Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 46 - 47)

Bảng 1.2.4.1f Các lỗi HS thƣờng mắc phải khi đọc thành tiếng

8. Kết cấu của đề tài

2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 dựa trên các cơ sở sau:

2.1.1. Dựa vào các kĩ năng đọc thành tiếng

a) Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm

Một ngƣời có bộ máy phát âm bình thƣờng là có thể đọc thành tiếng, rõ chữ, rõ lời (trừ số ít trƣờng hợp bộ máy phát âm có dị tật hoặc bị thƣơng tổn) và âm lƣợng đủ nghe.

b) Ngắt giọng đúng chỗ

Việc ngắt giọng trong khi đọc logic, do ý nghĩa của câu, của đoạn văn quyết định, khi viết đƣợc thể hiện bằng dấu câu và khi đọc đƣợc thể hiện bằng việc ngắt giọng. Ngắt giọng khi đọc căn cứ vào dấu câu đƣợc gọi là ngắt giọng logic.

c) Ngữ điệu đọc phù hợp

Ngữ điệu đọc bao gồm những dấu hiệu biến đổi về ngữ âm trong khi đọc nhƣ: tiết tấu của giọng đọc, nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi), cƣờng độ đọc (to hay nhỏ, nhấn giọng hay lƣớt qua), cao độ đọc (giọng đọc trầm hay bổng, lên cao hay xuống thấp), sắc thái giọng đọc (thơng qua giọng đọc thể hiện những sắc thái, tình cảm khác nhau của con ngƣời nhƣ: vui, buồn, hờn giận, lo lắng, hóm hỉnh, chế giễu, bực bội,...).

d) Nét mặt, điệu bộ trong khi đọc

Tƣ thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt của ngƣời đọc là những yếu tố kèm ngữ điệu, đƣợc sử dụng kết hợp với giọng đọc, tạo nên sự giao cảm giữa ngƣời đọc và ngƣời nghe. Thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của ngƣời đọc mà ngƣời nghe cảm nhận đƣợc một phần nội dung của văn bản đọc. Sử dụng các yếu tố kèm ngôn ngữ tức là đồng thời tác động lên cả thính giác và thị giác của ngƣời nghe, tạo nên hiệu quả tiếp nhận tốt hơn ở ngƣời nghe.

e) Tốc độ và âm lƣợng đọc

Đọc chậm quá, đọc ấp úng, ê a hoặc ngƣợc lại đọc nhanh quá đều làm cho ngƣời nghe khó theo dõi, không hiểu đúng và đầy đủ nội dung bài học.

Âm lƣợng đọc (độ to nhỏ của giọng đọc) phải đủ nghe. Đọc nhỏ quá (đọc lí nhí, âm thanh khơng thốt ra khỏi miệng) hoặc to quá (nhƣ gào lên) sẽ làm cho ngƣời nghe theo dõi một cách mệt mỏi, khó chịu. Tùy theo số lƣợng ngƣời nghe mà ngƣời đọc điều chỉnh âm lƣợng cho phù hợp.

2.1.2. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1

Ở đầu bậc Tiểu học (lớp 1) nhận thức của các em chƣa có phần phát triển hơn so với các lớp trên, kinh nghiệm sống chƣa nhiều, vẫn chƣa thoát ly khỏi đối tƣợng định hƣớng cụ thể. Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tƣ duy và trí tƣởng tƣợng của các em bằng cách biến các kiến thức “khơ khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi gợi mở, thu hút các em vào những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển q trình nhận thức lí tính của mình một cách tồn diện. Chƣơng trình Học vần, Tập đọc lớp 1 bƣớc đầu giúp các em nhận biết chữ viết, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc và làm hành trang theo các em đi suốt cuộc đời. Nhƣng việc dạy học để đáp ứng đƣợc những mục tiêu đó vẫn chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Vì vậy, việc nâng cao năng lực đọc đặc biệt là năng lực đọc thành tiếng cho học sinh đạt đƣợc những kết quả tốt hơn, giáo viên cần sử dụng và phối hợp các phƣơng pháp dạy học một cách phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

2.1.3. Dựa vào kết quả điều tra thực trạng

Chúng tôi nhận thấy, phần lớn khi đọc thành tiếng, học sinh thƣờng mắc các lỗi nhƣ: đọc sai âm, sai vần; sai dấu thanh; ngắt nghỉ chƣa đúng; đọc ê a; giọng đọc không phù hợp với nội dung của bài.

Để khắc phục thực trạng này, cần có sự vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học, có sự thay đổi về mơi trƣờng học tập, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Giáo viên cần phải sử dụng những phƣơng tiện dạy học thu hút, kích thích học sinh tích cực tham gia học tập để phát triển đƣợc năng lực đọc thành tiếng cho học sinh.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực đọc thành tiếng cho học sinh lớp 1 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)