Tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý cho Hiệu trƣởng các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện xín mần, hà giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Tổ chức bồi dƣỡng năng lực quản lý cho Hiệu trƣởng các trƣờng

học dựa vào chuẩn hiệu trƣởng

1.4.1. Tổ chức xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học

Quản lý xác định mục tiêu bồi dƣỡng NLQL cho HT có thể xác định theo chuẩn HT nhƣ đã nói ở trên.

Theo đó, ngày 20/7/2018 Bộ giáo dục đã ban hành thông tƣ quy định về chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục phổ thông. Sau đây là nội dung chi tiết về quy định chuẩn hiệu trƣởng trƣờng tiểu học gồm 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí đánh giá, nhằm mục đích:

- Đáp ứng sự phát triển mang tính khách quan, theo xu hƣớng phát triển của thế giới và sự giáo dục của nƣớc ta; Chuẩn hiệu trƣởng là sự tiếp cận đối với thế giới trong quản lý hiện đại ở thời kỳ hội nhập.

- Là một hệ thống các yêu cầu cơ bản với bốn tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng và năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội mà ngƣời hiệu trƣởng cần phải đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học.

- Là nội dung cơ bản, đặc trƣng của quản lý. Do vậy đòi hỏi hiệu trƣởng phải đạt đƣợc để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Chuẩn hiệu trƣởng gồm 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí: Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trƣng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn. Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt đƣợc ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.

1.4.2. Tổ chức phát triển nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học

Căn cứ vào Thông tƣ 14/2018/TT-BGDĐT, hiệu trƣởng cơ sở GDPT phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí. Trong đó, hiệu trƣởng phải là ngƣời có vừa có phẩm chất nghề nghiệp vừa có khả năng quản trị nhà trƣờng.

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

- Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp

- Tiêu chí 2. Tƣ tƣởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trƣờng - Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trƣờng

- Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trƣờng - Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh - Tiêu chí 6. Quản trị nhân sự nhà trƣờng

- Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trƣờng - Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trƣờng

- Tiêu chí 9. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trƣờng

- Tiêu chí 10. Quản trị chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trƣờng giáo dục

- Tiêu chí 11. Xây dựng văn hóa nhà trƣờng

- Tiêu chí 12. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trƣờng

- Tiêu chí 13. Xây dựng trƣờng học an toàn, phòng chống bạo lực học đƣờng

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội

- Tiêu chí 14. Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh

- Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Tiêu chí 16. Phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trƣờng

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

- Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ

1.4.3. Nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng

1.4.3.1. Tổ chức xác định nhu cầu dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học dựa vào chuẩn hiệu trưởng

Nhu cầu bồi dƣỡng là những phẩm chất, năng lực mà ngƣời HT còn thiếu so với chuẩn HT để cập nhật, bổ sung và nâng cao, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nói cách khác, đó là sự khác biệt hay là khoảng cách giữa một bên là yêu cầu của công việc đƣợc qui định trong chuẩn HT và bên kia là năng lực cần đáp ứng của ngƣời thực hiện công việc. Nhƣ vậy nhu cầu bồi dƣỡng của HT chính là những nội dung bồi dƣỡng mà HT mong muốn đƣợc học tập thông qua các chƣơng trình bồi dƣỡng để đạt tới chuẩn HT.

Để xác định đƣợc nhu cầu bồi dƣỡng, trƣớc hết cần tổ chức xác định rõ những năng lực quản lý mà HT cần có, những nhiệm vụ mà HT cần làm để hoàn thành công việc để đạt chuẩn HT theo quy định. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức xác định đƣợc những năng lực hiện có của ngƣời HT, những nhiệm vụ hiện thời mà ngƣời HT có thể thực hiện đƣợc để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Từ hai yếu tố trên xác định đƣợc sự khác biệt giữa yêu cầu và thực tế thực hiện công việc để tổ chức xác định đƣợc nhu cầu bồi dƣỡng. Sự khác biệt càng lớn thì nhu cầu bồi dƣỡng càng cao, càng cấp thiết trong việc thu hẹp và san bằng khoảng cách này.

Có nhiều hình thức tổ chức xác định nhu cầu bồi dƣỡng: khảo sát, thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, căn cứ kết quả đánh giá của nhà trƣờng, tự đánh giá của mỗi cá nhân HT trƣớc bối cảnh đổi mới. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, hình thức phổ biến nhất để đánh giá nhu cầu bồi dƣỡng là tổ chức khảo sát bằng phiếu về nhu cầu chuyên môn đƣợc bồi dƣỡng, đó là các chủ đề HT muốn tham gia, hình thức bồi dƣỡng, thời gian, địa điểm phù hợp và những khó khăn của họ khi tham gia bồi dƣỡng. Phiếu khảo sát thể hiện các nhu cầu cụ thể mà giáo viên mong muốn ở các mức độ khác nhau.

1.4.3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng

Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Vai trò của lập kế hoạch là khởi đầu, định hƣớng cho toàn bộ các hoạt động của quá trình quản lý và là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị, từng cá nhân.

Để lập kế hoạch bồi dƣỡng năng lực quản lý cho HT phù hợp, khả thi cần phải thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức phân tích bối cảnh, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bồi dưỡng: Tiến hành đánh giá thực trạng và phân tích những ƣu điểm, hạn chế từ đó

làm rõ những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong bối cảnh tổ chức bồi dƣỡng . Để đánh giá đúng thực trạng diễn ra bồi dƣỡng, cần phải thu thập đầy đủ các dữ liệu, các thông tin có liên quan về việc kết quả thực hiện các khóa bồi dƣỡng trƣớc đó, thực trạng quản lý, hiệu quả quản lý nhà trƣờng, chất lƣợng học tập của học sinh, nhu cầu bồi dƣỡng của HT, về CSVC, phƣơng tiện dạy học và CNTT, các nguồn lực khác và môi trƣờng bồi dƣỡng, năng lực của đội ngũ CBQL, mục tiêu phát triển giáo dục Tiểu học của quốc gia và địa phƣơng…

- Tổ chức xác định mục tiêu bồi dưỡng: Căn cứ vào mục tiêu chung về

đổi mới giáo dục, thực trạng bồi dƣỡng và nhu cầu bồi dƣỡng ở trên để xác định mục tiêu bồi dƣỡng. Mục tiêu bồi dƣỡng phải liên kết với mục tiêu đạt đƣợc yêu cầu phát triển theo chuẩn HT, gắn với mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học ở địa phƣơng.

- Tổ chức xác định nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và hình thức đánh giá kết quả bồi dưỡng:

+ Về nội dung bồi dƣỡng: căn cứ vào mục tiêu bồi dƣỡng của khóa học để lựa chọn những nội dung bồi dƣỡng cho các khóa hay lớp bồi dƣỡng theo từng chủ đề, từng lĩnh vực, từng mô đun.

+ Về PPBD: lựa chọn, tích hợp sử dụng các PPBD một cách phù hợp, chú trọng đến các phƣơng pháp thực hành theo điều kiện hiện có tại nơi bồi dƣỡng.

+ Về hình thức bồi dƣỡng: lựa chọn các hình thức bồi dƣỡng phù hợp theo nội dung, PPBD.

+ Về đánh giá bồi dƣỡng: xác định nội dung đánh giá và các hình thức, phƣơng pháp đánh giá, xác định lực lƣợng đánh giá.

- Tổ chức xác định các công việc cơ bản và thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng: Sau khi lựa chọn đƣợc nội dung, phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng, cần tổ chức xác định các công việc và sắp xếp thứ tự các công việc sẽ thực hiện, cụ thể: lựa chọn địa điểm, thời gian bồi dƣỡng, tính toán các nguồn lực cần thiết cho các hoạt động; phân công trách nhiệm cho các đơn vị, tập thể, cá nhân; xác định cơ chế phối hợp; thực hiện chế độ báo cáo, rút kinh nghiệm, tổng kết, đánh giá kết quả.

- Tổ chức xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng:

Dự kiến đội ngũ CBQL phụ trách công tác bồi dƣỡng, lựa chọn giảng viên, chuyên gia; lựa chọn đội ngũ GVCC và tuyển chọn những lực lƣợng khác liên quan; đề xuất các phƣơng án chuẩn bị CSVC và thiết bị dạy học, ICT; xác định các nguồn kinh phí và khả năng đáp ứng cho các hoạt động diễn ra một cách thuận lợi.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng:Sau khi

khóa bồi dƣỡng kết thúc các bộ phận, các cá nhân thực hiện báo cáo quá trình thực hiện và kết quả đạt đƣợc. Từ nội dung báo cáo, phân tích những ƣu điểm, hạn chế trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn, nội dung, phƣơng pháp, KTĐG bồi dƣỡng, huy động các nguồn lực... biết đƣợc tính khoa học và thực tiễn và những tồn tại trong việc lập kế hoạch, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cho những khóa bồi dƣỡng mới.

1.4.3.3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trường

Có thể coi tổ chức bồi dƣỡng NLQL cho HT là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu bồi dƣỡng đã đề ra. Đó là việc xác định cấu trúc của tổ chức theo các cấp quản lý bồi dƣỡng, xác định cơ chế hoạt động và mối quan hệ của tổ chức trên cơ sở thực hiện phân cấp quản lý trong bồi dƣỡng.

Tổ chức triển khai hoạt động bồi dƣỡng bao gồm những hoạt động chính sau đây:

- Xác định cơ cấu tổ chức bồi dƣỡng và dự kiến nhân sự cho tổ chức bồi dƣỡng:

Theo cấp quản lý căn cứ vào vị trí công tác, vai trò, chức năng và năng lực của mỗi cá nhân để xác định lực lƣợng tham gia bồi dƣỡng phù hợp để phát huy đƣợc sở trƣờng của mỗi cá nhân. Thiết lập cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - tham mƣu kết hợp sự phân cấp quản lý rõ ràng và triệt để giữa cấp quản lý. Cấu trúc tổ chức theo các cấp độ quản lý: Phòng GDĐT - Trƣờng Tiểu học - Tổ chuyên môn.

Để có bộ máy tổ chức tốt, cần thiết phải lựa chọn đƣợc những cá nhân không những có năng lực quản lý, mà còn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ đặc thù bộ môn để vận dụng thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo công tác quản lý bồi dƣỡng trong những điều kiện cụ thể.

- Xác định cơ chế quản lý, mối quan hệ của tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ:

Các cấp QLGD tạo lập cơ chế hoạt động, quy định các mối quan hệ giữa các bộ phận, các ban, các cá nhân trong tổ chức, xác định rõ quyền lợi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, các cá nhân trong bộ máy trên cơ sở cơ cấu tổ chức của bộ máy phù hợp với mục tiêu. Công tác tổ

chức phải thể hiện đƣợc tính chuyên môn hóa, tầm quản lý, nội dung và cấp quản lý. Việc phân cấp quản lý không những thể hiện qua việc sắp xếp con ngƣời mà còn thể hiện qua việc phân định nội dung, hình thức, phƣơng pháp và việc huy động các nguồn lực.

1.4.3.4. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trường

Chỉ đạo về thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, chính là việc huy động mọi lực lƣợng vào việc thực hiện và điều hành các hoạt động để hoàn thành kế hoạch đề ra. Chỉ đạo bồi dƣỡng đƣợc xem nhƣ là quá trình “thi công” kế hoạch đã vạch ra, gồm các bƣớc sau:

- Lựa chọn phƣơng án tối ƣu để ra các quyết định hƣớng dẫn triển khai các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch bồi dƣỡng:

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của kế hoạch, lãnh đạo các cấp quản lý giáo dục lực chọn phƣơng án tối ƣu để ra các quyết định bám sát mục tiêu, kịp thời và hợp lí và quán triệt các nguyên tắc hoạt động trong triển khai bồi dƣỡng.

- Sử dụng các phƣơng pháp quản lý để điều hành quá trình bồi dƣỡng: Phối hợp các phƣơng pháp quản lý trong việc điều hành nhƣ phƣơng pháp hành chính, phƣơng pháp tâm lí xã hội, phƣơng pháp kinh tế để điều hành các hoạt động bồi dƣỡng diễn ra một cách thuận lợi. Đó là việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, các nhân một cách khoa học, không chồng chéo, theo đúng chức năng nhiệm vụ trong mối quan hệ hợp tác giữa lãnh đạo - các bộ phận, các bộ phận - HT, giảng viên - HT. Đồng thời, CBQL phải thƣờng xuyên động viên, khuyến khích tinh thần để tạo động cơ làm việc cho các thành viên trong tổ chức và niềm đam mê học tập cho ĐNGV tham gia bồi dƣỡng để biến mục tiêu bồi dƣỡng chung thành nhu cầu hoạt động của mỗi ngƣời.

- Giám sát và điều chỉnh hoạt động bồi dƣỡng:

Giám sát và điều chỉnh hoạt động bồi dƣỡng là quá trình hoạt động của CBQL nhằm theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân để phát hiện ra những mặt tích cực cần phát huy, những hạn chế, sai lệch cần khắc phục, từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và phù hợp cho quá trình quản lý bồi dƣỡng đang diễn ra và cơ sở thiết lập quá trình quản lý bồi dƣỡng tiếp theo.

Thực hiện quá trình giám sát theo nhiều hình thức nhƣ quan sát, thu thập thông tin về khóa bồi dƣỡng, các khiếu nại hay ý kiến của HT về nội dung chƣơng trình, phƣơng pháo, hình thức, thời gian bồi dƣỡng và mức độ đáp ứng của CSVC, phƣơng tiện quản lý, CNTT và truyền thông, khả năng kết nối với thực tiễn quản lý trong nhà trƣờng, sự điều hành của ban tổ chức, kinh phí....

1.4.3.5. Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởng các trường tiểu học và phả hồi thông tin để cải tiến

Kiểm tra đánh giá nhằm giúp biết đƣợc mức độ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bồi dƣỡng, đồng thời đánh giá đƣợc những quyết định có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể để đạt đƣợc mục tiêu. Kiểm tra không những để đánh giá thực trạng hoạt động bồi dƣỡng mà còn là cơ sở để cải tiến thực hiện cho một quá trình quản lý bồi dƣỡng tiếp theo. Việc thực hiện kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện xín mần, hà giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)