8. Kết cấu của đề tài
3.5. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm
3.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra đối với 10 GV áp dụng biện pháp chúng tôi đề xuất vào dạy học nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho HS lớp 1 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Theo thầy (cô), những biện pháp chúng tôi đề xuất có phù hợp với học sinh lớp 1 hay không?
Biểu đồ 3.5.1a. Mức độ phù hợp của các biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng đối với HS lớp 1
Tất cả các giáo viên (100%) cho rằng những biện pháp chúng tôi đề xuất phù hợp với học sinh lớp 1, giúp học sinh nâng cao năng lực đọc thành tiếng.
Đối với thầy (cô), những biện pháp đó có dễ dạy hay không?
100% 0%
Phù hợp
Biểu đồ 3.5.1b. Đánh giá mức độ dễ, khó đối với GV khi các dụng các biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng
Có 7 GV (70%) cho rằng các biện pháp chúng tôi đề xuất dễ dạy đối với HS lớp 1 giúp HS nâng cao năng lực đọc thành tiếng, 3 GV (30%) cho rằng khó dạy đối với HS lớp 1 vì đối với biện pháp GV sửa lỗi trực tiếp cho HS, GV còn băn khăn về số lƣợng HS trong một lớp đông, thời gian 1 tết dạy là 35 phút không đủ để GV sửa lỗi đƣợc cho tất cả các HS trong lớp, đối với việc phối hợp với phụ huynh thì một số phụ huynh còn khá bận rộn với công việc của mình, ít quan tâm đến việc học của các em nên biện pháp hƣớng dẫn HS luyện đọc tại nhà cũng gặp khó khăn.
Học sinh lớp 1 có hứng thú với tiết dạy khi áp dụng những biện pháp đó hay không?
Biểu đồ 3.5.1c. Mức độ hứng thú của HS lớp 1 trong giờ dạy có áp dụng biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng
70% 30% Dễ Khó 80% 20% Hứng thú Không hứng thú
Có 8 GV (80%) khẳng định khi áp dụng các biện pháp vào dạy học nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho HS lớp 1 thì HS hứng thú học tập hơn, các em chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, sửa lỗi sai của các bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân, kích thích hứng thú đọc của HS. Bên cạnh đó, có 2 GV (20%) nói rằng trong tiết học còn một số HS chƣa tập trung học, còn làm việc riêng.