8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Bảo đảm tính đồng bộ
Biện pháp xây dựng đòi hỏi phải đảm bảo sự đồng bộ, liên tục ăn khớp nhau trong việc sắp xếp, lựa chọn để quá trình tổ chức thực hiện các biện pháp không chồng chéo, không mâu thuẫn nhau cả về nội dung lẫn tƣ tƣởng chỉ đạo. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ khi đề xuất các biện pháp là sự nối tiếp thông suốt giữa các biện pháp, sự phối hợp giữa các biện pháp với quá trình tổ chức thực hiện.
3.1.2. Bảo đảm tính khả thi
Biện pháp đặt ra phải phù hợp với đối tƣợng, điều kiện kinh tế, xã hội, điều kiện về CSVC, tâm lý, đặc thù. Mặt khác do định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng và đặc điểm của các Nhà trƣờng chi phối trực tiếp đến yêu cầu của quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu nâng cao chất lƣợng GD. Các biện pháp đề xuất phải thể hiện sự cần thiết và tính khả thi cao.
3.1.3. Bảo đảm tính kế thừa
Việc đề xuất các biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý phải dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực quản lý và hoạt động quản lý bồi dƣỡng năng lực cho Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học. Các biện pháp đề xuất phải có tính kế thừa phù hợp với thực tiễn GD của địa phƣơng. Các biện pháp phát triển theo hƣớng phát huy những biện pháp phát triển đang thực hiện có hiệu quả, loại bỏ biện pháp không phù hợp, đề xuất biện pháp mới phù hợp hơn.
3.1.4. Bảo đảm tính thực tiễn
Tính thực tiễn quy định nội dung bù đắp những chỗ yếu và thiếu, điều chỉnh những chỗ chƣa đúng hoặc chƣa phù hợp, đối chiếu những yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục với nội dung bồi dƣỡng, kế thừa vốn kỹ năng, năng lực hiện có, cải thiện những kỹ năng, năng lực chƣa phù hợp, phát triển những hình thức mới của năng lực quản lý mới đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Theo nguyên tắc trên, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực quản lý, thực trạng tổ chức quản lý hoạt động năng lực cho hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Trên cơ sở đó đƣa ra các biện pháp đều phải cân nhắc đến tính vừa sức và cân đối với điều kiện thực tiễn. Biện pháp đề xuất phải đem lại chất lƣợng, hiệu quả cho sự phát triển của Nhà trƣờng; đem lại hiệu quả cao nhất với một đơn vị đầu tƣ nhỏ nhất.