Đường con gC là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 27 - 31)

hấp trong đời sống của cây vì: Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng-> hô hấp diễn ra ở mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là cơ quan đang có các hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng...

- Để bảo quản nông sản, nông phẩm, rau quả người ta khống chế sao cho cường độ hô hấp luôn ở mức tối thiểu tránh giảm thất thoát chất hữu cơ, làm giảm chất lượng sản phẩm giảm sinh nhiệt, và không nên giảm thiểu cường độ hô hấp đến 0 không vì không duy trì được hô hấp

4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giới thiệu quy tắc học tập tranh luận bài tập tình huống, hướng dẫn HS cách học tập tranh luận và rèn NLTHTGS, nêu tình huống và tổ chức học tập tranh luận theo nhóm( mỗi nhóm 2- 4 bạn), tranh luận trong thời gian 2- 5 phút, GV nhận xét quá trình tranh luận và chốt lại kiến thức trọng tâm về sự khác nhaucủa các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây.

- HS nhận nhiệm vụ GV giao.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, thảo luận nhóm nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình.

Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:

-GV chỉ định 1 nhóm nhanh nhất trả lời trước, các nhóm sau đưa ra ý kiến

tranh luận của nhóm mình.

Bước 4: Kết luận – Nhận định:

- GV nhận xét các nhóm và củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận. - GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề:….

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về hô hấp ở thực vật. a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm, viết được phương trình tổng quát hô hấp ở thực vật. - Trình bày được vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.

b. Nội dung:

Tình huống 2:Để nghiên cứu bản chất hô hấp ở thực vật, từ các nguyên

liệu đã chuẩn bị từ trước và dụng cụ trong phòng thực hành:

( hạt lúa, ngô, đậu... đang nảy mầm và các dụng cụ, hóa chất đầy đủ trong 1 phòng thí nghiệm).

- Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh:

+ Thí nghiệm 1: Phát hiện hô hấp qua sự thải CO2

+ Thí nghiệm 2.Phát hiện hô hấp qua sự hấp thu O2

- Giải thích kết quả thí nghiệm?

- Vì sao phải sử dụng hạt lúa đang nảy mầm để tiến hành thí nghiệm?

- Dựa vào đặc điểm hô hấp ở thực vật, em hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản( bảo quản khô, bảo quản lạnh, bảo quản ở nồng độ CO2 cao).

- GV tổ chức cho 6 nhóm HS tiến hành thí nghiệm.

Phiếu học tập số 1: Điền đúng hoặc sai vào cột cuối của phiếu học tập và

trả lời câu hỏi:

1 - Hô hấp là quá trình ôxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp

( glucozo) của tế bào sống đến CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng ( ATP + nhiệt)

2 -PTTQ của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + Năng lượng( ATP + Nhiệt) 3 Vai trò của hô hấp đối với thực vật

- Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.

- Tạo ra nhiệt năng để duy trì thân nhiệt thụân lợi cho các phản ứng enzim.

- Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.

4 Thực vật chỉ hô hấp vào ban đêm, không hô hấp vào ban ngày 5 Hô hấp chỉ diễn ra vào tế bào lá cây

Tại sao nói hô hấp là quá trình oxi hoá, khử:

c.Sản phẩm: Các câu trả lời:

Sau khi HS tranh luận, GV phân tích, đánh giá kết quả TL và chốt lại vấn đề cơ bản, trọng tâm:

Báo cáo thực hành: a. Cách tiến hành:

*Thí nghiệm 1:

- Lấy nút thủy tinh khoan 2 lỗ, một lỗ gắn ống thủy tinh hình chữ U, một lỗ gắn phễu thủy tinh.

- Cho 50g hạt mới nhú mầm vào bình thủy tinh, nút chặt bình bằng nút 2 lỗ đã chuẩn bị.

- Cho đầu ngoài ống chữ U vào ống nghiệm chứa nước vôi trong. - Rót nước từ từ qua phễu vào bình chứa hạt.

- Sau 1,5 – 2 giờ: Quan sát hiện tượng. *Thí nghiệm 2:

- Lấy 100g hạt mới nhú mầm, chia thành 2 phần bằng nhau. - Đổ nước sôi vào 1 trong 2 phần.

- Cho mỗi phần đó vào 1 bình, nút chặt bình.

- Sau 1- 2 giờ, mở bình thí nghiệm, nhanh chóng đưa nến hoặc que diêm đang cháy vào bình, quan sát hiện tượng.

b. Hiện tượng.

Thí nghiệm 1: Khi nhỏ nước từ từ qua phễu vào bình thì ở ống nghiệm chứa nước vôi trong dần xuất hiện cặn vẩn.

Thí nghiệm 2: Bình có hạt không tưới nước sôi thì lửa bị tắt ngay, bình có hạt đã tới nước sôi thì lửa vẫn cháy.

c. Giải thích hiện tượng:

- Thí nghiệm 1: CO2 được tạo ra nặng hơn không khí nên lắng xuống đáy bình. Khi cho nước vào bình thì cột khí đẩy lên cao và thoát được ra qua ống chữ U, vào ống nghiệm chứa nước vôi trong và tác dụng với nước vôi trong hình thành CaCO3 kết tủa.

Ca(OH)2 + CO2 = CaCO3 (kết tủa trắng) + H2O

- Thí nghiệm 2: bình chứa hạt nảy mầm không tưới nước sôi hô hấp và tạo CO2 . Ngọn lửa gặp lượng lớn CO2 sẽ bị tắt do không có O2 duy trì sự cháy. Ngọn lửa vào bình chứa hạt đã tới nước sôi sẽ vẫn cháy vì hạt đã bị chết, không thể hô hấp để tạo CO2

* Kết luận:

- Quá trình nảy mầm của hạt tạo ra khí CO2 . Như vậy khi nảy mầm hạt xảy ra quá trình hô hấp.

1 - Hô hấp là quá trình ôxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp

( glucozo) của tế bào sống đến CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng ( ATP + nhiệt)

Đúng

2 -PTTQ của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + Năng lượng( ATP + Nhiệt)

Đúng

3 Vai trò của hô hấp đối với thực vật

- Năng lượng giải phóng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.

- Tạo ra nhiệt năng để duy trì thân nhiệt thụân lợi cho các phản ứng enzim.

- Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất khác trong cơ thể.

Đúng

4 Thực vật chỉ hô hấp vào ban đêm, không hô hấp vào ban ngày Sai

5 Hô hấp chỉ diễn ra vào tế bào lá cây Sai

Tại sao nói hô hấp là quá trình ô xi hóa – khử: Ô xi hoá : Glucozo mất điện tử H+; Khử: O2 nhận điện tử H+

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp thành 6 nhóm, GV giới thiệu quy tắc học tập tranh luận, hướng dẫn HS cách học tập tranh luận và rèn NLtìm

hiểu thế giới sống, nêu tình huống và tổ

chức học tập tranh luận theo nhóm. - Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, trả lời đúng hay sai vào phiếu học tập số 1

-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Định hướng, giám sát - Cá nhân đọc sgk mục I SGK bài 11. - Thảo luận nhóm thực hiện thống nhất ghi câu trả lời vào phiếu học tập.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản phẩm và cử đại diện trình bày.

- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.

- Nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV củng cố ý kiến thảo luận, bổ sung, kết luận .

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

*Kết luận :

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) sử dụng bài tập tình huống để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật – sinh học 11 THPT (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)