khi đã luyện đọc âm, tiếng, từ ngữ, giáo viên cho học sinh đọc lại từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần.

Nhƣ vậy, qua khảo sát lấy ý kiến từ các giáo viên, chúng tôi nhận thấy cả 10 GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của dạy học đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1. Tuy nhiên cũng không ít giáo viên gặp phải những khó khăn trong dạy học đọc thành tiếng cho các em học sinh lớp 1.

1.2.4.2. Kết quả khảo sát học sinh thông qua các tiết dự giờ

Để tìm hiểu hoạt động đọc thành tiếng của học sinh lớp 1, chúng tôi đã tiến hành dự giờ các tiết học vần trong chƣơng trình lớp 1 tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thông qua tiết dự giờ học vần Bài 66: uôi uôm (Tiết 1) (Tiếng việt 1- Tập 1,

trang 144), chúng tôi nhận thấy GV tổ chức dạy đọc thành tiếng với các hình thức cá nhân, nhóm và cả lớp. GV sử dụng phƣơng pháp trực quan và thực hành luyện tập là chủ đạo.

Khi đọc thành tiếng, chúng tôi thấy HS mắc các lỗi phát âm sau: + buồm học sinh đọc là buồn (Nhầm lẫn giữa vần uôm/uôn)

+ xuôi học sinh đọc là xui (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui) + muối học sinh đọc là múi (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui) + muỗi học sinh đọc là mũi (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui)

+ nhuốm học sinh đọc là nhuốn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn) + nhuộm học sinh đọc là nhuộn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn) + suối học sinh đọc là xuối (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + sáng học sinh đọc là xáng (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + buổi học sinh đọc là buỗi (Nhầm lẫn giữa thành hỏi/thành ngã) + quả học sinh đọc là quã (Nhầm lẫn giữa thành hỏi/thành ngã)

Nhƣ vậy, khi đọc thành tiếng, chúng tôi nhận thấy HS dễ bị nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu s/x, vần uôi/ui, uôm/uôn và đọc sai dấu thanh.

Dự giờ bài học vần Bài 66: uôi uôm (Tiết 2) (Tiếng Việt 1 - Tập 1, trang 145),

chúng tôi nhận thấy GV tổ chức dạy đọc thành tiếng với các hình thức cá nhân, nhóm và cả lớp. GV sử dụng phƣơng pháp trực quan và thực hành luyện tập là chủ đạo.

Qua dự giờ tiết học, chúng tôi nhận thấy khi đọc thành tiếng, HS phát âm sai các từ sau:

+ sớm HS đọc là xớm (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + nhuộm HS đọc là nhuộn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn)

+ biếc HS đọc là biết (Nhần lẫn giữa vần iêc/iêt) + sải HS đọc là xải (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + liệng HS đọc là luyện (Nhần lẫn giữa vần iêng/uyên) + buồm HS đọc là buồn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn) + Giọng đọc đều đều, chƣa nhấn giọng.

Ngoài ra, khi đọc đoạn văn trên, HS cũng ngắt nghỉ sai, 1/2 số HS trong lớp đọc nối liền, không ngắt nghỉ sau các cụm từ, sau dấu phẩy, dấu chấm.

Buổi sớm mai,/ ông mặt trời nhô lên từ biển.// Mặt biển/ nhuộm một màu xanh biếc.// Đàn hải âu/ sải cánh bay liệng/ trên bầu trời.// Xa xa/ là những cánh buồm căng gió.// Phía bến cảng,/ những chiếc tàu cá/ nối đuôi nhau vào bờ.//

Nhƣ vậy, sau khi dự giờ tiết học vần Bài 66: uôi uôm (Tiết 2) (Tiếng Việt 1- Tập

1, trang 145), chúng tôi nhận thấy HS phát âm nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x, vần uôm/uôn, iêc/iêt, iêng/uyên. Những câu dài, HS ngắt nghỉ chƣa đúng. 3/4 số HS trong lớp khi đọc thành tiếng cả đoạn văn còn đọc với giọng đều đều, chƣa nhấn giọng. Hầu hết học sinh đọc ê a khi đọc thành tiếng cả đoạn, 8 HS khi đọc còn đánh vần.

1.2.5. Kết luận

Sau quá trình khảo sát, vừa quan sát và phân tích kết quả về dạy học nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho HS lớp 1 trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, cho thấy:

Hầu hết GV đều mong muốn dạy học giúp HS phát triển toàn diện hơn. Dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng đƣợc mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 là một vấn đề mới, phần lớn đƣợc nhà trƣờng chú trọng, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để có sự triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, GV chƣa vận dụng hiệu quả các phƣơng pháp hay hình thức nhƣ thế nào để nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1. Bên cạnh đó, còn nhiều khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức dạy học đọc thành tiếng nhằm nâng cao năng lực phẩm chất cho các em. Đặc biệt là một số giáo viên còn băn khoăn trong quá trình kiểm tra, đánh giá để nhận định về năng lực của HS. Hiểu đƣợc những khó khăn này là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi đề ra các biện pháp giúp GV dạy tốt, nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)