Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện xín mần, hà giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý cho

Hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học

1.5.1. Yếu tố khách quan

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Giáo dục Việt Nam thế kỉ XXI cần có những thay đổi nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế cạnh tranh, kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Điều này đòi hỏi ngƣời Hiệu trƣởng phải phát triển những kĩ năng mới, mới hơn những gì mà các hệ thống giáo dục hiện hành đang trang bị. Do đó việc bồi dƣỡng phải có tác dụng giúp cho các Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học có khả năng đối mặt với những vấn đề mới mẻ về các cơ hội và thử thách, lợi ích và rủi ro trong quá trình hợp tác phát triển giáo dục song phƣơng hay đa phƣơng. Khả năng nhận diện, chủ động đón bắt và quản lý sự thay đổi, những hiểu biết về văn hóa các quốc gia, kĩ năng giao tiếp, đàm phán quốc tế, tổ chức giáo dục học sinh có các kiến thức, kĩ năng để hội nhập và phát triển… là những nội dung mới đối với ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng tiểu học hiện nay.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế: Trong thời gian 10 năm trở lại đây, nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung có sự phát triển vƣợt bậc với những thăng trầm đặc biệt trong lĩnh vực hoặc thời kỳ riêng biệt. Thực trạng này đã tác động đến chất lƣợng dạy và học của mỗi trƣờng.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng nhƣ hệ thống văn bản QPPL đối với công tác đào tạo bồi dƣỡng: Đảng và Nhà nƣớc đã nhận thức sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng CBQLGD đối với nhiệm vụ đổi mới giáo dục trong thời kỳ chấn hƣng đất nƣớc bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án…:

- Chiến lƣợc phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 ngày 15/6/2012. - Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 “Về việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD”.

- Đề án: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"….

Với hệ thống văn bản pháp qui đã mở ra cho các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng một cơ hội lớn, cơ hội trở thành trung tâm chịu trách nhiệm về sự phát triển chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, là trung tâm đổi mới về: chất lƣợng giảng dạy, phƣơng pháp dạy học….

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông: CNTT làm thay đổi sâu sắc bản chất của lao động ở tất cả các ngành nghề. Các Hiệu trƣởng trƣờng học phải đƣợc bồi dƣỡng tốt để họ có thể xử lý thông tin tốt. Nhà trƣờng phải sử dụng và dựa vào CNTT truyền thông để dạy - học và quản lý, tạo các trang web phục vụ dạy và học. Muốn tận dụng đƣợc lợi thế của CNTT và truyền thông trong dạy và học, đòi hỏi ngƣời Hiệu trƣởng phải quan tâm đầu tƣ nhất định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (phòng, máy, điện) cho trƣờng học của mình và bồi dƣỡng CB, GV, NV trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, dạy học và giáo dục học sinh.

Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc, của Ngành: Cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc, ngành thể hiện qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mẫu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo và bồi dƣỡng.

Yếu tố cạnh tranh trên thị trƣờng lao động: Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành GD&ĐT cần có lực lƣợng lao động có tri thức cao so với mặt bằng dân trí. Tuy nhiên, các chính sách về đãi ngộ thì nhiều khi chƣa đƣợc tƣơng xứng, vì vậy việc duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng đủ về số lƣợng và chất lƣợng trong giai đoạn đổi mới giáo dục là vô cùng khó khăn. Ngoài ra còn có cuộc cạnh tranh khá gay gắt giữa các cơ sở giáo dục đào tạo tƣơng đƣơng về vấn đề thu hút lực lƣợng giảng viên. Trong thời gian 10 năm trở lại đây, do quy mô đào tạo của chính các trƣờng tăng lên, đồng thời số lƣợng các trƣờng cũng tăng lên đáng kể nên cuộc cạnh tranh trong việc tuyển dụng giảng viên trở nên gay gắt. Hiện tƣợng giảng viên chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác xảy ra. Một số cơ sở giáo dục có khả năng trả lƣơng và chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn có thể thu hút lƣợng giảng viên có kinh nghiệm của các đơn vị làm nhiệm vụ bồi dƣỡng, dẫn đến hiện tƣợng “chảy máu chất xám” trong lực lƣợng giảng viên ở các cơ sở đào tạo bồi dƣỡng địa phƣơng ngày càng trở biến.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Uy tín thƣơng hiệu của cơ sở đào tạo: Uy tín, thƣơng hiệu của trƣờng ngày cành mạnh thì càng thu hút đƣợc lƣợng giảng viên cũng nhƣ lƣợng học viên. Khi các trƣờng có uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng thì mối liên hệ giữa giảng viên và nhà trƣờng sẽ gắn bó hơn, công tác quản lý sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, uy tín và thƣơng hiệu của nhà trƣờng sẽ giúp ích lớn trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ giảng viên sẽ tốt hơn.

- Môi trƣờng nhân văn trong nhà trƣờng:

Môi trƣờng nhân văn cũng ảnh hƣởng rất lớn tới công tác quản lý. Bầu không khí làm việc trong trƣờng chân tình, thân ái, tất cả vì học viên, mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình, nội bộ đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trƣờng.

- Điều kiện cơ sở vật chất:

Điều kiện CSVC cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu CSVC không đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại thì không thể nâng cao chất lƣợng nhà trƣờng. “Cái khó bó cái khôn”. Các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dƣỡng bao gồm CSVC, phòng bộ môn, thƣ viện, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dƣỡng... Trong quá trình hoạt động, các cơ sở bồi dƣỡng CBQLGD cần chú trọng xây dựng các kế hoạch nguồn tài chính nhằm bảo trì, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đồng bộ, đón đầu giúp cho hiệu quả công tác bồi dƣỡng đạt chuẩn đề ra. Đây là điều kiện tiên quyết, là động lực thúc đẩy hoạt động bồi dƣỡng đạt chất lƣợng và hiệu quả.

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Đội ngũ CBQL trong nhà trƣờng không nhiều nhƣng có vai trò rất quan trọng đối với chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý. CBQL phải là những ngƣời đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chƣơng trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo tổ chức giảng dạy học tập hiệu quả, là trung tâm tập hợp thu hút đội ngũ giảng viên, học viên, đƣợc đồng nghiệp kính trọng.

Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý đòi hỏi phải gọn nhẹ, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, hoạt động hiệu quả, nếu không sẽ sinh phiên hà, tiêu cực. Vì vậy, xây dựng bộ máy quản lý hợp lý có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhà trƣờng.

Trình độ, nhận thức của lực lƣợng tham gia bồi dƣỡng (ngƣời dạy): Phần lớn nhận thức của đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng đều rất tốt. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác tổ chức bồi dƣỡng.

Đối tƣợng đƣợc bồi dƣỡng: Học viên tham dự các lớp bồi dƣỡng hầu hết là hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, một số là giáo viên diện qui hoạch nguồn đang công tác tại các cơ sở giáo dục nên gặp nhiều khó khăn trong việc xắp xếp thời gian đi học. Bên cạnh đó trình độ học viên giữa các khu vực không đồng đều, phần nào ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác bồi dƣỡng;

Việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bồi dƣỡng của nhà trƣờng giúp nhà quản lý có những biện pháp phù hợp. Với các yếu tố bên ngoài, nhà quản lý cần phát huy những thế mạnh của những yếu tố tích cực đồng thời khắc phục làm giảm bớt những ảnh hƣởng tiêu cực khác. Với các yếu tố bên trong, nhà quản lý cần có những biện pháp hợp lý, kịp thời, mềm dẻo hay dứt khoát để làm tăng thêm những ảnh hƣởng tích cực, khắc phục hoặc thay đổi thậm chí xóa bỏ một phần hoặc hoàn toàn những yếu tố tiêu cực đang tồn tại.

Kết luận chƣơng 1

Trong phạm vi chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về bồi dƣỡng năng lực quản lý cho hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học, bao gồm các nội dung sau:

- Tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về vấn đề quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý cho hiệu trƣởng, tuy có nhiều công trình nghiên cứu, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này tại các trƣờng tiểu học huyện Xín Mần, Hà Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Tác giả đã làm rõ các khái niệm qua đó đã đề xuất khái niệm về Quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý.

- Tác giả cũng đã làm rõ lý luận về bồi dƣỡng năng lực quản lý; Tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý và cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý bồi dƣỡng năng lực quản lý cho hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học.

Trên cơ sở lý luận đã phân tích, tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát và tiến hành điều tra thực trạng thực trạng tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý cho hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học huyện Xín Mần, Hà Giang trong phạm vi chƣơng 2 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN XÍN MẦN,

HÀ GIANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện xín mần, hà giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)