Bảng 1.2.4.1f Các lỗi HS thƣờng mắc phải khi đọc thành tiếng
8. Kết cấu của đề tài
1.2. Thực trạng năng lực đọc thành tiếng của học sinh lớp 1
1.2.4.2. Kết quả khảo sát học sinh thông qua các tiết dự giờ
Để tìm hiểu hoạt động đọc thành tiếng của học sinh lớp 1, chúng tôi đã tiến hành dự giờ các tiết học vần trong chƣơng trình lớp 1 tại trƣờng Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Thông qua tiết dự giờ học vần Bài 66: uôi uôm (Tiết 1) (Tiếng việt 1- Tập 1,
trang 144), chúng tôi nhận thấy GV tổ chức dạy đọc thành tiếng với các hình thức cá
nhân, nhóm và cả lớp. GV sử dụng phƣơng pháp trực quan và thực hành luyện tập là chủ đạo.
Khi đọc thành tiếng, chúng tôi thấy HS mắc các lỗi phát âm sau: + buồm học sinh đọc là buồn (Nhầm lẫn giữa vần uôm/uôn)
+ xuôi học sinh đọc là xui (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui) + muối học sinh đọc là múi (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui) + muỗi học sinh đọc là mũi (Nhầm lẫn giữa vần uôi/ui)
+ nhuốm học sinh đọc là nhuốn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn) + nhuộm học sinh đọc là nhuộn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn) + suối học sinh đọc là xuối (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + sáng học sinh đọc là xáng (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + buổi học sinh đọc là buỗi (Nhầm lẫn giữa thành hỏi/thành ngã) + quả học sinh đọc là quã (Nhầm lẫn giữa thành hỏi/thành ngã)
Nhƣ vậy, khi đọc thành tiếng, chúng tôi nhận thấy HS dễ bị nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu s/x, vần uôi/ui, uôm/uôn và đọc sai dấu thanh.
Dự giờ bài học vần Bài 66: uôi uôm (Tiết 2) (Tiếng Việt 1 - Tập 1, trang 145),
chúng tôi nhận thấy GV tổ chức dạy đọc thành tiếng với các hình thức cá nhân, nhóm và cả lớp. GV sử dụng phƣơng pháp trực quan và thực hành luyện tập là chủ đạo.
Qua dự giờ tiết học, chúng tôi nhận thấy khi đọc thành tiếng, HS phát âm sai các từ sau:
+ sớm HS đọc là xớm (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + nhuộm HS đọc là nhuộn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn)
+ biếc HS đọc là biết (Nhần lẫn giữa vần iêc/iêt) + sải HS đọc là xải (Nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x) + liệng HS đọc là luyện (Nhần lẫn giữa vần iêng/uyên) + buồm HS đọc là buồn (Nhần lẫn giữa vần uôm/uôn) + Giọng đọc đều đều, chƣa nhấn giọng.
Ngoài ra, khi đọc đoạn văn trên, HS cũng ngắt nghỉ sai, 1/2 số HS trong lớp đọc nối liền, không ngắt nghỉ sau các cụm từ, sau dấu phẩy, dấu chấm.
Buổi sớm mai,/ ông mặt trời nhô lên từ biển.// Mặt biển/ nhuộm một màu xanh biếc.// Đàn hải âu/ sải cánh bay liệng/ trên bầu trời.// Xa xa/ là những cánh buồm căng gió.// Phía bến cảng,/ những chiếc tàu cá/ nối đuôi nhau vào bờ.//
Nhƣ vậy, sau khi dự giờ tiết học vần Bài 66: uôi uôm (Tiết 2) (Tiếng Việt 1- Tập
1, trang 145), chúng tôi nhận thấy HS phát âm nhầm lẫn giữa phụ âm đầu s/x, vần
uôm/uôn, iêc/iêt, iêng/uyên. Những câu dài, HS ngắt nghỉ chƣa đúng. 3/4 số HS trong lớp khi đọc thành tiếng cả đoạn văn còn đọc với giọng đều đều, chƣa nhấn giọng. Hầu hết học sinh đọc ê a khi đọc thành tiếng cả đoạn, 8 HS khi đọc còn đánh vần.