Biện pháp 4: Xây dựng một số bài tập rèn luyện khả năng đọc cho học sinh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 54)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.4.Biện pháp 4: Xây dựng một số bài tập rèn luyện khả năng đọc cho học sinh

em.

+ GV có thể giới thiệu với phụ huynh sách Tiếng Việt 1 – Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, yêu cầu phụ huynh hƣớng dẫn học sinh luyện đọc theo chủ đề, bài học.

2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng một số bài tập rèn luyện khả năng đọc cho học sinh lớp 1 lớp 1

2.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Giúp HS nâng cao khả năng đọc thành tiếng, ghi nhớ các âm vần khó, phân biệt thanh hỏi, thanh ngã đồng thời ngắt giọng, nhấn giọng đúng.

2.2.4.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Với thời gian luyện đọc còn nhiều hạn chế, HS chƣa đƣợc luyện đọc nhiều. Việc xây dựng một số bài tập nhằm thay đổi hình thức, phƣơng pháp học tập nhƣng qua đó giúp HS luyện phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng. Góp phần nâng cao tinh thần tự giác học tập, niềm say mê và yêu thích môn học của học sinh.

2.2.4.3. Nội dung và cách thực hiện

a) Bài tập luyện phát âm đúng

Hình thức bài tập là tìm (gạch dƣới, đóng khung, liệt kê) những từ ngữ khó đọc trong bài.

Cách thực hiện:

GV yêu cầu HS tìm trong bài những tiếng có âm vần khó hoặc dễ nhầm lẫn, yêu cầu HS đọc rồi GV mới sửa. Để giúp HS đọc đúng và ghi nhớ các âm vần mới, GV có thể yêu cầu HS tìm thêm những từ khác có chứa âm vần đó.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tô màu xanh vào đám mây có tiếng chứa dấu hỏi, màu vàng vào đám mây có tiếng chứa dấu ngã.

Giải đáp:

Bài tập 2: Điền ao hoặc eo

a) chim s …´.. b) con m ….. c) ch ….. m ….. Giải đáp: a) chim sáo b) con mèo c) chào mào

Bài tập 3: Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống

Dƣới mái (chường/trường) ……… mới, sao tiếng (trống/chống)

……… rung động kéo dài. Tiếng cô giáo (chang/trang) …….………

nghiêm mà ấm áp. (tiếng/Tiếng) ………đọc bài của em cũng vang lên đến lạ!

(Theo Ngô Quân Miện)

cỏ bỡ bỏ

tả sẽ lũ

cỏ bỡ bỏ

Giải đáp:

Dƣới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài. Tiếng cô giáo trang

nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang lên đến lạ.

Bài tập 4: Điền vào chỗ trống a) ƣơu hay iêu ?

Bên suối, bầy h………. đang uống nƣớc. b) ng hay ngh ?

Bầy sói tiu …………ỉu bỏ đi và không bao giờ dám bén mảng đến khu ruộng của những ngƣời nông dân.

Giải đáp:

a) Bên suối, bầy hươu đang uống nƣớc.

b) Bầy sói tiu nghỉu bỏ đi và không bao giờ dám bén mảng đến khu ruộng của những ngƣời nông dân.

b) Bài tập luyện ngắt giọng đúng chỗ

Khi dạy HS đọc văn bản, cần tạo điều kiện cho học sinh nắm đƣợc cơ chế ngắt giọng, đó là đảm bảo nghĩa của từ, cụm từ, đảm bảo cấu trúc ngữ pháp của câu. Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tƣơng ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa, hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phƣơng tiện giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Để làm đƣợc điều đó giáo viên cho học sinh thực hiện một số dạng bài tập sau:

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đánh dấu ngắt (/) , nghỉ (//) hơi cần thiết để đọc diễn cảm đoạn thơ sau:

Đó là tia nắng Nhảy trong lòng tay Nhảy trên bàn nhạc Nhảy trên tán cây.

Giải đáp:

Đó/ là tia nắng/ Nhảy trong/ lòng tay/

Nhảy trên/ bàn nhạc/ Nhảy trên/ tán cây.//

Bài tập 2: Đánh dấu ngắt (/) , nghỉ (//) hơi cần thiết và gạch dƣới các từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn văn sau:

Một buổi mai, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi. Hôm nay tôi đi học.

(Tôi đi học, sách kết nối tri thức với cuộc sống, Tiếng Việt 1, tập 2, trang 45).

Giải đáp:

Một buổi mai,/ mẹ âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi trên con đường làng dài/ và hẹp. Con đường này/ tôi đã đi lại nhiều lần,/ nhưng lần này/ tự nhiên thấy lạ.// Cảnh vật xung quanh tôi/ đều thay đổi.// Hôm nay/ tôi đi học.//

Tiểu kết chƣơng 2

Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và thực trạng năng lực đọc thành tiếng của học sinh lớp 1. Nội dung chƣơng này chúng tôi đề cập đến hai vấn đề là một số nguyên tắc đề xuất biện pháp nhằm nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 và đề ra đƣợc những biện pháp cụ thể.

Để thiết lập nên các biện pháp phù hợp giúp HS nâng cao năng lực đọc thành tiếng, cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Dựa vào các kĩ năng đọc thành tiếng - Nguyên tắc 2: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 1 - Nguyên tắc 3: Dựa vào kết quả điều tra thực trạng.

Chúng tôi đã xây dựng nên 4 biện pháp giúp nâng cao năng lực đọc thành tiếng nhƣ sau:

- Biện pháp 1: Giáo viên sửa lỗi trực tiếp cho học sinh - Biện pháp 2: Tổ chức câu lạc bộ đọc

- Biện pháp 3: Hƣớng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà

- Biện pháp 4: Xây dựng một số bài tập rèn luyện khả năng đọc cho học sinh lớp 1 Mỗi biện pháp chúng tôi cũng đã nêu mục đích, cơ sở khoa học, nội dung và cách tiến hành, nêu ra những lƣu ý khi thực hiện các biện pháp và ví dụ minh họa cụ thể để làm rõ vấn đề.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 4 biện pháp nhằm nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nhằm mục đích kiểm định tính khả thi của 4 biện pháp đã đề ra. Qua đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã có những đánh giá về hiệu quả và điều chỉnh kịp thời những thiếu sót của các biện pháp nói trên, rút ra đƣợc kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, áp dụng đề tài nghiên cứu vào việc củng cố, trau dồi chuyên môn, kĩ năng trong dạy học.

Đồng thời, giúp học sinh có thêm niềm hứng thú, yêu thích môn học và vận dụng năng lực đọc thành tiếng vào cuộc sống hằng ngày để hình thành năng lực và phẩm chất cho các em.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Để thực hiện tốt đề tài, chúng tôi đã tìm đến sự giúp đỡ của 10 giáo viên đang công tác giảng dạy khối lớp 1 ở trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Nẵng để tiến hành tổ chức, kiểm định tính khả thi của các biện pháp chúng tôi đã đề xuất ở chƣơng 2.

Cụ thể, chúng tôi dự giờ và quan sát những GV dạy lớp 1 không sử dụng những biện pháp này. Sau đó, chúng tôi nhờ các GV áp dụng những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất vào dạy học nhằm nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1.

3.3. Đối tƣợng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi chọn 1 lớp để dạy TN, 1 lớp để dạy ĐC có số HS bằng nhau, tƣơng quan về trình độ và đều học cùng tiến độ chƣơng trình môn Tiếng Việt lớp 1.

- Lớp thực nghiệm 1/1: Lớp có 40 học sinh. Đa số các em ngoan, hiền, chăm học. Lớp có nhiều gƣơng mặt nổi bật của khối và hăng hái trong nhiều hoạt động của trƣờng.

- Lớp đối chứng 1/2: Lớp có 40 học sinh. Chất lƣợng học tập của lớp khá cao. Phần lớn các em học sinh chăm ngoan, học giỏi.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã nhờ các GV áp dụng các biện pháp chúng tôi đề xuất để kiểm tra tính khả thi thông qua dự giờ, quan sát.

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

Phƣơng pháp định tính: Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm: quan sát lớp học, biểu hiện và thái độ của HS giữa lớp TN và lớp ĐC trong các tiết dạy TN.

Phƣơng pháp định lƣợng: Giáo viên tổ chức cho lớp tham gia vào tiết dạy thực nghiệm, sau đó chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh qua các tiết dạy, thu thập dữ liệu để có cơ sở đánh giá hiệu quả kế hoạch đã tổ chức.

Phƣơng pháp vấn đáp: Qua trao đổi, nói chuyện trực tiếp với các giáo viên; chúng tôi thu thập đƣợc một số thông tin cần thiết về tính khả thi việc GV sửa lỗi trực tiếp cho HS, tổ chức câu lạc bộ đọc và hƣớng dẫn học sinh luyện đọc ở nhà.

3.5. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm 3.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên 3.5.1. Kết quả khảo sát giáo viên

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra đối với 10 GV áp dụng biện pháp chúng tôi đề xuất vào dạy học nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho HS lớp 1 và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Theo thầy (cô), những biện pháp chúng tôi đề xuất có phù hợp với học sinh lớp 1 hay không?

Biểu đồ 3.5.1a. Mức độ phù hợp của các biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng đối với HS lớp 1

Tất cả các giáo viên (100%) cho rằng những biện pháp chúng tôi đề xuất phù hợp với học sinh lớp 1, giúp học sinh nâng cao năng lực đọc thành tiếng.

Đối với thầy (cô), những biện pháp đó có dễ dạy hay không?

100% 0%

Phù hợp

Biểu đồ 3.5.1b. Đánh giá mức độ dễ, khó đối với GV khi các dụng các biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng

Có 7 GV (70%) cho rằng các biện pháp chúng tôi đề xuất dễ dạy đối với HS lớp 1 giúp HS nâng cao năng lực đọc thành tiếng, 3 GV (30%) cho rằng khó dạy đối với HS lớp 1 vì đối với biện pháp GV sửa lỗi trực tiếp cho HS, GV còn băn khăn về số lƣợng HS trong một lớp đông, thời gian 1 tết dạy là 35 phút không đủ để GV sửa lỗi đƣợc cho tất cả các HS trong lớp, đối với việc phối hợp với phụ huynh thì một số phụ huynh còn khá bận rộn với công việc của mình, ít quan tâm đến việc học của các em nên biện pháp hƣớng dẫn HS luyện đọc tại nhà cũng gặp khó khăn.

Học sinh lớp 1 có hứng thú với tiết dạy khi áp dụng những biện pháp đó hay không?

Biểu đồ 3.5.1c. Mức độ hứng thú của HS lớp 1 trong giờ dạy có áp dụng biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng

70% 30% Dễ Khó 80% 20% Hứng thú Không hứng thú

Có 8 GV (80%) khẳng định khi áp dụng các biện pháp vào dạy học nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho HS lớp 1 thì HS hứng thú học tập hơn, các em chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, sửa lỗi sai của các bạn để rút kinh nghiệm cho bản thân, kích thích hứng thú đọc của HS. Bên cạnh đó, có 2 GV (20%) nói rằng trong tiết học còn một số HS chƣa tập trung học, còn làm việc riêng.

3.5.2 Kết quả khảo sát học sinh

Chúng tôi tiến hành dạy và dự giờ trong thời gian 4 tuần

- Lớp thực nghiệm 1/1: Lớp có 40 học sinh. Đa số các em ngoan, hiền, chăm học. Lớp có nhiều gƣơng mặt nổi bật của khối và hăng hái trong nhiều hoạt động của trƣờng.

- Lớp đối chứng 1/2: Lớp có 40 học sinh. Chất lƣợng học tập của lớp khá cao. Phần lớn các em học sinh chăm ngoan, học giỏi.

Sau 4 tuần thực dạy không áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực đọc thành

tiếng. Chúng tôi thu đƣợc kết quả từ lớp đối chứng nhƣ sau:

Số lƣợng Tỉ lệ

Đọc to, rõ, đúng chính âm 5 12,5%

Đọc sai vần, sai dấu thanh 10 25%

Đọc ngọng 4 10%

Phát âm sai, lẫn lộn giữa l/n, tr/ch, s/x 12 30%

Chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy 15 37,5%

Giọng đọc đều đều, chƣa phù hợp nội dung bài 9 22,5%

Trong quá trình dạy, GV chƣa áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho HS lớp 1 cho thấy số lƣợng HS đọc to, rõ, đúng chính âm chỉ có 5 HS (chiếm 12,5%) trong tổng số 40 HS; số lƣợng HS đọc sai vần, sai dấu thanh; đọc ngọng; phát âm ai, lẫn lộn giữa l/n, tr/ch, s/x; chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy; giọng đọc đều đều, phù hợp với nội dung bài chiếm tỉ lệ cao.

Sau 4 tuần thực dạy và áp dụng những biện pháp nâng cao năng lực đọc thành

Số lƣợng Tỉ lệ

Đọc to, rõ, đúng chính âm 30 75%

Đọc sai vần, sai dấu thanh 3 7,5%

Đọc ngọng 2 5%

Phát âm sai, lẫn lộn giữa l/n, tr/ch, s/x 4 10%

Chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy 5 12,5%

Giọng đọc đều đều, chƣa phù hợp nội dung bài 3 7,5%

Sau khi vận dụng những biện pháp nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 tôi thấy năng lực đọc thành tiếng của các em HS lớp TN có tiến bộ hơn so với lớp ĐC. Số lƣợng HS đọc đúng nhiều hơn, có 30 HS (chiếm 75%); số lƣợng HS đọc sai vần, sai dấu thanh; đọc ngọng; phát âm sai, lẫn lộn giữa l/n, tr/ch, s/x; chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy; giọng đọc đều đều, chƣa phù hợp nội dung bài ít hơn đáng kể so với lớp ĐC. Trong quá trình dạy học, GV sữa lỗi trực tiếp cho những HS phát âm sai giúp HS kịp thời khắc phục lỗi sai của mình từ đó đọc đúng, chính xác hơn.

So sánh kết quả lớp ĐC và lớp TN:

Lớp ĐC Lớp TN

Số lƣợng Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ

Đọc to, rõ, đúng chính âm 5 12,5% 30 75%

Đọc sai vần, sai dấu thanh 10 25% 3 7,5%

Đọc ngọng 4 10% 2 5%

Phát âm sai, lẫn lộn giữa l/n, tr/ch, s/x

12 30% 4 10%

Chƣa ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy

15 37,5% 5 12,5%

Giọng đọc đều đều, chƣa phù hợp nội dung bài

9 22,5% 3 7,5%

Sau 4 tuần áp dụng những biện pháp nêu trên, chúng tôi thấy năng lực đọc thành tiếng của HS đƣợc nâng cao. Học sinh có hứng thú học tập, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài, số em đọc đúng đã đƣợc nâng lên, số em đọc chƣa đạt yêu cầu đã giảm đi.

Kết quả trên là một minh chứng cho thấy năng lực đọc thành tiếng của HS lớp 1/1 (lớp TN) đƣợc nâng lên rất nhiều so với lớp 1/2 (lớp ĐC). Đây là thành công của chúng tôi trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt theo hƣớng phát triển năng lực cho HS thông qua dạy học nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chƣơng này, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến chuyên gia là các giáo viên đang dạy khối 1 tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp nói chuyện, trao đổi trực tiếp về 4 biện pháp trong đề tài. Đây chính là cơ hội để chúng tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Đồng thời, chính nhờ quá trình thực nghiệm này sẽ đƣa đề tài của chúng tôi đến gần hơn với giáo viên có kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy làm tăng hiệu quả quá trình nhận thức, hiểu biết, giảng dạy cũng nhƣ phát triển năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Môn Tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh và phần Học vần, Tập đọc với nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho các em. Trong các giờ học của các môn học nói chung và ở các giờ Học vần,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 54)